Bài Thi Vận Dụng Kiến Thức Liên Môn ...
Chia sẻ bởi Thcs Tiên Phong |
Ngày 11/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Bài Thi Vận Dụng Kiến Thức Liên Môn ... thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
SỞ GD & ĐT PHÚ THỌ
PHÒNG GD & ĐT ĐOAN HÙNG
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỀ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
MÔN: NGỮ VĂN
TRƯỜNG THCS TIÊN PHONG
Địa chỉ: Chí Đám – Đoan Hùng – Phú Thọ
ĐT: (0210) 3880 160
Email: [email protected]
Họ tên học sinh: Đỗ Thị Kiều Chinh
Lớp: 8A
BÀI: VĂN THUYẾT MINH VỀ CÂY ĐẶC SẢN QUÊ HƯƠNG EM
1. Tình huống cần giải quyết là:
Quê hương em có một giống cây ăn quả nổi tiếng cả nước, em hãy viết một bài văn giới thiệu về giống cây đó của quê mình.
Mục tiêu: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về:
+ Vị trí địa lí
+ Đặc điểm địa hình
+ Giới thiệu giống bưởi quý
+Lịch sử đấu tranh của nhân dân
+Giá trị kinh tế của cây bưởi quý
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương:
- Lịch sử phát triển của vùng đất Đoan Hùng.
- Đặc điểm địa lý, địa hình phù hợp với cây bưởi.
- Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của Huyện.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Lịch sử - nguồn gốc, lịch sử đấu tranh;
- Ngữ văn – sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn;
- Địa lí – vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế;
- Giáo dục công dân – bài học về lòng yêu nước.
-Sinh học: Đặc điểm sinh trưởng của cây trồng.
-Công nghệ: cách chăm sóc và bảo quản cây trồng.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi -> Viết thành bài văn.
* Tư liệu sử dụng: sách địa phương.
* Kinh nghiệm nhân dân
Từ các kiến thức đó để học sinh viết thành bài làm văn thuyết minh:
Đi từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, có ai mà không biết đến một làng quê miền trung du thanh bình bên dòng Sông Lô hiền hòa, từ lâu đã nức tiếng cả nước về chiến thắng sông Lô trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc và một giống bưởi quí mà chỉ nơi đây mới có. Đó là mảnh đất Đoan Hùng ( Phú Thọ), mỗi khi nhắc đến địa danh ấy, người ta đều nghĩ ngay tới đặc sản bưởi Đoan Hùng. Bưởi Đoan Hùng là một giống cây trồng lâu năm, đặc trưng của Đoan Hùng bởi hương vị thơm, ngon, ngọt, mát và đem lại nguồn thu nhập cho những người dân sống nơi đây.
Đoan Hùng là một huyện của tỉnh Phú Thọ, thuộc vùng trung du Bắc Bộ, nằm trên ngã ba của hai con sông lớn là Sông Lô và Sông Chảy. Nói đến Đoan Hùng, người ta thường nghĩ ngay đến những đồi cọ, đồi chè,… và đặc biệt hơn là giống bưởi Đoan Hùng. Giống bưởi này không chỉ nổi tiếng ở Phú Thọ mà còn nổi tiếng khắp cả miền Bắc. Bưởi Đoan Hùng sánh vai với các đặc sản ở các địa danh khác như Cam Bố Hạ, Nhãn lồng Hưng Yên, Hồng xiêm Xuân Đỉnh,…, Bưởi Đoan Hùng có hai giống ngon nhất, đó là giống bưởi Sửu làng Chí Đám và giống bưởi Bằng Luân được trồng nhiều tại làng Thuật Cổ. Hai địa danh này gợi cho người nghe cảm giác yên ả, thanh bình vốn có ở những làng quê Việt Nam. Bưởi Đoan Hùng được trồng trên đất cát pha, do chính tay con người nơi đây chăm sóc, vun đắp từng ngày. Ban đầu là một cây bưởi ươm, sau ba năm chăm sóc và nuôi dưỡng đúng kĩ thuật, cây bưởi ươm đó đã trở thành một cây bưởi trưởng thành. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và vị trí địa lí đặc trưng của huyện nên giống bưởi Đoan Hùng phát triển rất nhanh. Cây bưởi lớn bao nhiêu thì thân cây càng to, tán cây càng rộng, càng to bấy nhiêu. Lá cây to bằng ba ngón tay của người lớn chụm lại, mặt trên của lá màu xanh bóng, mỡ màng. Hoa bưởi bắt đầu trổ bông vào khoảng tháng 2-3. Hoa bưởi có màu trắng ngà, mỗi bông hoa có từ 4 đến 5 cánh, ở giữa là đốm nhụy vàng, trên cao những cánh bướm dập dờn, đùa giỡn với những bông hoa xinh xinh. Hương hoa bưởi thơm dịu đặc trưng khiến ngây ngất lòng người, khiến trai thanh, gái lịch phải bối rối, hương hoa bưởi thấm đượm tinh hoa của dân tộc vào đồ ăn, thức uống, phong tục tập quán của con người. Hoa bưởi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thcs Tiên Phong
Dung lượng: 147,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)