Bài văn giải nhất 2
Chia sẻ bởi Trần Lâm Tùng |
Ngày 11/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: Bài văn giải nhất 2 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Bài thi đoạt Giải Nhất – Khối lớp 8-9 cuộc thi “Prudential – Văn hay chữ tốt” lần 10, năm 2009 khu vực TPHCM Thứ ba, 12/10/2010, 16:27 (GMT+7)
Bài thi đoạt Giải Nhất – Khối lớp 8-9 của em Nguyễn Thị Thảo Ngân, học sinh trường THCS Hồng Bàng, Q5 trong cuộc thi “Prudential – Văn hay chữ tốt” lần 10 (năm 2009) do Báo SGGP phối hợp với Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức. Thời gian làm bài là 120 phút.
Đề thi có nội dung: trích một đoạn thơ trong bài “Tiếng ru” của Tố Hữu:
“Một ngôi sao, chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một người đâu phải nhân gian?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!/
Núi cao bởi có đất bồi/ Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?”.
Từ ý thơ trên, đề bài yêu cầu thí sinh bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, xã hội; giữa một người và mọi người.
Đây là bài thi đoạt Giải Nhất – Khối lớp 8-9 của em Nguyễn Thị Thảo Ngân, học sinh trường THCS Hồng Bàng, Q5.
Đã ai từng một lần đọc những lời thơ đầy giục giã của nhà thơ Nazim Hilsmet:
“Nếu tôi không đốt lửa Nếu anh không đốt lửa Nếu chúng ta không đốt lửa Thì làm sao Bóng tối Sẽ trở thành Ánh sáng!”
Bóng tối sẽ tan đi và ánh sáng sẽ ngập tràn nếu anh hành động, tôi hành động và chúng ta cùng hành động. Trong cái ánh sáng rạng ngời xua tan bóng tối ấy có ánh sáng của tôi, của anh và của tất cả chúng ta. Và hôm nay, nhà thơ Tố Hữu đã mượn tiếng ru dịu êm của mẹ qua bài thơ “Tiếng ru” của mình, một lần nữa gợi cho chúng ta hiểu thêm về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, xã hội, giữa một con người và mọi người.
Một ngôi sao không làm nên bầu trời đêm rực sáng. Một bông lúa chin chẳng làm nên mùa vàng bội thu. Một con người nhỏ bé đáng kể gì trong cõi nhân gian rộng lớn. Đất thấp thế nhưng nhờ có đất mà núi mới cao. Sông nhỏ thế thôi nhưng nhờ sông mà biển mới mênh mông đến vậy. Một cá nhân bé nhỏ sẽ không là gì cả so với một cộng đồng to lớn. Nhưng ngược lại, những gì lớn lao, vĩ đại lại được tạo nên từ những điều hết sức nhỏ bé mà thôi.
Sống trên đời, ai cũng mong muốn mình được thể hiện và khẳng định bản thân, phần cá nhân của mình. Đó là mong ước tự nhiên và chính đáng. Phần riêng ấy được thể hiện ở những khát khao, hoài bão của bản thân, là niềm mong mỏi mình phải có vị trí nào đó trong mắt mọi người. Phần cá nhân bé nhỏ của mỗi người ấy cần được thể hiện, được khẳng định, được tôn trọng và ghi nhận. Chính “cái tôi” ấy tạo nên giá trị và bản sắc của mỗi cá nhân trong cộng đồng, làm cá nhân đó không bị hòa tan, không lẫn vào người khác.
Tôi yêu những vạt nắng trải dài trên cánh đồng bát ngát, yêu những triền đê xanh thơm mùi cỏ non. Còn bạn, bạn yêu những ánh đèn màu rực rỡ của thành phố hoa lệ về đêm, yêu những tòa nhà chọc trời nguy nga tráng lệ. Tôi và bạn có những tình yêu khác nhau, quan điểm sống khác nhau, và chính sự khác nhau ấy đã làm nên “cái tôi” riêng của mỗi cá nhân chúng ta. Phần tôi ấy được thể hiện bằng nhiều cách: bằng sự yêu thương, bằng những nỗ lực, phấn đấu học tập, lao động hay chỉ đơn giản là những sở thích riêng của chúng ta mà thôi.
Ở mỗi thời kì, ta đều thấy sự xuất hiện của những cá nhân vĩ đại, xuất sắc. Bằng tài năng của mình, họ đã đóng góp rất nhiều cho cộng đồng, xã hội. Họ có thể là những nhà khoa học, bằng những phát minh của mình đem lại sự phát triển cho đời sống của nhân loại như Đác-uyn, Marie Curie… Họ có thể là những nhà Cách mạng, bằng sự nghiệp chính trị của mình mà đem lại hòa bình cho cả một dân tộc, một đất nước như Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta.
Nhưng dù cá nhân có hoàn thiện, có lớn lao vĩ đại đến đâu đi chăng nữa nhưng cũng sẽ không là gì so với sức mạnh của cả một dân tộc. Cá nhân ấy khác nào một hạt cát với một sa mạc, một giọt nước với một đại dương rộng lớn, một thân cây giữa bạt ngàn rừng
Bài thi đoạt Giải Nhất – Khối lớp 8-9 của em Nguyễn Thị Thảo Ngân, học sinh trường THCS Hồng Bàng, Q5 trong cuộc thi “Prudential – Văn hay chữ tốt” lần 10 (năm 2009) do Báo SGGP phối hợp với Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức. Thời gian làm bài là 120 phút.
Đề thi có nội dung: trích một đoạn thơ trong bài “Tiếng ru” của Tố Hữu:
“Một ngôi sao, chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một người đâu phải nhân gian?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!/
Núi cao bởi có đất bồi/ Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?”.
Từ ý thơ trên, đề bài yêu cầu thí sinh bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, xã hội; giữa một người và mọi người.
Đây là bài thi đoạt Giải Nhất – Khối lớp 8-9 của em Nguyễn Thị Thảo Ngân, học sinh trường THCS Hồng Bàng, Q5.
Đã ai từng một lần đọc những lời thơ đầy giục giã của nhà thơ Nazim Hilsmet:
“Nếu tôi không đốt lửa Nếu anh không đốt lửa Nếu chúng ta không đốt lửa Thì làm sao Bóng tối Sẽ trở thành Ánh sáng!”
Bóng tối sẽ tan đi và ánh sáng sẽ ngập tràn nếu anh hành động, tôi hành động và chúng ta cùng hành động. Trong cái ánh sáng rạng ngời xua tan bóng tối ấy có ánh sáng của tôi, của anh và của tất cả chúng ta. Và hôm nay, nhà thơ Tố Hữu đã mượn tiếng ru dịu êm của mẹ qua bài thơ “Tiếng ru” của mình, một lần nữa gợi cho chúng ta hiểu thêm về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, xã hội, giữa một con người và mọi người.
Một ngôi sao không làm nên bầu trời đêm rực sáng. Một bông lúa chin chẳng làm nên mùa vàng bội thu. Một con người nhỏ bé đáng kể gì trong cõi nhân gian rộng lớn. Đất thấp thế nhưng nhờ có đất mà núi mới cao. Sông nhỏ thế thôi nhưng nhờ sông mà biển mới mênh mông đến vậy. Một cá nhân bé nhỏ sẽ không là gì cả so với một cộng đồng to lớn. Nhưng ngược lại, những gì lớn lao, vĩ đại lại được tạo nên từ những điều hết sức nhỏ bé mà thôi.
Sống trên đời, ai cũng mong muốn mình được thể hiện và khẳng định bản thân, phần cá nhân của mình. Đó là mong ước tự nhiên và chính đáng. Phần riêng ấy được thể hiện ở những khát khao, hoài bão của bản thân, là niềm mong mỏi mình phải có vị trí nào đó trong mắt mọi người. Phần cá nhân bé nhỏ của mỗi người ấy cần được thể hiện, được khẳng định, được tôn trọng và ghi nhận. Chính “cái tôi” ấy tạo nên giá trị và bản sắc của mỗi cá nhân trong cộng đồng, làm cá nhân đó không bị hòa tan, không lẫn vào người khác.
Tôi yêu những vạt nắng trải dài trên cánh đồng bát ngát, yêu những triền đê xanh thơm mùi cỏ non. Còn bạn, bạn yêu những ánh đèn màu rực rỡ của thành phố hoa lệ về đêm, yêu những tòa nhà chọc trời nguy nga tráng lệ. Tôi và bạn có những tình yêu khác nhau, quan điểm sống khác nhau, và chính sự khác nhau ấy đã làm nên “cái tôi” riêng của mỗi cá nhân chúng ta. Phần tôi ấy được thể hiện bằng nhiều cách: bằng sự yêu thương, bằng những nỗ lực, phấn đấu học tập, lao động hay chỉ đơn giản là những sở thích riêng của chúng ta mà thôi.
Ở mỗi thời kì, ta đều thấy sự xuất hiện của những cá nhân vĩ đại, xuất sắc. Bằng tài năng của mình, họ đã đóng góp rất nhiều cho cộng đồng, xã hội. Họ có thể là những nhà khoa học, bằng những phát minh của mình đem lại sự phát triển cho đời sống của nhân loại như Đác-uyn, Marie Curie… Họ có thể là những nhà Cách mạng, bằng sự nghiệp chính trị của mình mà đem lại hòa bình cho cả một dân tộc, một đất nước như Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta.
Nhưng dù cá nhân có hoàn thiện, có lớn lao vĩ đại đến đâu đi chăng nữa nhưng cũng sẽ không là gì so với sức mạnh của cả một dân tộc. Cá nhân ấy khác nào một hạt cát với một sa mạc, một giọt nước với một đại dương rộng lớn, một thân cây giữa bạt ngàn rừng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Lâm Tùng
Dung lượng: 38,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)