Bài viết số 5

Chia sẻ bởi Hoàng Bảo Phúc | Ngày 12/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: bài viết số 5 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Soạn: 16/1/2016 Tiết 104, 105
Giảng

VIẾT BÀI SỐ 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn nghị luận xã hội .
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trình bày một văn bản nghị luận xã hội.
-Trình bày tỏ thái độ trước sự việc, hiện tượng đời sống, khẳng định giá trị bản thân, định hướng cho hành động, lối sống đúng đắn.
3.Thái độ: Rèn cho các em tính trung thực trong quá trình viết bài

B. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
Hình thức: tự luận
Thời gian: 90
C. MA TRẬN ĐỀ:

Tên chủ đề
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
 Cộng




 Cấp thấp
 Cấp cao


Chủ đề :
Văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống
Nhận biết nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
-Hiểu được tác dụng của nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Tạo lập văn bản nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống


Số câu
Số điểm tỉ lệ
Số câu : 1
Số điểm : 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu : 1
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ:25%

Số câu 1
Số điểm 7
Tỉ lệ: 70 %
Số câu 3
Số điểm 10
Tỉ lệ:100%


D. BIÊN SOẠN ĐỀ BÀI:
Câu 1 ( 2 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Facebook có thật sự đưa mọi người đến gần nhau hơn? Phần lớn sẽ nghĩ là có. Nhờ facebook, ta luôn biết được thông tin của người thân cách xa cả nửa vòng trái đất. Đi đâu, vẫn có cảm giác như ở bên cạnh. Nhưng cũng nhờ cảm giác “luôn ở cạnh” như vậy mà ít người còn có nhu cầu phải gặp nhau nữa. Xin nhắc lại rằng, facebook chỉ giúp “khoe” các kỷ niệm, chứ không thể tự tạo ra kỷ niệm. Thế giới ảo vẫn là thế giới ảo. Bạn có thể khoe cảnh uống bia, nhưng không thể uống bia trên facebook. Sống quá lâu trên thế giới ảo cũng đồng nghĩa với việc sống trong thế giới thực ít đi. Càng ít gặp bạn bè, cũng đồng nghĩa với việc có càng ít các kỷ niệm. Có những người mà nhà chỉ cách vài trăm mét, nhưng cả năm không gặp được một lần. Sau nỗi vui mừng vì tìm thấy nhau trên facebook, người ta cũng không còn nhu cầu phải gặp trực tiếp nữa. Nếu cứ thế này, có thể phải đến khi sắp không thể gặp được nữa, người ta mới đến nhìn mặt nhau lần cuối. Facebook đang giúp những người ở xa có cảm giác như được ở gần nhau, nhưng cũng có thể làm những người gần nhau như cách xa hàng ngàn km.
Theo Trần Công Hưng- Thể thao & Văn hóa
a. Đoạn trích trên sử dụng phép lập luận gì?
b. Xác định luận điểm trong đoạn văn trên?
Câu 2.( 8 điểm): Suy nghĩ của em về bệnh vô cảm trong xã hội ngày nay
E. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM:
CÂU
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM

Câu 1:

a. Phép lập luận phân tích
Phép lập luận tổng hợp
b. Luận điểm: Facebook có thể giúp con người dễ gần nhau nhưng cũng có thể làm họ xa nhau hơn ( Tính hai mặt của Facebook)
Mức độ đạt:
* Mức tối đa: trả lời đúng được 2 điểm.
* Mức chưa tối đa: Trả lời không đầy đủ, đúng ý nào tính điểm ý đó.
* Mức không đạt: Trả lời không chính xác ý trên hoặc không trả lời được.

 0,5 đ
0,5 đ
1 đ

Câu 2

 Nội dung:
1.Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: bệnh vô cảm.
2. Thân bài:
a. Giải thích Thế nào là bệnh vô cảm ?
+Vô cảm: không có tình cảm, không cảm xúc, thờ ơ, lạnh lùng.
+”Bệnh vô cảm”: người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng,thờ ơ, trước tất cả những gì đang diễn ra trong cuộc sống
b. Biểu hiện của bệnh vô cảm:
+Không xúc động, lạnh lùng, thờ ơ, làm ngơ trước những nỗi bất hạnh, không
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Bảo Phúc
Dung lượng: 59,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)