Bai thu hoach BDTX Module 39

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Nhàn | Ngày 09/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bai thu hoach BDTX Module 39 thuộc Toán học 2

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT XUÂN TRƯỜNG
BÀI THU HOẠCH

TRƯỜNG TIỂU HỌC B XUÂN NINH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

NĂM HỌC: 2015-2016
Họ và tên: Nguyễn Thị Nhàn
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm
Chức vụ: Giáo viên
 
Nội dung bồi dưỡng
Module TH39: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HSTH QUA
CÁC MÔN HỌC
Sau 1 năm học tập, nghiên cứu module TH39 bản thân tôi đã thu hoach được kết quả sau
I. Một số vấn đề chung về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống qua các môn học ở tiểu học.
1. Khái niệm về kỹ năng sống:
Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
2. Mục tiêu:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, kỹ năng phù hợp .
+ Hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực.
KNS giúp HS có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày.
+ KNS giúp HS vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành.
- Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức
- Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đồng thời có sự thống nhất cao việc tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong toàn cấp học; trang bị cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày; giúp các em có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử, ứng phó phù hợp, tích cực trước tình huống cuộc sống.  - Giúp GV soạn và dạy được KNS cho học sinh TH. 3. Yêu cầu:
- Việc bố trí sắp xếp bàn ghế trong phòng học, vị trí trưng bày sản phẩm của học sinh… - Chuẩn bị thiết bị đồ dùng dạy học, các loại phiếu học tâp sử dụng cho các hoạt động trong giờ học. - Giáo viên mạnh dạn, tích cực trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, vận dụng các phương pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học phù hợp… - Tạo được sự thân thiện, hợp tác, các giao tiếp ứng xử trong giờ học giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh, động viên, tạo cơ hôị cho mọi đối tượng học sinh cùng tham gia -Ngoài ra, việc đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cũng là giải pháp góp phần trang bị thêm nhiều kiến thức kỹ năng sống cho học sinh. 
II. Nội dung và địa chỉ giáo dục kỹ năng sống qua một số môn học như Tiếng Việt, TN & XH, HĐGD Đạo đức:
1. Môn Tiếng Việt:
a/ Khả năng GD KNS qua môn Tiếng Việt: Môn TV là một trong những môn học ở cấp tiểu học có khả năng GD KNS khá cao, hầu hết các bài học đều có thể tích hợp GD KNS cho HS ở những mức độ nhất định.  Số lượng phân môn nhiều Thời gian dành cho môn học chiếm tỉ lệ cao Các bài học trong các phân môn đều có khả năng giáo dục KNS cho học sinh b/ Mục tiêu và nội dung sống qua môn Tiếng Việt: - Giúp HS bước đầu hình thành và rèn luyện các KNS cần thiết, phù hợp lứa tuổi; nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân; biết ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ; biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. - Nội dung GD KNS được thể hiện ở tất cả các nội dung học tập của môn học.  - Những KNS chủ yếu đó là: KN giao tiếp; KN tự nhận thức; KN suy nghĩ sáng tạo; KN ra quyết định; KN làm chủ bản thân. c/ Các yêu cầu cần thiết phải đưa GD KNS váo môn Tiếng Việt: - Xuất phát từ Thực tế cuộc sống: sự phát triển của KHKT, sự hội nhập, giao lưu, những yêu cầu và thách thức mới của cuộc sống hiện đại - Xuất phát từ mục tiêu GDTH: GD con người toàn diện - Xuất phát từ đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học - Xuất phát từ thực tế dạy học Tiếng việt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Nhàn
Dung lượng: 105,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)