Bai van hay ne
Chia sẻ bởi Hà Thị Cẩm Duyên |
Ngày 12/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: bai van hay ne thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÂN TÍCH BÀI THƠ "ĐỒNG CHÍ" CỦA CHÍNH HỮU
Bài làm
Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông sáng tác không nhiều và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Với một phong cách thơ bình dị, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, nhưng bài thơ của Chính Hữu đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc lắng đọng. Trong đó, bài thơ "Đồng chí" có thể được xem là tác phẩm thành công nhất của Chính Hữu. Bài thơ đã khắc họa được chân dung của anh bộ đội cụ Hồ trong thời chống Pháp.
Những câu thơ đầu giới thiệu về quê hương, xuất thân của những người lính:
"Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo, đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi, đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau"
"Nước mặn đồng chua" gợi lên một vùng quê chim trũng ngập mặn, nơi "Đất cày lên sỏi đá" chỉ có thể là vùng trung du đồi núi bạt ngàn, nơi mà mỗi nhác cuốc đều chạm vào đá sỏi. Hai người từ hai miền quê khác, phong tục tập quán và cả khẩu âm cũng khác, nhưng giữa họ vẫn có một điểm chung tạo nên một sự đồng cảm: họ đều xuất thân trong nghèo khó, ở những miền quê lam lũ mà cái đói nghèo truyền từ đời này sang đời khác. Cũng từ đó, họ cùng đứng lên làm cách mạng, cùng cầm vũ khí chiến đấu với mong muốn có được một tương lai tốt đẹp hơn. Và, sự đồng cảm về giai cấp đã giúp những người chiến sĩ ấy không hẹn mà quen nhau. Bốn câu thơ được xây dựng theo hình thức sóng đôi đã diễn tả rất thành công sự hài hòa, đồng cảm sâu sắc giữa những người chiến sĩ. Tuy nhiên, để trở thành đồng chí, những người chiến sĩ còn phải trải qua một quá trình chiến đấu gian khổ, trải qua những giờ phút chia ngọt sẻ bùi với nhau:
"Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ"
Những người chiến sĩ ấy luôn sát cánh cùng nhau vượt qua những gian khổ, mất mát của đời lính. Từ đó, họ thân trở thành một đôi tri kỷ. Những lúc dừng chân sau một cuộc hành quân dài vất vả, súng tựa súng, đôi mái đầu xanh cùng tựa trên chiếc balo. Những đêm rét trời, những người lính cùng đắp chung một chiếc chăn đơn. Đây là một chi tiết vừa thực vừa lãng mạn. Tình cảm đồng đội đồng chí giờ đây trở nên thắm thiết thân thương như tình anh em ruột thịt. Khi chiếc chăn được đắp lại cũng là lúc tình người được mở ra. Trong giờ phút ấy, tình cảm giữa người và người rực sáng như một ngọn lửa thiêng liêng sưởi ấm trái tim, tâm hồn của những người lính. họ tâm sự với nhau về niềm vui, nỗi buồn, về quê hương, gia đình và nỗi nhớ nhà da diết. Những người chiến sĩ hiểu nhau hơn, gắn bó với nhau hơn. Tình tri kỷ được nâng lên thành tình đồng đội thiêng liêng, gắn bó.
Không phải ngẫu nhiên mà từ "Đồng chí" được tách riêng thành một câu thơ. Có thể nói, đây là nút thắt của bài thơ, vừa có ý nghĩa đúc kết nội dung của những dòng thơ trên, vừa gợi mở nội dung cho những câu thơ kế tiếp.
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"
Từ "mặc kệ" trong câu thơ diễn tả chân thực tính cách của những người nông dân, đó là một cách nói mộc mạc dân dã của những con người chân chất quyết tâm ra đi chiến đấu. Những người lính nhớ về quê hương được hoán dụ qua hình ảnh "giếng nước gốc đa", hay hình ảnh ấy chính là hình ảnh của những người thân đang dõi mắt trông theo người ra trận? Ở chiến trường, những người chiến sĩ vẫn nhớ về giếng nước, gốc đa, mái đình, về lũy tre xanh, về dòng sông thơ mộng, về tất cả những gì thân thương nhất của quê hương một cách da diết. Chia sẻ với nhau về nỗi nhớ quê hương, về nỗi nhớ người thân đã giúp những người lính hiểu nhau hơn, cảm thông với nhau hơn. Chính tình yêu nhớ làng quê đã thôi thúc mọi người chiến đấu và chiến thắng.
Từ giã cuộc sống đói nghèo ở làng quê, những người chiến sĩ bước vào cuộc chiến đấu đầy khổ đau, gian khó:
"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"
Bằng bút pháp liệt kê hình ảnh đối xứng, tác giả đã
Bài làm
Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông sáng tác không nhiều và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Với một phong cách thơ bình dị, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, nhưng bài thơ của Chính Hữu đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc lắng đọng. Trong đó, bài thơ "Đồng chí" có thể được xem là tác phẩm thành công nhất của Chính Hữu. Bài thơ đã khắc họa được chân dung của anh bộ đội cụ Hồ trong thời chống Pháp.
Những câu thơ đầu giới thiệu về quê hương, xuất thân của những người lính:
"Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo, đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi, đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau"
"Nước mặn đồng chua" gợi lên một vùng quê chim trũng ngập mặn, nơi "Đất cày lên sỏi đá" chỉ có thể là vùng trung du đồi núi bạt ngàn, nơi mà mỗi nhác cuốc đều chạm vào đá sỏi. Hai người từ hai miền quê khác, phong tục tập quán và cả khẩu âm cũng khác, nhưng giữa họ vẫn có một điểm chung tạo nên một sự đồng cảm: họ đều xuất thân trong nghèo khó, ở những miền quê lam lũ mà cái đói nghèo truyền từ đời này sang đời khác. Cũng từ đó, họ cùng đứng lên làm cách mạng, cùng cầm vũ khí chiến đấu với mong muốn có được một tương lai tốt đẹp hơn. Và, sự đồng cảm về giai cấp đã giúp những người chiến sĩ ấy không hẹn mà quen nhau. Bốn câu thơ được xây dựng theo hình thức sóng đôi đã diễn tả rất thành công sự hài hòa, đồng cảm sâu sắc giữa những người chiến sĩ. Tuy nhiên, để trở thành đồng chí, những người chiến sĩ còn phải trải qua một quá trình chiến đấu gian khổ, trải qua những giờ phút chia ngọt sẻ bùi với nhau:
"Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ"
Những người chiến sĩ ấy luôn sát cánh cùng nhau vượt qua những gian khổ, mất mát của đời lính. Từ đó, họ thân trở thành một đôi tri kỷ. Những lúc dừng chân sau một cuộc hành quân dài vất vả, súng tựa súng, đôi mái đầu xanh cùng tựa trên chiếc balo. Những đêm rét trời, những người lính cùng đắp chung một chiếc chăn đơn. Đây là một chi tiết vừa thực vừa lãng mạn. Tình cảm đồng đội đồng chí giờ đây trở nên thắm thiết thân thương như tình anh em ruột thịt. Khi chiếc chăn được đắp lại cũng là lúc tình người được mở ra. Trong giờ phút ấy, tình cảm giữa người và người rực sáng như một ngọn lửa thiêng liêng sưởi ấm trái tim, tâm hồn của những người lính. họ tâm sự với nhau về niềm vui, nỗi buồn, về quê hương, gia đình và nỗi nhớ nhà da diết. Những người chiến sĩ hiểu nhau hơn, gắn bó với nhau hơn. Tình tri kỷ được nâng lên thành tình đồng đội thiêng liêng, gắn bó.
Không phải ngẫu nhiên mà từ "Đồng chí" được tách riêng thành một câu thơ. Có thể nói, đây là nút thắt của bài thơ, vừa có ý nghĩa đúc kết nội dung của những dòng thơ trên, vừa gợi mở nội dung cho những câu thơ kế tiếp.
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"
Từ "mặc kệ" trong câu thơ diễn tả chân thực tính cách của những người nông dân, đó là một cách nói mộc mạc dân dã của những con người chân chất quyết tâm ra đi chiến đấu. Những người lính nhớ về quê hương được hoán dụ qua hình ảnh "giếng nước gốc đa", hay hình ảnh ấy chính là hình ảnh của những người thân đang dõi mắt trông theo người ra trận? Ở chiến trường, những người chiến sĩ vẫn nhớ về giếng nước, gốc đa, mái đình, về lũy tre xanh, về dòng sông thơ mộng, về tất cả những gì thân thương nhất của quê hương một cách da diết. Chia sẻ với nhau về nỗi nhớ quê hương, về nỗi nhớ người thân đã giúp những người lính hiểu nhau hơn, cảm thông với nhau hơn. Chính tình yêu nhớ làng quê đã thôi thúc mọi người chiến đấu và chiến thắng.
Từ giã cuộc sống đói nghèo ở làng quê, những người chiến sĩ bước vào cuộc chiến đấu đầy khổ đau, gian khó:
"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"
Bằng bút pháp liệt kê hình ảnh đối xứng, tác giả đã
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hà Thị Cẩm Duyên
Dung lượng: 25,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)