Bai thuc hanh 4

Chia sẻ bởi Huỳnh Thanh Tâm | Ngày 25/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: bai thuc hanh 4 thuộc Tin học 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn:
Tiết 19-20
Bài thực hành 4
BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM
MỤC TIÊU
Biết nhập các công thức và hàm vào ô tính.
Biết sử dụng các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Chép sẵn vào máy các tập tin “Danh sach lop em”, “So theo doi the luc” (nếu các máy bị mất hoặc các em thực hành chưa xong ở tiết trước),giáo án, máy tính, giáo án điện tử (PowerPoint).
Học sinh: sách giáo khoa và đọc bài trước.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức lớp.(5 phút)
Ổn định lớp
Kiểm tra sỉ số
Kiểm tra bài cũ (10p)
Hoạt động dạy học
Hoạt đông GV
Nội dung bài dạy
TG

Hoạt động 1: Lưu trang tính và sử dụng công thức
GV: Đưa nội dung yêu cầu của bài tập 1 lên màn hình.
HS: Quan sát yêu cầu của bài toán trên màn hình.
HS: Mở bảng tính “Danh sach lop em” đã thực hành ở bài trước(hoặc GV đã chép sẳn trên máy)
GV: Yêu cầu nhập điểm các môn của lớp em tương tự như hình minh họa .
HS: Nhập vào điểm các môn trên máy của mình.
GV: Để tính điểm trung bình các môn của ô F3 sẽ là (C3+D3+E3)/3, tương tự F4=(C4+D4+E4)/3 và F5,F6…chùng ta có thể tính công thức của ô F3 sau đó copy công thức đó đến các ô còn lại.
HS: Lắng nghe và ghi vở.
GV: Để tính điểm trung bình ta làm cách nào?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Ta có thể sử dụng công thức tính trung bình của cả lớp là (F3+F4+F5+F6+F7+F8+F9+F10+F11+
F12+F13+F14+F15)/12.
HS:Chú ý và ghi vở.
GV: Sau khi tính toán xong lưu lại với tên “Bang diem lop em”
HS: Thực hành trên máy.
Hoạt động 2: Bài tập 2
GV: Đưa yêu cầu của bài tập 2 lên màn hình cho HS quan sát.
HS: Quan sát yêu cầu của bài toán.
HS: Mở bảng tính “So theo doi the luc” đã lưu trong bài 4 của bài thực hành 2(hoặc GV đã chép sẳn trên máy tính của các em).
GV: Để tính chiều cao trung bình của các em trong lớp ta làm cách nào?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Ta có nhiều cách đề tính trung bình chiều cao: D15=(D3+D4+D5+D6+D7+
D8+D9+D10+D11+D12+D13+D14)/12 hoặc D15=Sum(D3:D14)/12 hoặc D15= AVERAGE(D3:D14)….
HS: Chú ý và ghi vở.
GV: Để tính căn nặng trung bình của các em trong lớp ta làm tương tự như trung bình chiều cao?
GV: Ta có nhiều cách đề tính trung bình căng nặng: E15=(E3+E4+E5+E6+E7+
E8+E9+E10+E11+E12+E13+E14)/12 hoặc E15=Sum(E3:E14)/12 hoặc E15= AVERAGE(E3:E14)….
HS: Chú ý và ghi vở.
GV: Lưu trang tính sau khi đã thực hiện các yêu cầu.
Hoạt động 3: Bài tập 3
HS: Mở lại bài tập 1 vừa thực hành.
GV: Chúng ta có thể thay thế các công thức đã tính ở bài tập 1 bằng các hàm đã học.
HS: Nghe giảng.
GV: Để tính trung bình của ô F3 ta củng có nhiều các tính: sử dụng hàm AVERAGE(C3:E3) hoặc là SUM(C3:E3)/3, tương tự ô F4,F5… ta chị cần copy công thức đến các ô đó.
HS: Chú ý nghe giảng và ghi vở.
GV: Sử dụng hàm AVERAGE để tính trung bình từng môn học của cả lớp. Ta có thể nhập công thức vào ô C16=Average(C3:C15)
HS: Chú ý và ghi vở.
GV: Để xác định giá trị lớn nhất vá giá trị nhỏ nhất ta sử dụng hàm gì?
HS: Trở lời.
GV: Dùng hàm MAX, MIN để xác định điểm tring bình cao nhất và thấp nhất của trung bình từng môn học và trung bình của cả lớp.
HS: Nghe giảng và nhớ lại các nhập hàm Max và Min.
HS: Thực hành trên máy tính.
Hoạt động 4: Bài tập 4
GV: Đưa ra yêu cầu của bài tập 4 lên màn hình cho HS quan sát.
HS: Nhập vào các số liệu thống
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thanh Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)