Bài viết số 5 ngữ văn 8
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Hiền |
Ngày 11/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: bài viết số 5 ngữ văn 8 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Đề: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam
Bài làm:
Tò he, nếu ai chưa một lần được nghe và nhìn thấy chắc chắn không khỏi thắc mắc “Tò he là gì?”. Tò he là một đồ chơi rất dân dã, thô sơ, mộc mạc làm bằng thủ công nhưng lại rất sinh động, bắt mắt bởi hình dáng và màu sắc.
Xưa, Tò he là sản phẩm mang nhiều ý nghĩa: chơi, ăn, cúng, lễ…Cái tên “Tò he” cũng tồn tại trong dân gian từ khá lâu, và người làm nghề có ở nhiều nơi, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là làng Xuân La (xã Phượng Dực, Phú Xuyên- Hà Tây). Người dân xã Xuân La có câu ca: “Thứ nhất bánh đa, thứ nhì bánh cuốn, thứ 3 chim cò” để chỉ những nghề phụ của địa phương. “Chim cò” ở đây chính là nghề nặn Tò he. Tuy không phải nghề bí truyền nhưng hiện nay chỉ người dân Xuân La mới biết làm thứ đồ chơi này. Người đầu tiên đưa nghề nặn Tò he về làng là ông Vũ Văn Sai. Là người hay đi đây đó, khi sang Trung Quốc thấy những đồ chơi này hấp dẫn trẻ em, ông đã học về làm rồi truyền cho người dân trong làng. Ban đầu, người ta gọi là nghề chim cò vì trước đây đa phần người trong làng chỉ nặn những con chim, con cò để bán, sau gọi là nghề nặn chiến sĩ vì lúc đó người ta chỉ nặn những anh bộ đội, chị dân công. Về sau, người làng có sáng kiến gắn thêm những chiếc kèn vào đó để thu hút sự chú ý của trẻ em. Từ đó, nó mới có tên gọi là Tò he”.
Để nặn một tác phẩm tò he, công việc đầu tiên là phải chuẩn bị chất liệu gồm: bột gạo chín pha màu phẩm. Bột gạo được pha theo tỷ lệ 1 kg gạo tẻ với 1 lạng gạo nếp, trộn đều ngâm nước cho bở rồi đem giã hoặc xay thành bột, sau đó đem luộc hoặc đồ chín rồi bỏ ra thấu nhanh tay cho quyện, dẻo. Nếu vào những mùa nóng hoặc trời hanh khô, phải cho bột nếp nhiều hơn mới giữ được độ dẻo lâu. Khi bột đã thấu, mới cho tiếp các phẩm màu vào. Ngoài các màu chính như đỏ, vàng, xanh, đen, nếu cần những màu trung gian như hồng, ghi, cam… thì pha chế từ các màu cơ bản trên, rồi trộn vào bột. Màu sắc của bột làm tò he trước đây được chế từ những màu thực vật của cây cỏ, hoa lá trong thiên nhiên, nên có thể ăn được. Màu đen đốt ở rơm ra. Màu vàng chế từ hoa hòe, hoặc củ nghệ già. Màu đỏ lấy từ thân cây gỗ vang, hoặc chiết suất từ hoa hiên, quả dành dành… Màu xanh chàm lấy từ là chàm. Tất cả những màu trên, sau khi chiết suất, được pha thêm ít bột, rồi cho lên bếp quấy từ từ cho chín tới, vừa để diệt khuẩn, vừa giữ độ bền màu. Ngoài bột là vật liệu chính ra, người làm tò he còn phải chuẩn bị thêm một số phụ trợ khác như vòng nứa (nếu làm “bánh vòng”), que tre (nếu làm chim cò hoặc chiến sĩ) để làm đài hoặc làm cốt.
Đồ nghề để tạo tác cũng rất đơn giản gồm: một con dao bài con, một chiếc lược chải tóc và một miếng sáp ong.Khi nặn đôi tay linh hoạt và khéo léo… Để tạo vân xoắn, bột màu được vê thành sợi nhỏ, quấn sát vào nhau theo chiều từ trong ra ngoài của lòng bàn tay. Các kỹ thuật ngắt bột, vê, dán phải chính xác thì sản phẩm mới sắc nét, có hồn Ngày nay việc làm tò he đơn giản hơn. Thay vì giã bột, người ta dùng máy xay cho nhuyễn sau đó để khô rồi đem luộc. Khi luộc chín, họ để nguội rồi đem nhuộm màu. Người ta cũng dùng các loại màu công nghiệp để làm cho tiện, màu sắc cũng phong phú hơn. Người nặn tò he hiện nay cũng kiêm luôn nghề bán hàng. Họ không nặn sẵn tò he mà đi tới đâu nặn tới đó theo yêu cầu của khách hàng. Giá của mỗi con tò he cũng dao động từ 2.000-5.000 đồng.
Tò he cụ bán mấy đồng, con mua một chiếc cho chồng con chơi. Chồng con đánh hỏng thì thôi, con mua chiếc khác con chơi một mình.
Người ta yêu Tò he ở cái mộc mạc, đậm tính dân tộc của tò he, ở tính thủ công từ những đôi tay khéo léo.
Ngày nay, sở dĩ Tò he chưa được quảng bá rộng rãi ra nước ngoài là vì nhựơc điểm của chất liệu tạo ra chúng: bột gạo rất rẻ và dẻo khi nặn nhưng lại không để được lâu, dễ bị mốc và khô, nứt. Mỗi sản
Bài làm:
Tò he, nếu ai chưa một lần được nghe và nhìn thấy chắc chắn không khỏi thắc mắc “Tò he là gì?”. Tò he là một đồ chơi rất dân dã, thô sơ, mộc mạc làm bằng thủ công nhưng lại rất sinh động, bắt mắt bởi hình dáng và màu sắc.
Xưa, Tò he là sản phẩm mang nhiều ý nghĩa: chơi, ăn, cúng, lễ…Cái tên “Tò he” cũng tồn tại trong dân gian từ khá lâu, và người làm nghề có ở nhiều nơi, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là làng Xuân La (xã Phượng Dực, Phú Xuyên- Hà Tây). Người dân xã Xuân La có câu ca: “Thứ nhất bánh đa, thứ nhì bánh cuốn, thứ 3 chim cò” để chỉ những nghề phụ của địa phương. “Chim cò” ở đây chính là nghề nặn Tò he. Tuy không phải nghề bí truyền nhưng hiện nay chỉ người dân Xuân La mới biết làm thứ đồ chơi này. Người đầu tiên đưa nghề nặn Tò he về làng là ông Vũ Văn Sai. Là người hay đi đây đó, khi sang Trung Quốc thấy những đồ chơi này hấp dẫn trẻ em, ông đã học về làm rồi truyền cho người dân trong làng. Ban đầu, người ta gọi là nghề chim cò vì trước đây đa phần người trong làng chỉ nặn những con chim, con cò để bán, sau gọi là nghề nặn chiến sĩ vì lúc đó người ta chỉ nặn những anh bộ đội, chị dân công. Về sau, người làng có sáng kiến gắn thêm những chiếc kèn vào đó để thu hút sự chú ý của trẻ em. Từ đó, nó mới có tên gọi là Tò he”.
Để nặn một tác phẩm tò he, công việc đầu tiên là phải chuẩn bị chất liệu gồm: bột gạo chín pha màu phẩm. Bột gạo được pha theo tỷ lệ 1 kg gạo tẻ với 1 lạng gạo nếp, trộn đều ngâm nước cho bở rồi đem giã hoặc xay thành bột, sau đó đem luộc hoặc đồ chín rồi bỏ ra thấu nhanh tay cho quyện, dẻo. Nếu vào những mùa nóng hoặc trời hanh khô, phải cho bột nếp nhiều hơn mới giữ được độ dẻo lâu. Khi bột đã thấu, mới cho tiếp các phẩm màu vào. Ngoài các màu chính như đỏ, vàng, xanh, đen, nếu cần những màu trung gian như hồng, ghi, cam… thì pha chế từ các màu cơ bản trên, rồi trộn vào bột. Màu sắc của bột làm tò he trước đây được chế từ những màu thực vật của cây cỏ, hoa lá trong thiên nhiên, nên có thể ăn được. Màu đen đốt ở rơm ra. Màu vàng chế từ hoa hòe, hoặc củ nghệ già. Màu đỏ lấy từ thân cây gỗ vang, hoặc chiết suất từ hoa hiên, quả dành dành… Màu xanh chàm lấy từ là chàm. Tất cả những màu trên, sau khi chiết suất, được pha thêm ít bột, rồi cho lên bếp quấy từ từ cho chín tới, vừa để diệt khuẩn, vừa giữ độ bền màu. Ngoài bột là vật liệu chính ra, người làm tò he còn phải chuẩn bị thêm một số phụ trợ khác như vòng nứa (nếu làm “bánh vòng”), que tre (nếu làm chim cò hoặc chiến sĩ) để làm đài hoặc làm cốt.
Đồ nghề để tạo tác cũng rất đơn giản gồm: một con dao bài con, một chiếc lược chải tóc và một miếng sáp ong.Khi nặn đôi tay linh hoạt và khéo léo… Để tạo vân xoắn, bột màu được vê thành sợi nhỏ, quấn sát vào nhau theo chiều từ trong ra ngoài của lòng bàn tay. Các kỹ thuật ngắt bột, vê, dán phải chính xác thì sản phẩm mới sắc nét, có hồn Ngày nay việc làm tò he đơn giản hơn. Thay vì giã bột, người ta dùng máy xay cho nhuyễn sau đó để khô rồi đem luộc. Khi luộc chín, họ để nguội rồi đem nhuộm màu. Người ta cũng dùng các loại màu công nghiệp để làm cho tiện, màu sắc cũng phong phú hơn. Người nặn tò he hiện nay cũng kiêm luôn nghề bán hàng. Họ không nặn sẵn tò he mà đi tới đâu nặn tới đó theo yêu cầu của khách hàng. Giá của mỗi con tò he cũng dao động từ 2.000-5.000 đồng.
Tò he cụ bán mấy đồng, con mua một chiếc cho chồng con chơi. Chồng con đánh hỏng thì thôi, con mua chiếc khác con chơi một mình.
Người ta yêu Tò he ở cái mộc mạc, đậm tính dân tộc của tò he, ở tính thủ công từ những đôi tay khéo léo.
Ngày nay, sở dĩ Tò he chưa được quảng bá rộng rãi ra nước ngoài là vì nhựơc điểm của chất liệu tạo ra chúng: bột gạo rất rẻ và dẻo khi nặn nhưng lại không để được lâu, dễ bị mốc và khô, nứt. Mỗi sản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Hiền
Dung lượng: 19,32KB|
Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)