BAIGIANG_MANGMT_NH_30TIET

Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Toàn | Ngày 14/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: BAIGIANG_MANGMT_NH_30TIET thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

MẠNG MÁY TÍNH 1
A. MỤC ĐÍCH
Trang bị những kiến thức cơ bản về mạng máy tính
Giúp cho học viên sử dụng được mạng internet, quản trị được các phòng máy tính cục bộ LAN với hệ điều hành Windows NT.
B. SỐ TIẾT:
Lý thuyết: 30
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình mạng máy tính, Tập 1,2 NXB Giáo Dục 1998
Upgrading and Repairing Network, Press QUE, Robert Thomson, Kevil Makela

Bài 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH

1./ Khái niệm mạng máy tính
Là một hệ thống máy tính kết nối với nhau qua những giao thức truyền nào đó và cùng khai thác các tài nguyên trên hệ thống.
Hệ thống mạng thông thường gồm có: Máy tính, Card giao tiếp với đường truyền, Giao thức truyền và Hệ điều hành mạng
Hình 1: mô hình mạng máy tính
2./ Ích lợi của hệ thống mạng
Chi phí cho hệ thống máy trạm thấp
Chia sẻ tài nguyên do đó giảm chi phí các thiết bị ngoại vi
Xử lý thông tin chính xác, cập nhật đồng bộ.
Có thể truy cập ở bất kỳ vị trí nào và có khả năng giao tiếp trực tuyến với nhau.
3./ Các thành phần hệ thống mạng
3.1 Server:
+ Là một máy chủ hoặc hệ thống máy chủ: chạy hệ điều hành mạng, cung cấp các dịch vụ, quản lý điều hành trên hệ thống.
+ Máy server có thể chứa tài nguyên như ổ đĩa, máy in, đường truyền ra các mạng lân cận hoặc internet.
+ Máy server thông thường là các hệ máy chuyên dụng có cấu hình mạnh và độ an toàn cao. .
Client (trạm)
+ Là các máy tính thông thường chạy các chương trình Client kết nối với hệ thống máy chủ qua đường cáp truyền, khai thác, trao đổi thông tin, tài nguyên dùng chung.
VD: Windows 95 - 98 - Win Nt Workstation, Linux
Hệ điều hành mạng
Là các chương trình chuyên dụng cài đặt trên các hệ mạng cho phép người sử dụng: đăng nhập, quản lý, chia sẻ tài nguyên cho các client và server khác nhau trên mạng.
Hiện nay có rất nhiều hệ điều hành mạng trên thế giới nhưng phổ biến là các hệ: Unix, Linux, Windows NT, Novell Netware…
Giao thức truyền
+ Trên nhiều hệ điều hành mạng khác nhau nhưng có thể giao tiếp với nhau, trao đổi thông tin cho nhau được là nhờ hệ thống mạng có những phương thức truyền chuẩn và bất kỳ hệ thống nào đều dùng đến.
+ Giao thức truyền (protocol): thường được sử dụng trên các hệ thống mạng là:
TCP/IP, IPX/SPX, NETBUI,
Dữ liệu dùng chung
+ Đây là toàn bộ tài nguyên của hệ thống được phân cấp sử dụng theo các quyền hạn khác nhau của người sử dụng trên mạng
+Dữ liệu này được đặt trên toàn hệ thống mạng, do một hoặc nhiều máy chủ quản lý.
Các thiết bị ngoại vi dùng chung
+ Đây cũng là các ưu điểm của hệ thống mạng , cho phép user dùng chung các thiết bị phần cứng trên các máy khác nhau của hệ thống mạng.

Bài 2 SỬ DỤNG MÁY IN, DỮ LIỆU TRÊN MẠNG
1. Cài đặt máy in (Start-Settings-Printers)

-Xóa một máy in (Delete)

-Vào thuộc tính của máy in 1. 1. Cài máy in cục bộ: chọn Add Printer-Next

-Chọn Local printer (chọn máy in cục bộ, trong trường hợp có máy in)

-Chọn hãng sản xuất (Manufactures) và kiểu máy in (Printers) - Next


-Có hay không giữa lại Driver cũ hay chấp nhận thay thế? – chọn Next

-Chọn cổng xuất (thường là Port LPT1) – chọn Next

-Chọn tên nhãn của máy in và có hay không lấy máy in này là mặc nhiên (Default) – chọn Next

-Có hay không in thử một trang giấy? – chọn Finish



1. 2. Cài máy in qua mạng: chọn Add Printer-Next
-Các bước đầu cũng tương tự như Máy in cục bộ.

-Chọn Browse và chọn Computer name có máy in đã Share 
 -Các bước sau tương tự như cài đặt máy in cục bộ
1. 3. Chia sẽ máy in:




2. Chia sẻ dữ liệu

-Các Computer name trong cùng một nhóm
-Có thể truy cập các Computer nam khác ở các nhóm khác: chọn Entire Network
-Truy cập vào Computer name: CDWRITE, với các Folder, máy in đã được chia sẽ (Share).
-Chọn Folder để thực hiện các thao tác (copy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Toàn
Dung lượng: 798,26KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)