Bàl 58. Tổng kết chương III: Quang học

Chia sẻ bởi Bùi Nguyễn Duy Thuận | Ngày 27/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bàl 58. Tổng kết chương III: Quang học thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

TỔNG KẾT CHƯƠNG III: QUANG HỌC
BÀI 58:
TIẾT 61
TỔNG KẾT CHƯƠNG III: QUANG HỌC
I-Lý thuyết:
1)Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
Là hiện tượng ánh sáng truyền từ môi trường trong suốt này sáng môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
2)Nêu cách nhận biết TKHT và TKPK?
Dùng tay sờ vào hai TK: Nếu phần rìa mỏng hơn phần giữa=>TKHT; Nếu phần giữa mỏng hơn phần rìa=>TKPK.
Hoặc: Để cả hai TK lên 1 dòng chữ: Chữ to=>TKHT; chữ nhỏ=>TKPK.
3)Đặc điểm ảnh của vật tạo bởi TKHT?
-Vật đặt xa trước TK->ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.
- Vật đặt trong khoảng lớn tiêu cự và nhỏ hơn 2 tiêu cự ->ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.
-Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
4)Đặc điểm ảnh của vật tạo bởi TKPK?
Luôn là ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
5)Cấu tạo chính của máy ảnh? Đặc điểm ảnh trong máy ảnh?
Gồm: Vật kính và buồng tối.
Ảnh của vật tạo bởi máy ảnh là ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.
6)Nêu những điểm giống nhau giữa con mắt và máy ảnh?
Vật kính của máy ảnh và thể thuỷ tinh của mắt đều là TKHT, phim và màng lưới đóng vai trò như màng ảnh.
7/Giới hạn xa nhất và gần nhất trên khoảng nhìn rõ của mắt mỗi người gọi là những điểm gì?
Điểm cực cận và điểm cực viễn
8/Nêu hai biểu hiện thường thấy của mắt cận thị. Khắc phục tật cận thị là làm cho mắt cận có thể nhìn rõ những vật ở gần hay ở xa mắt? Kính cận là loại thấu kính gì?
Mắt cận không nhìn được các vật ở xa. Khi nhìn các vật ở gần thì người cận thị phải đươa vật đó lại gần mắt. Để khắc phục tật cận thị thì người cận thị phải đeo thấu kính phân kì sao cho có thể nhìn được các vật ở xa.
7)Kính lúp là loại thấu kính gì? Dùng để làm gì?
Kính lúp là Thấu kính hội tụ.
Dùng để quan sát các vật nhỏ.
8)Để quan sát vật qua kính lúp thì vật phải đặt ở đâu? Đặc điểm ảnh của vật qua kính lúp?
Vật phải đặt trong khoảng tiêu cự.
Ảnh quan sát được qua kính lúp là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
9)Sự vật hiện tượng nào được xem là phân tích ánh sáng trắng?
Bong bóng xà phòng, cầu vòng, ván dầu mở.
10)Thế nào là trộn các ánh sáng màu?
Trộn ánh sáng màu là chiếu đồng thời hai hay nhiều ánh sàng màu lên cùng một chổ lên tấm màng chắn màu trắng.
11/Chiếu ánh sáng đỏ vào một tờ giấy trắngta sẽ thấy tờ giấy có màu gì? Nếu thay bằng tờ giấy xanh, ta sẽ thấy tờ giấy có màu gì?
Chiếu ánh sáng đỏ vào một tờ giấy trắng ta sẽ thấy tờ giấy có màu đỏ. Nếu thay tờ giấy trắng bằng tờ giấy xanh ta sẽ thấy tờ giấy gần như có màu đen.
12/Làm thế nào để biết trong chùm sáng do một đèn ống phát ra có những ánh sáng màu nào?
Muốn biết trong chùm sáng do một đèn ống phát racó những màu nào, ta cho chùm sáng đó chiếu qua một lăng kính hay chiếu vào mặt ghi của một đĩa CD.
II-Bài tập:
1. Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của TKHT, cách thấu kính 24cm, A nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự 18cm. Hãy dựng ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ?

F
F’
O
A
B
A’
B’
2/. Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính thấu kính hội tụ có tiêu cự f=24cm, điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính khoảng d=16cm, vật sáng AB có chiều cao 1cm.
a. Ảnh của AB qua thấu kính hội tụ có đặc điểm gì?
b. Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính hội tu( không cần đúng tỉ lệ)
c. Tính khoảng cách từ ảnh đền thấu kính và chiều cao của ảnh ?
B’

B O’

A’ F A O F’

b) ∆OAB
∆OA’B’ (Do AB// A’B’)
∆F’OO’
Từ (1) và (2) ta có:
Thay (3) vào (1) có
Ta có:
Mặt khác, ta có: OO’=AB (Tính chất hình chữ nhật)
Ta có
Suy ra:
Mà ta có: F’A’ = OA’+F’O.
Nên:
Suy ra: F’O.OA’ = OA(OA’ + F’O)
24.OA’ = 16(OA’ +24) , suy ra: 24.OA’ = 16.OA’ + 384
Suy ra: 24. OA’ – 16.OA’ = 384
suy ra:
(3).
Suy ra:
Suy ra: OA. A’B’ = AB.OA’, Hay:16. A’B’ = 1. 48
2-Một người đứng cách cột điện 20 m. Cột điện cao 6m. Nếu coi khoảng cách từ thể thuỷ tinh đến màng lưới của mắt người là 2cm thì ảnh của cột điện trên màng lưới cao bao nhiêu cm?
Ta có:
=> A`B`=
=
Đáp số: A`B` = 0,6 cm
III-Bài học kinh nghiệm:
-Dựng ảnh phải vẽ đúng đường truyền các tia sáng, ký hiệu đủ các bộ phận trên hình vẽ.
-Giải bài tập quang luôn vận dụng kiến thức hình học như tam giác đồng dạng, tam giác bằng nhau.ngoài ra còn công thức đại số.
-Lưu ý vận dụng công thức tính tiêu cự đã chứng minh:



Và tỉ số đồng dạng:
*Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Tiếp tục ôn lại kiến thức cơ bản chương III: Quang học.
-Xem lại các bài học từ tiết 37->61.
-Chuẩn bị: Ôn tập thi học kỳ II.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Nguyễn Duy Thuận
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)