Bài Viết số 7
Chia sẻ bởi Đào Thanh Long |
Ngày 11/10/2018 |
58
Chia sẻ tài liệu: Bài Viết số 7 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước
Mở bài Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác đã viết thư cho các cháu học sinh, trong đó có câu: " Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em." Thân bài - Giải thích câu nói: + Dùng những hình ảnh đẹp đẽ, Bác đã cho ta hiểu "công học tập" của học sinh hôm nay sẽ ảnh hưởng đến tương lai đất nước. + Bác khẳng định vai trò của tuổi trẻ với tương lai dân tộc, việc học tập của học sinh là quan trọng với đất nước. + Như vậy: Bác động viên các cháu học tập tốt. - Vì sao việc học tập của thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước ? + Thanh niên học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ, xây dựng đất nước sau này. + Vốn tri thức được học và nếp đạo đức được nhà trường giáo dục là quan trọng, cơ bản để tiếp tục học cao, học rộng, đem ra thực hành trong cuộc sống khi trưởng thành. + Một thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức hôm nay hứa hẹn có một lớp công dân tốt trong tương lai gần. Do đó, việc học hôm nay là rất cần thiết. + Thế giới không ngừng phát triển, muốn "sánh vai các cường quốc thì đất nước phải phát triển về khoa học kĩ thuật, văn minh - điều đó do con người quyết định mà nguồn gốc sâu xa là từ việc học tập, tu dưỡng thời trẻ. - Việc học tập của tuổi trẻ tác động đến tương lai đất nước như thế nào ? + Ngày xưa: những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,... từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện rèn, trưởng thành lập những chiến công làm rạng danh đất nước. + Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Các nhà khoa học xã hội có nhiều đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực như nhà bác học Lương Định Của, tiến sĩ Tạ Quang Bửu, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, ... Kết bài Làm thế nào để thực hiện lời dạy của Bác ? - Mỗi học sinh phải hiểu lời Bác, chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức. - Nhà trường phải đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ về tài, đức.
Đề 2: Văn học và tình thương
1. Mở bài: Văn học là nghệ thuật sáng tạo mà nhà thơ nhà văn dùng ngôn từ của mình để diễn đạt và thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm. Một đặc điểm chung mà bất kì tác phẩm nào cũng có chính là văn học luôn gắn với tình thương. 2. Thân bài: a) Tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc: Có nhiều tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương đất nước và tinh thần tự hào dân tộc rất cao của tác giả cũng như của chính đọc giả. Đó là tình cảm mà mỗi người khi sinh ra đều có được. D/c: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Từ ấy (Tố Hữu), Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Làng (Kim Lân), Quê hương (Tế Hanh)... b) Tình cảm gia đình: Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên trong mái ấm gia đình đều cảm nhận được tình yêu mà mọi người dành cho mình cũng như của mình với mọi người trong gia đình. Một thứ tình cảm mà chỉ có máu mủ ruột rà mới hiểu được. Ngoài ra tình cảm vợ chồng cũng là thứ tình cảm rất gắn bó. D/c: Nói với con (Y Phương), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi), Vợ nhặt (Kim Lân), Con cò (Chế Lan Viên) c)Tình nhân ái giữa con người với con người: Con người khác con vật ở chỗ biết tư duy, suy nghĩ và yêu thương nhau. Dù có khác biệt nhau về màu da, chủng tộc hay không cùng ngôn ngữ, không cùng gia đình, dòng họ nhưng đã là người thì phải sống yêu thương, chan hòa, một tình yêu không bó gọn trong phạm vi nhất định mà nó mở rộng ra toàn nhân loại, yêu tất cả con người. Ngoài ra còn có sự thương xót của tác giả với từng số phận, từng nhân vật, là tiếng kêu thống thiết cho những con người đáng được thương cảm. D/c: Chí phèo (Nam Cao), Lão Hạc (Nam Cao), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Đời thừa (Nam Cao)...
Mở bài Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác đã viết thư cho các cháu học sinh, trong đó có câu: " Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em." Thân bài - Giải thích câu nói: + Dùng những hình ảnh đẹp đẽ, Bác đã cho ta hiểu "công học tập" của học sinh hôm nay sẽ ảnh hưởng đến tương lai đất nước. + Bác khẳng định vai trò của tuổi trẻ với tương lai dân tộc, việc học tập của học sinh là quan trọng với đất nước. + Như vậy: Bác động viên các cháu học tập tốt. - Vì sao việc học tập của thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước ? + Thanh niên học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ, xây dựng đất nước sau này. + Vốn tri thức được học và nếp đạo đức được nhà trường giáo dục là quan trọng, cơ bản để tiếp tục học cao, học rộng, đem ra thực hành trong cuộc sống khi trưởng thành. + Một thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức hôm nay hứa hẹn có một lớp công dân tốt trong tương lai gần. Do đó, việc học hôm nay là rất cần thiết. + Thế giới không ngừng phát triển, muốn "sánh vai các cường quốc thì đất nước phải phát triển về khoa học kĩ thuật, văn minh - điều đó do con người quyết định mà nguồn gốc sâu xa là từ việc học tập, tu dưỡng thời trẻ. - Việc học tập của tuổi trẻ tác động đến tương lai đất nước như thế nào ? + Ngày xưa: những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,... từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện rèn, trưởng thành lập những chiến công làm rạng danh đất nước. + Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Các nhà khoa học xã hội có nhiều đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực như nhà bác học Lương Định Của, tiến sĩ Tạ Quang Bửu, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, ... Kết bài Làm thế nào để thực hiện lời dạy của Bác ? - Mỗi học sinh phải hiểu lời Bác, chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức. - Nhà trường phải đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ về tài, đức.
Đề 2: Văn học và tình thương
1. Mở bài: Văn học là nghệ thuật sáng tạo mà nhà thơ nhà văn dùng ngôn từ của mình để diễn đạt và thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm. Một đặc điểm chung mà bất kì tác phẩm nào cũng có chính là văn học luôn gắn với tình thương. 2. Thân bài: a) Tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc: Có nhiều tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương đất nước và tinh thần tự hào dân tộc rất cao của tác giả cũng như của chính đọc giả. Đó là tình cảm mà mỗi người khi sinh ra đều có được. D/c: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Từ ấy (Tố Hữu), Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Làng (Kim Lân), Quê hương (Tế Hanh)... b) Tình cảm gia đình: Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên trong mái ấm gia đình đều cảm nhận được tình yêu mà mọi người dành cho mình cũng như của mình với mọi người trong gia đình. Một thứ tình cảm mà chỉ có máu mủ ruột rà mới hiểu được. Ngoài ra tình cảm vợ chồng cũng là thứ tình cảm rất gắn bó. D/c: Nói với con (Y Phương), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi), Vợ nhặt (Kim Lân), Con cò (Chế Lan Viên) c)Tình nhân ái giữa con người với con người: Con người khác con vật ở chỗ biết tư duy, suy nghĩ và yêu thương nhau. Dù có khác biệt nhau về màu da, chủng tộc hay không cùng ngôn ngữ, không cùng gia đình, dòng họ nhưng đã là người thì phải sống yêu thương, chan hòa, một tình yêu không bó gọn trong phạm vi nhất định mà nó mở rộng ra toàn nhân loại, yêu tất cả con người. Ngoài ra còn có sự thương xót của tác giả với từng số phận, từng nhân vật, là tiếng kêu thống thiết cho những con người đáng được thương cảm. D/c: Chí phèo (Nam Cao), Lão Hạc (Nam Cao), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Đời thừa (Nam Cao)...
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Thanh Long
Dung lượng: 48,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)