Bài TLV số 3-NV8(13-14)

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hạnh | Ngày 11/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài TLV số 3-NV8(13-14) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Ngữ văn 8
Tuần 14 - Tiết 55-56:
Bài viết tập làm văn số 3: Văn thuyết minh

Đề bài :
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
I. Yêu cầu chung:
-Học sinh viết đúng thể loại: Văn thuyết minh.
-Bài viết vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh.
-Các tri thức thuyết minh cần chính xác, khách quan, hữu ích.
-Bố cục rõ ràng,biết tách đoạn một cách hợp lí
-Diễn đạt trong sáng ,mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ,đặt câu.
II.Đáp án và biểu điểm:
1. Mở bài: (1đ)
Giới thiệu chung về chiếc nón lá Việt Nam.
Ví dụ: Chiếc nón lá không chỉ là vật che mưa, che nắng mà còn mang lại nét duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam. Đó là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt và trở thành biểu tượng văn hóa của dân tộc.
2. Thân bài.(8đ)
a) Nguồn gốc, lịch sử của chiếc nón lá Việt Nam.(2đ)
- Chiếc nón lá xuất hiện từ khi nào không ai biết. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón
được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào 2500 - 3000 năm về trước. Từ xa xa nón đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, qua nhiều chuyện kể và truyền thuyết.
- Ngày nay, Việt Nam có nhiều vùng nổi tiếng với nghề làm nón như nón làng chuông ( Hà Nội), nón Phú Cam, nón Quảng Bình, nón Huếặc biệt là nón bài thơ xứ Huế rất mỏng chỉ có hai lớp lá, lớp lá trên gồm 20 chiếc lá, giữa là bài thơ cắt bằng giấy màu, lớp ngoài khoảng 30 lá. Khi soi lên ánh sáng ta có thể đọc được bài thơ hay nhìn thấy cảnh đẹp của xứ Huế như cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ, cảnh sông Hương núi Ngự.
b) Hình dáng.(1đ)
- Chiếc nón lá Việt Nam có hình chóp trên đỉnh đầu. Để có được chiếc nón lá đẹp, phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá, phơi lá, chọn chỉ khâu, đến độ tinh xảo trong từng đường kim, mũi chỉ.
c) Nguyên liệu và cách làm nón.(2.5đ)
+ Nguyên liệu (0.5đ) Lá nón làm từ lá dừa, lá cọ, lá mây; vòng tròn bằng tre; dây móc…
+ Cách làm nón.(2đ)
- Lá nón phải tơi, mang về rửa sạch, sấy lá trên bếp than cho khô nhưng vẫn giữ được xanh tươi chứ không phơi nắng. Sau đó phơi sương tiếp từ 2- 4 giờ để cho lá mềm. Rồi dùng một búi vải tròn và một miếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi cho từng chiếc lá phẳng phiu. Hay có nơi người ta đặt lá trên lưỡi cày nung nóng để là cho phẳng. Chọn lựa kĩ lại lá một lần nữa rồi cắt gọn còn khoảng 50cm.
- Các nan tre uốn thành hình vòng tròn nhỏ dần lên đến đỉnh. Vòng nón được chuốt tròn đều đặn, chỗ nối không có vết gợn. Dây cột lá là dây cước dẻo, dai, săn chắc, có màu trắng trong suốt.
- Việc cuối cùng là thắt và khâu nón. Khi lá đặt trên các vành khuô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hạnh
Dung lượng: 8,52KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)