Bài thi Tìm hiểu Lịch sử 2016-2017!
Chia sẻ bởi Trần Ngọc Anh |
Ngày 16/10/2018 |
52
Chia sẻ tài liệu: Bài thi Tìm hiểu Lịch sử 2016-2017! thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN THĂNG BÌNH
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN
----------( ( (---------
BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN THỊ TRẤN HÀ LAM (1930-2015)
NGƯỜI THỰC HIỆN : TRẦN NGỌC ANH
NĂM HỌC : 2016 - 2017
Câu 1: Đồng chí, anh, chị cho biết quá trình hình thành tên gọi địa danh Hà Lam xưa và thị trấn Hà Lam ngày nay? Chi bộ Đảng đầu tiên ở Hà Lam ra đời vào ngày, tháng, năm nào? Có biệt danh gì? Từ khi thành lập thị trấn Hà Lam đến nay (1981), Đảng bộ thị trấn đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội. Hãy nêu tên các đồng chí Bí thư Đảng bộ trong từng nhiệm kỳ? (2,5 điểm)
Trả lời: Quá trình hình thành tên gọi địa danh Hà Lam xưa và thị trấn Hà Lam ngày nay. Hà Lam là một làng thuộc phủ Thăng Hoa, một trong sáu phủ của Thừa tuyên Quảng Nam vốn là đất Chiêm Thành( Chiêm Động) từ nhà Trần đến nhà Hồ có sự đánh nhau chiếm qua, chiếm lại nhiều lần giữa ta và Chiêm Thành. Sau khi vua Lê Thánh Tông đến chinh phục thì tình hình mới ổn định lập ra Quảng Nam thừa tuyên năm 1471. Triều đình lúc bấy giờ cử cụ Phạm Nhữ Tăng cháu 6 đời của tướng Phạm Ngũ Lão đến nhận chức Thừa tuyên Quảng Nam và lập ra tổng xã các nơi( Theo Việt nam sử lược của Trần Trọng Kim) Theo ước đoán vào khoảng thời gian từ 71-1490 làng Hà Lam được khai sinh lập thành xã hiệu tính đến nay trên dưới 500 năm.
Sau năm 1945 qua các thời kỳ làng Hà Lam được nhập vào các xã lân cận để hình thành các xã hiệu: Năm 1945- 1954 là xã Thăng Hòa, Thăng Điền, Thăng Châu
Năm 1955- 1958 là xã Bình Hà
Năm 1958 -1981 là xã Bình Nguyên
Năm 1981 theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ, Hà Lam được tách ra từ xã Bình Nguyên để thành lập Thị trấn Hà Lam gồm Hà Lam, Chung Phước và Đồng Thái Tổng diện tích tự nhiên là 1.170 ha, trong đó có: 430ha đất canh tác. Chiều dài của thị trấn là 5km, chiều rộng là 4km; thị trấn Hà Lam có nhiều rừng đồi như: rừng Bà Nú, rừng Chùa, rừng Ông Lược, rừng Tiên Nông, rừng Rọ, rừng Rú; núi Dê, gò Thường, đồi 41, đồi 42. Những năm về trước, các địa danh này
có nhiều cây xanh, bóng mát, thơ mộng, trữ tình, nhưng trải qua bao biến thiên của tự nhiên và xã hội, cây cối bị tàn phá nặng nề, phần lớn chỉ còn lại đất trống, 3 đồi trọc; ruộng đất nói chung so với các địa phương ở vùng Đông và vùng Tây của uyện Thăng Bình thì đất đai của thị trấn Hà Lam về thổ nhưỡng có độ phì cao hơn. Theo số liệu trong sổ bộ thời Gia Long, đất ruộng thị trấn Hà Lam có 2.803 mẫu Trung bộ, tương đương (1.401ha). Trong đó, số diện tích có tại thị trấn Hà Lam là 876 mẫu (438ha); số diện tích còn lại ở rải rác tại các địa phương trong huyện, như: Hà Châu, Đồng Đức, Vinh Huy, Hương Lộc, Đồng Dương, Xuân Yên, Gò Ngao, Bình Trung, Bến Tàu, Bàu Nước, Ca Lâu, Bình Túy, Dục Túy, Phường Rạnh (sau này thường gọi là đất công điền). Điều đó chứng tỏ tổ tiên của người Hà Lam chẳng những có công khai hoang, mở mang xây dựng làng xã trù phú mà còn chú trọng, tập trung đến việc mở rộng lập nghiệp, phát triển canh nông ra ngoài làng.
Trước đây, Nhân dân Hà Lam, Đồng Thái, Chung Phước, Thanh Ly chiếm số đông là nông dân, nhưng sản xuất nông nghiệp chủ yếu là thuần nông, độc cảnh cây lúa, cây sắn, cây mía, đậu dụng và khoai lang; chăn nuôi gia súc (trâu, bò) chủ yếu làm sức kéo; heo, gà, vịt là sản phẩm tự cung, tự cấp. Một đặc trưng được phác họa bởi nền sản xuất nhỏ phân tán, manh mún, nhỏ lẻ tồn tại nhiều năm trong đời sống xã hội của cư dân Hà Lam. Năm 1910 có 2.542 suất đinh; vào tháng 12 năm 1970, tổng dân số của xã Bình Nguyên (trong đó có Hà Lam) là 12.450 khẩu; năm 1981, sau khi chia tách xã Bình Nguyên thành 2 đơn vị hành chính là thị trấn Hà Lam và xã Bình Nguyên trực thuộc huyện Thăng Bình, tổng dân số thị trấn Hà Lam có 7.949 khẩu với 914 hộ; đến năm 1997 dân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Ngọc Anh
Dung lượng: 208,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)