Bài văn giải nhất
Chia sẻ bởi Trần Lâm Tùng |
Ngày 11/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: Bài văn giải nhất thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Bài thi đoạt Giải Nhất – Khối lớp 8-9 cuộc thi “Prudential – Văn hay chữ tốt” lần 11, năm 2010 khu vực TPHCM Thứ sáu, 22/10/2010, 14:26 (GMT+7)
Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc bài Văn đoạt Giải Nhất khối 8-9 của em Lê Phúc Duy An, học sinh trường THCS Đặng Trần Côn, Quận Tân Phú.
Câu hỏi:
Tôi hỏi đất:
- Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
HỮU THỈNH
Hãy trả lời câu hỏi cuối bài thơ, từ đó trình bày suy nghĩ của em về lối sống của các bạn trẻ trong xã hội hiện nay.
Chúng ta lọt lòng mẹ, đón chào ánh bình minh trên cõi đời. Chúng ta được nuôi nấng, học hành, vui chơi. Chúng ta được thương yêu, vỗ về, an ủi. Chúng ta lớn lên dần trên hình hài tổ quốc. Chúng ta được tổ quốc che chở. Chúng ta được đồng bào cưu mang. Chúng ta nhận hết những ưu ái, đặc ân của cuộc sống ban tặng. Ta có bao giờ tự hỏi: “Mình đã sống như thế nào?”. Đã bao giờ ta tự vấn: “Người sống với người như thế nào chưa?”.
“Cuộc sống đã cho em bao ước mơ màu hồng, cho em bao khát vọng và tình yêu mênh mông”. Khúc hát yêu cuộc sống vang lên trong một ngôi trường. Cuộc sống cho chúng ta nhiều thứ, tưởng chừng mỗi cá nhân đều không thể có nếu cứ lấy mọi thứ trong tâm tưởng chủ quan. Cuộc sống là một chất liệu thô và cần bàn tay họa sĩ nhào nặn nó. Cuộc sống sẽ trở thành một tuyệt tác hay biến thành một tác phẩm thô kệch, đều là do chúng ta, con người là nghệ sĩ. Cuộc sống cho ta yêu thương và tình yêu thương nếu chúng ta viết vẽ nên cuộc sống bằng tình yêu nhân loại.
Một cuộc điều tra mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau, khi hỏi đất, đất sống với đất như thế nào, đất bảo đất tôn cao nhau. Đất tôn cao nhau để làm nên những ngọn núi, như đỉnh Phan Xi Păng – nóc nhà Đông Dương. Kikimajaro, ngọn núi cao nhất Châu Phi, hay cả Everest, nóc nhà thế giới. Đất tôn cao nhau để sống, để sinh tồn, và những ngọn núi trẻ ngày càng cao thêm mỗi năm. Khi hỏi nước sống với nước như thế nào, nước bảo: “Chúng tôi lấp đầy nhau”. Nước làm đầy nhau, lấy đi những khoảnh vực sâu thẳm, cung cấp chất khoáng cho cây trồng, và nước làm nên bốn Đại dương, chiếm ba phần tư quả địa cầu. Khi hỏi cỏ sống với nhau như thế nào, cỏ ôn tồn trả lời: “Chúng tôi đan vào nhau”. Những ngọn cỏ sống không chỉ một mình, những lùm cỏ đan vào nhau. Làm nên những chân trời, những thảo nguyên bạt ngàn vùng Ca-dắc-xtan, những khu vườn quốc gia, khu rừng Amazon vĩ đại. Có sống đan xen vào nhau, cỏ mới tồn tại và sinh sôi, cỏ mới có chỗ đứng trên thế giới này, Khi hỏi người, người sống với người như thế nào, người vẫn chưa có câu trả lời. Có chăng người không tự tin nói về lối sống của mình? Loài người cần sống yêu thương, tương trợ lẫn nhau, nhưng vẫn chưa yêu thương, tương trợ lẫn nhau.
“Con ong làm mật yêu hoa Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời Con người muốn sống con ơi Phải yêu đồng chí yêu người anh em Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng Một người đâu phải nhân gian Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi.
(Tiếng ru – Tố Hữu)
Một người không thể làm nên một xã hội to lớn. Một người chỉ là một tế bào của xã hội mà thôi. Một người nghĩ chỉ cần anh ta trên cõi đời là đủ để sống, nhưng anh ơi, anh có thể ăn được những hạt cơm trắng ngần bao mùa lúa khổ đau, anh có được yêu thương và che chở, anh có được chăm sóc và nâng niu hay không? Chính xã hội mới làm cho cá nhân đứng vững trong cuộc sống, cá nhân mới phát huy hết năng lực bản thân để làm nên cái “tôi” riêng, cá tính, phong cách riêng. “Sống không thể tự nó
Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc bài Văn đoạt Giải Nhất khối 8-9 của em Lê Phúc Duy An, học sinh trường THCS Đặng Trần Côn, Quận Tân Phú.
Câu hỏi:
Tôi hỏi đất:
- Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
HỮU THỈNH
Hãy trả lời câu hỏi cuối bài thơ, từ đó trình bày suy nghĩ của em về lối sống của các bạn trẻ trong xã hội hiện nay.
Chúng ta lọt lòng mẹ, đón chào ánh bình minh trên cõi đời. Chúng ta được nuôi nấng, học hành, vui chơi. Chúng ta được thương yêu, vỗ về, an ủi. Chúng ta lớn lên dần trên hình hài tổ quốc. Chúng ta được tổ quốc che chở. Chúng ta được đồng bào cưu mang. Chúng ta nhận hết những ưu ái, đặc ân của cuộc sống ban tặng. Ta có bao giờ tự hỏi: “Mình đã sống như thế nào?”. Đã bao giờ ta tự vấn: “Người sống với người như thế nào chưa?”.
“Cuộc sống đã cho em bao ước mơ màu hồng, cho em bao khát vọng và tình yêu mênh mông”. Khúc hát yêu cuộc sống vang lên trong một ngôi trường. Cuộc sống cho chúng ta nhiều thứ, tưởng chừng mỗi cá nhân đều không thể có nếu cứ lấy mọi thứ trong tâm tưởng chủ quan. Cuộc sống là một chất liệu thô và cần bàn tay họa sĩ nhào nặn nó. Cuộc sống sẽ trở thành một tuyệt tác hay biến thành một tác phẩm thô kệch, đều là do chúng ta, con người là nghệ sĩ. Cuộc sống cho ta yêu thương và tình yêu thương nếu chúng ta viết vẽ nên cuộc sống bằng tình yêu nhân loại.
Một cuộc điều tra mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau, khi hỏi đất, đất sống với đất như thế nào, đất bảo đất tôn cao nhau. Đất tôn cao nhau để làm nên những ngọn núi, như đỉnh Phan Xi Păng – nóc nhà Đông Dương. Kikimajaro, ngọn núi cao nhất Châu Phi, hay cả Everest, nóc nhà thế giới. Đất tôn cao nhau để sống, để sinh tồn, và những ngọn núi trẻ ngày càng cao thêm mỗi năm. Khi hỏi nước sống với nước như thế nào, nước bảo: “Chúng tôi lấp đầy nhau”. Nước làm đầy nhau, lấy đi những khoảnh vực sâu thẳm, cung cấp chất khoáng cho cây trồng, và nước làm nên bốn Đại dương, chiếm ba phần tư quả địa cầu. Khi hỏi cỏ sống với nhau như thế nào, cỏ ôn tồn trả lời: “Chúng tôi đan vào nhau”. Những ngọn cỏ sống không chỉ một mình, những lùm cỏ đan vào nhau. Làm nên những chân trời, những thảo nguyên bạt ngàn vùng Ca-dắc-xtan, những khu vườn quốc gia, khu rừng Amazon vĩ đại. Có sống đan xen vào nhau, cỏ mới tồn tại và sinh sôi, cỏ mới có chỗ đứng trên thế giới này, Khi hỏi người, người sống với người như thế nào, người vẫn chưa có câu trả lời. Có chăng người không tự tin nói về lối sống của mình? Loài người cần sống yêu thương, tương trợ lẫn nhau, nhưng vẫn chưa yêu thương, tương trợ lẫn nhau.
“Con ong làm mật yêu hoa Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời Con người muốn sống con ơi Phải yêu đồng chí yêu người anh em Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng Một người đâu phải nhân gian Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi.
(Tiếng ru – Tố Hữu)
Một người không thể làm nên một xã hội to lớn. Một người chỉ là một tế bào của xã hội mà thôi. Một người nghĩ chỉ cần anh ta trên cõi đời là đủ để sống, nhưng anh ơi, anh có thể ăn được những hạt cơm trắng ngần bao mùa lúa khổ đau, anh có được yêu thương và che chở, anh có được chăm sóc và nâng niu hay không? Chính xã hội mới làm cho cá nhân đứng vững trong cuộc sống, cá nhân mới phát huy hết năng lực bản thân để làm nên cái “tôi” riêng, cá tính, phong cách riêng. “Sống không thể tự nó
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Lâm Tùng
Dung lượng: 46,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)