Bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên
Chia sẻ bởi Phăn Văn Tuân |
Ngày 11/10/2018 |
57
Chia sẻ tài liệu: Bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Nhà thơ“ Vũ Đình Liên”lòng tiếc thương và tình hoài cổ bài thơ“ ông đồ”
Vũ Đình Liên ( 1913-1996) tại Hà Nội , sinh ra trong dòng họ Vũ giàu truyền thống văn hiến ở đất Hải Dương. Là một học trò giỏi có tiếng ở đất Hà Thành, đỗ tú tài trường Bưởi năm 1932, là người xây đắp nền móng cho phong trào thơ mới của Việt Nam. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ . Ngoài sáng tác thơ , ông còn nghiên cứu , dịch thuật , giảng dạy văn học . Trong phong trào Thơ mới 1932-1945, Vũ Đình Liên là một hồn thơ độc đáo. Hoài Thanh viết trong Thi nhân Việt Nam: “Trong làng thơ mới, Vũ Đình Liên là một người cũ. Từ khi phong trào thơ mới ra đời, ta thấy có thơ Vũ Đình Liên trên các báo. … hai nguồn thi cảm chính của người là lòng thương người và tình hoài cổ… Có lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: Ông đồ… Ít khi có một bài thơ bình dị mà cảm động như vậy. …
Nhà thơ Vũ Đình Liên năm (1979)
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 cho tới khi về cõi vĩnh hằng, thầy Liên dồn hết tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục. Những lúc thư nhàn, thầy làm thơ, chủ yếu để tặng bạn bè, tặng học trò, vàcho mình. Thầy dịch rất nhiều thơ của Baudelaire. Các bạn văn sĩ Pháp tôn vinh thầy là “Baudelaire của Việt Nam” và gọi vui thầy là Bô-Đờ-Liên Năm 1962, cùng với quyết định thành lập Khoa Tiếng Pháp, thầy Vũ Đình Liên được bổ nhiệm giữ chức Trưởng Khoa (1962-1969). Vì những công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, nhất là việc truyền bá tiếng Pháp từ sau 1945, thầy đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân đợt đầu tiên, năm 1991. Cùng với danh hiệu cao quí ấy, Nhà nước tặng thầy 10 triệu đồng (lúc ấy là một số tiền không nhỏ). Với tấm lòng nhân ái, thầy đã trao tặng ngay toàn bộ số tiền ấy cho Quĩ giúp đỡ học sinh nghèo. Nghĩa cử ấy thật cảm động. Càng xúc động hơn khi biết lúc ấy thầy vẫn là ông đồ nghèo. Tài sản không có gì. Những người hàng xóm của thầy ở phố Bà Triệu còn kể : hàng năm cứ sáng Mồng 1 Tết thầy ra phố, vào công viên, xách theo cái túi. Trong đựng bánh chưng, mứt, kẹovà nhiều đồng tiền mới.Thầy mừng tuổi cho những trẻ mồ côi, lang thang không nhà cửa. Tình nhân ái của thầy là tấm gương, có lẽ không chỉ cho các thế hệ học trò, mà cho mọi người, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Những năm cuối đời, dịp 20/11 nào thầy cũng về Trường, về Khoa. Mái đầu bạc trắng, bước đi không còn nhanh nhẹn, nhưng giọng nói vẫn sang sảng, đôi mắt trìu mến nhìn các thế hệ học trò. Thầy dặn dò chúng tôi: “Làm thầy phải luôn yêu đời, luôn lạc quan. Phải gương mẫu. Giáo dục hiện nay nhiều chuyện buồn. Các em không được “đóng góp” vào nỗi đau buồn ấy nhé. Phải làm cho ít nhất là Khoa ta, Khoa Pháp của chúng ta là nơi hấp dẫn nhất, đẹp nhất.” Thầy Vũ Đình Liên, thầy Trưởng Khoa đầu tiên của chúng ta cách đây nửa thế kỷ như thế đấy. Thế rồi, đầu năm 1996, thời điểm Tết Bính Tí đang đến gần, phố phường Hà Nội tràn ngập những hoa và hoa…cỏ cây đang đâm chồi nẩy lộc, người người đang hối hả sắm Tết Trên căn gác xép trong ngôi nhà cũ kĩ ở góc phố Bà Triệu, thầy Vũ Đình Liên trút hơi thở cuối cùng.Để lại biết bao niềm thương, nỗi nhớ, sự ngưỡng mộ, niềm tin yêu… Viết những dòng này, nghĩ lại những năm tháng đã qua, nhớ lại nhiều gương mặt của lớp các thầy giáo đầu tiên của Khoa và nhiều gương mặt sinh viên những tháng ngày ấy... Nổi bật, giản dị, đôn hậu là ánh mắt, nụ cười của thầy Liên, thầy Vũ Đình Liên, thầy của rất nhiều thầy. Suy nghĩ về bài thơ ông đồ Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hoành Khung, có nhận xét về bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên như sau: “Ông Đồ có thể coi là một áng thơ toàn bích, là một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ mới`. Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên?
Thật vậy, trong phong trào Thơ mới giai đoạn 1932-1945 có rất nhiều gương mặt tên tuổi như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Vũ Đình Liên,.... Nhưng mỗi khi nhắc đến thi sĩ Vũ Đình Liên, người yêu thơ và say thơ lại
Vũ Đình Liên ( 1913-1996) tại Hà Nội , sinh ra trong dòng họ Vũ giàu truyền thống văn hiến ở đất Hải Dương. Là một học trò giỏi có tiếng ở đất Hà Thành, đỗ tú tài trường Bưởi năm 1932, là người xây đắp nền móng cho phong trào thơ mới của Việt Nam. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ . Ngoài sáng tác thơ , ông còn nghiên cứu , dịch thuật , giảng dạy văn học . Trong phong trào Thơ mới 1932-1945, Vũ Đình Liên là một hồn thơ độc đáo. Hoài Thanh viết trong Thi nhân Việt Nam: “Trong làng thơ mới, Vũ Đình Liên là một người cũ. Từ khi phong trào thơ mới ra đời, ta thấy có thơ Vũ Đình Liên trên các báo. … hai nguồn thi cảm chính của người là lòng thương người và tình hoài cổ… Có lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: Ông đồ… Ít khi có một bài thơ bình dị mà cảm động như vậy. …
Nhà thơ Vũ Đình Liên năm (1979)
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 cho tới khi về cõi vĩnh hằng, thầy Liên dồn hết tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục. Những lúc thư nhàn, thầy làm thơ, chủ yếu để tặng bạn bè, tặng học trò, vàcho mình. Thầy dịch rất nhiều thơ của Baudelaire. Các bạn văn sĩ Pháp tôn vinh thầy là “Baudelaire của Việt Nam” và gọi vui thầy là Bô-Đờ-Liên Năm 1962, cùng với quyết định thành lập Khoa Tiếng Pháp, thầy Vũ Đình Liên được bổ nhiệm giữ chức Trưởng Khoa (1962-1969). Vì những công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, nhất là việc truyền bá tiếng Pháp từ sau 1945, thầy đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân đợt đầu tiên, năm 1991. Cùng với danh hiệu cao quí ấy, Nhà nước tặng thầy 10 triệu đồng (lúc ấy là một số tiền không nhỏ). Với tấm lòng nhân ái, thầy đã trao tặng ngay toàn bộ số tiền ấy cho Quĩ giúp đỡ học sinh nghèo. Nghĩa cử ấy thật cảm động. Càng xúc động hơn khi biết lúc ấy thầy vẫn là ông đồ nghèo. Tài sản không có gì. Những người hàng xóm của thầy ở phố Bà Triệu còn kể : hàng năm cứ sáng Mồng 1 Tết thầy ra phố, vào công viên, xách theo cái túi. Trong đựng bánh chưng, mứt, kẹovà nhiều đồng tiền mới.Thầy mừng tuổi cho những trẻ mồ côi, lang thang không nhà cửa. Tình nhân ái của thầy là tấm gương, có lẽ không chỉ cho các thế hệ học trò, mà cho mọi người, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Những năm cuối đời, dịp 20/11 nào thầy cũng về Trường, về Khoa. Mái đầu bạc trắng, bước đi không còn nhanh nhẹn, nhưng giọng nói vẫn sang sảng, đôi mắt trìu mến nhìn các thế hệ học trò. Thầy dặn dò chúng tôi: “Làm thầy phải luôn yêu đời, luôn lạc quan. Phải gương mẫu. Giáo dục hiện nay nhiều chuyện buồn. Các em không được “đóng góp” vào nỗi đau buồn ấy nhé. Phải làm cho ít nhất là Khoa ta, Khoa Pháp của chúng ta là nơi hấp dẫn nhất, đẹp nhất.” Thầy Vũ Đình Liên, thầy Trưởng Khoa đầu tiên của chúng ta cách đây nửa thế kỷ như thế đấy. Thế rồi, đầu năm 1996, thời điểm Tết Bính Tí đang đến gần, phố phường Hà Nội tràn ngập những hoa và hoa…cỏ cây đang đâm chồi nẩy lộc, người người đang hối hả sắm Tết Trên căn gác xép trong ngôi nhà cũ kĩ ở góc phố Bà Triệu, thầy Vũ Đình Liên trút hơi thở cuối cùng.Để lại biết bao niềm thương, nỗi nhớ, sự ngưỡng mộ, niềm tin yêu… Viết những dòng này, nghĩ lại những năm tháng đã qua, nhớ lại nhiều gương mặt của lớp các thầy giáo đầu tiên của Khoa và nhiều gương mặt sinh viên những tháng ngày ấy... Nổi bật, giản dị, đôn hậu là ánh mắt, nụ cười của thầy Liên, thầy Vũ Đình Liên, thầy của rất nhiều thầy. Suy nghĩ về bài thơ ông đồ Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hoành Khung, có nhận xét về bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên như sau: “Ông Đồ có thể coi là một áng thơ toàn bích, là một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ mới`. Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên?
Thật vậy, trong phong trào Thơ mới giai đoạn 1932-1945 có rất nhiều gương mặt tên tuổi như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Vũ Đình Liên,.... Nhưng mỗi khi nhắc đến thi sĩ Vũ Đình Liên, người yêu thơ và say thơ lại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phăn Văn Tuân
Dung lượng: 526,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)