Bài viết số 7 đề 1

Chia sẻ bởi lê võ hoàng anh | Ngày 12/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: bài viết số 7 đề 1 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Đề 1: Phân tích những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh khi tiết trời sang thu

Nhà thơ Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, Hữu Thỉnh đã phát hiện ra những biến chuyển rất nhẹ nhàng của đất trời khi mùa thu đến mà nếu như với những bộn bề công việc, người ta rất khó có thể nhận ra. Với bài thơ “Sang thu” (1977), Hữu Thỉnh đã góp vào nền thơ hiện đại Việt Nam một bức tranh thu với những mới mẻ, sáng tạo, đầy ắp hơi thở của sự sống.
Bài thơ là một chuyển động rất tinh vi của cuộc sống khi hạ dần qua và thu đang đến. Trong biết bao nhiêu hương vị thân thuộc của làng quê, Hữu Thỉnh giật mình thảng thốt khi nhận ra cái làn hương ngây ngất ngọt ngào của trái ổi đầu mùa:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Chỉ có hương ổi làm nhà thơ chợt xao lòng. Hương ổi thân thương qua như chính là mùi vị của làng quê nơi đồng bằng bắc Bộ yêu thương hương ổi là tín hiệu đặc trưng của mùa thu.
Không chỉ cảm nhận mùa thu bằng khứu giác, xúc giác mà nhà thơ còn cảm nhận
màn sương thu trong phút giao mùa. Màn sương hình như cũng muốn tận hưởng trọn vẹn
khoảnh khắc vào thu nên chùng chình chưa muốn dời chân:
 "Sương chùng chình qua ngõ
  Hình như thu đã về"
Từ láy tượng hình "chùng chình" gợi cảm giác về sự lưu luyến ngập ngừng, làm ta
như thấy một sự dùng dằng, gợi cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả, yên bình.
"Chùng chình" là sự ngắt quãng nhịp nhàng, chuyển động chầm chậm hay cũng chinh là
sự rung động trong tâm hồn nhà thơ? " Hình như thu đã về" diễn tả tâm trạng của tác giả khi phát hiện sự hiện hữu của mùa thu. Sự góp mặt của màn sương buổi sáng cùng với hương ổi đã khiến cho nhà thơ giật mình thảng thốt. Không phải là những hình ảnh đã trở nên ước lệ nữa mà là chi tiết thật mới mẻ, bất ngờ. Có lẽ với Hữu Thỉnh, làn hương ổi rất quen với người Việt Nam, mà rất lạ với thơ được tác giả đưa vào một cách hết sức tự nhiên. Sau đó, nhà thơ lại tiếp tục quan sát:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Nếu như khổ thơ thứ nhất là cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng khi nhận ra thu đang về với đất trời thì đến khổ thơ thứ  hai, nhà thơ đã nhìn rộng hơn trong việc quan sát cảnh vật thiên nhiên. Từ khung cảnh chật hẹp nơi làng quê, nhà thơ đã dần hé mở thêm cho không gian cả chiều cao, chiều rộng, lẫn chiều sâu. Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên đất trời lúc sang thu. Dòng sông không còn cuôn cuộn dữ dội như những ngày mưa lũ mùa hạ mà trôi một cách dềnh dàng, thanh thản. Mọi chuyển động dường như có phần chậm lại, chỉ riêng loài chim là bắt đầu vội vã. Sự vội vã ấy cungxlaf sự vội vã trong tâm hồn Hữu Thỉnh, muốn được mở rộng lòng mình đón nhận sự chuyển mùa. Từ đó điểm nhìn của nhà thơ nâng dần lên:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Đám mây mùa hạ là hình ảnh độc đáo, thể hiện trí liên tưởng phong phú của tác giả. Dường như đám mây mùa thu còn vương nắng hạ nên nhà thơ mới có liên tưởng sáng tạo đến thế. Trong khoảnh khắc giao mùa, đám mây trên bầu trời cao đã trở thành ranh giới giữa mùa hạ với mùa thu. Từ “vắt ” mang hiệu quả diễn đạt rất lớn. Nó làm cho đám mây kia có khả năng nối liền giửa hai mùa thiên nhiên hay nói đúng hơn là mùa hạ và mùa thu đang chênh vênh giữa một đám mây. Từ cái giây phút giao mùa vô hình trừu tượng, tác giả đã biến thành sự vật hữu hình cụ thể để người đọc cảm  nhận rõ hơn về tín hiệu của mùa thu. Mỗi khổ thơ là một sự chuyển biến rất rõ của không gian. Bài thơ có tên Sang thu mà ta vẫn thấy phảng phất dấu hiệu mùa hè.
Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi
Nắng cuối hạ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: lê võ hoàng anh
Dung lượng: 30,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)