Bài TLV số 5

Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Thanh Tâm | Ngày 11/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: Bài TLV số 5 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG T. H. C. S PHỔ VĂN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
Họ và tên giáo viên: Huỳnh Thị Thanh Tâm Năm học 2017 - 2018
Môn: Tập làm văn (Bài viết số 05) Lớp: 9 Thời gian: 90’
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Khắc sâu lại những kiến thức về văn nghị luận về một sự việc, hiên tượng trong đời sống.
- Qua bài kiểm tra, đánh giá được trình độ, nhận thức của học sinh về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực diễn đạt.
- Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.
B/Ma trận:

Mức
độ
Nội dung
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng
Tổng




Thấp
Cao









Số câu: 1
Điểm: 10,0
Tỉ lệ: 100%

Văn nghị luận về một sự việc, hiên tượng trong đời sống
 Biết viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiên tượng trong đời sống
- Hiểu vấn đề nghị luận.
-Có những ý kiến xác đáng vè vấn đề bạo lực học đường.
 Liên hệ được thực tế của vấn đề.
Bài viết có sáng tạo, mang phong cách câ nhân của người viết..


Số câu: 1
Số điểm
Tỉ lệ %

Điểm: 3,0 Điểm: 3,0 Điểm: 2,0 Điểm: 2,0
Tỉ lệ : 30% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ : 20% Tỉ lệ: 20%




C/ Đề bài:.Hiện nay, bạo lực học đường đang là vấn nạn gây nhức nhối trong dư luận. Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em vấn đề trên.
D/Đáp án:
I/ Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bàivăn nghị luận về một sự việc, hiên tượng trong đời sống. .
-Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có liên kết chặt chẽ.
- Từ ngữ chính xác, rõ nghĩa, viết câu đúng ngữ pháp.
- Chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, hạn chế tối đa lỗi chính tả; viết hoa đúng quy tắc ngữ pháp Tiếng Việt.
II/ Yêu cầu về kiến thức:Bài viêt cần đảm bảo những ý chính:
Dàn ý:




Mở bài
Dẫn dắt vấn đề: Nhà trường là nơi HS đến để học tập, rèn luyện….
Nêu vấn đề: Bạo lực học đường đang là vấn nạn gây nhức nhối trong dư luận.
1,5đ

Thân bài
Giải thích
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp luật pháp, đạo lí, xúc phạm, trấn áp, gây tổn thương cho người khác trong phạm vi trường học.
1đ


Thực trạng

Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần; có xu hướng gia tăng và diễn ra phức tạp ở nhiều nơi.
Các biểu hiện như: xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp danh dự, nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần và thể xác.
1đ


Tác hại:

Với nạn nhân: bị tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lí nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, đến học tập.
Với trường học và xã hội: làm biến thái môi trường giáo dục; làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.
Với gia đình: gây tâm lí bất ổn, lo lắng, hoang mang,...
Với người gây ra hành vi bạo lực: phát triển không toàn diện; là mầm mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
2đ


Nguyên nhân
Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kĩ năng sống, nhận thức sai lệch về quan điểm sống.
Có những căn bệnh tâm lí hoặc do ảnh hưởng của bạo lực từ cuộc sống, nghiện game và phim ảnh, mạng xã hội...
Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình; sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú trọng dạy kĩ năng sống cho học sinh.
Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ và triệt để.
1,5đ


Giải pháp và liên hệ

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh; có biện pháp giáo dục,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thị Thanh Tâm
Dung lượng: 29,59KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)