Bài thi Em yêu Lịch sử Việt Nam đã đạt giải cao năm 2015-2016 thầy cô và các em tham khảo nhé
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Nhiên |
Ngày 16/10/2018 |
90
Chia sẻ tài liệu: Bài thi Em yêu Lịch sử Việt Nam đã đạt giải cao năm 2015-2016 thầy cô và các em tham khảo nhé thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
Họ và tên: LÊ TRUNG HIẾU
Lớp: 9A
Trường: THCS Tam Hưng- Huyện Thanh oai - Hà Nội.
BÀI THAM DỰ CUỘC THI
“EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM”
Câu 1: Nêu những hiểu biết của em về sự kiện cách mạng tháng Tám và tuyên ngôn độc lập năm 1945. Lấy dẫn chứng tiêu biểu về những đóng góp của quê hương em cho thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945. Theo em, độc lập có ý nghĩa như thế nào với một quốc gia?
Trả lời
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao thăng trầm cùng với những cuộc khởi nghĩa, cách mạng giành chính quyền trong cả nước. Là người dân Việt Nam hẳn mỗi chúng ta đều không thể quên được một sự kiện được coi là trọng đại nhất, oanh liệt nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20. Trong một thời gian ngắn, với khí thế cách mạng sôi sục và trào dâng chưa từng có, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã nhất tề vùng lên giành chính quyền trong cả nước. Đó chính là cuộc khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Cuộc cách mạng được diễn ra trong bối cảnh miền Bắc vừa thoát khỏi nạn đói kinh hoàng với 2 triệu người chết và Đồng Minh vừa kết thúc cuộc Đại chiến Thế giới thứ hai. Cuộc cách mạng xảy ra dưới sự lãnh đạo của Đảng, 20 triệu nhân dân ta đã nhất tề vùng dậy khởi nghĩa dành lại chính quyền….
Việc “giành lại chính quyền” được các sử gia Việt Nam ví như là “cuộc chạy đua nước rút với quân đội Đồng Minh”. Các bản Hiến pháp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đều ghi nhận sự thành công của cách mạng tháng Tám là nền tảng khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Ngày 9-8-1945, sau khi chiến thắng hoàn toàn quân Đức, Hồng quân Liên Xô bắt đầu tiến công quân Nhật. Trong vòng không đầy một tuần lễ, quân đội Liên Xô đánh tan gần một triệu quân Nhật tại Mãn Châu (Trung Quốc), buộc Nhật đầu hàng Liên Xô và Đồng minh không điều kiện. Chiến tranh Thái Bình Dương, Chiến tranh thế giới lần thứ hai chấm dứt.
Từ ngày 13 đến 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào, Tuyên Quang, nhận định cơ hội cho nhân dân Việt Nam giành quyền độc lập đã tới, những điều kiện cho cuộc khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi, lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Hội nghị nêu rõ đường lối đối nội, đối ngoại của cách mạng Việt Nam trong tình hình mới; thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc, do ông Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng phụ trách. Ngay trong đêm 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 cho đồng bào và chiến sỹ cả nước nhanh chóng vùng dậy giành quyền độc lập.
Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh; thông qua Lệnh tổng khởi nghĩa; quyết định Quốc kỳ nền đỏ ở giữa có sao vàng năm cánh; chọn bài Tiến quân ca làm Quốc ca và bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.”
Hưởng ứng lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào cả nước, triệu người như một, nhất tề đứng lên với tinh thần "Dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập". Ở các tỉnh xa chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa, nhưng thấm nhuần chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, các cấp uỷ Đảng và Ban Việt Minh đã chủ động kịp thời phát động nhân dân nổi dậy.
+ Từ ngày 14/8 đến ngày 18/8, nhiều xã, huyện thuộc phần lớn các tỉnh ở Bắc Kỳ, một số tỉnh ở Trung Kỳ và Nam Kỳ đã nối tiếp nhau chớp thời cơ đứng lên giành chính quyền.
+ Ngày 16/8/1945, một đơn vị giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Tân Trào tiến về thị xã Thái Nguyên , mở đầu cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cả nước. Quân giải phóng chiếm nhiều vị trí, bao vây và tiến công quân Nhật trong thị xã.
+ Tại Hà
Lớp: 9A
Trường: THCS Tam Hưng- Huyện Thanh oai - Hà Nội.
BÀI THAM DỰ CUỘC THI
“EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM”
Câu 1: Nêu những hiểu biết của em về sự kiện cách mạng tháng Tám và tuyên ngôn độc lập năm 1945. Lấy dẫn chứng tiêu biểu về những đóng góp của quê hương em cho thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945. Theo em, độc lập có ý nghĩa như thế nào với một quốc gia?
Trả lời
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao thăng trầm cùng với những cuộc khởi nghĩa, cách mạng giành chính quyền trong cả nước. Là người dân Việt Nam hẳn mỗi chúng ta đều không thể quên được một sự kiện được coi là trọng đại nhất, oanh liệt nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20. Trong một thời gian ngắn, với khí thế cách mạng sôi sục và trào dâng chưa từng có, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã nhất tề vùng lên giành chính quyền trong cả nước. Đó chính là cuộc khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Cuộc cách mạng được diễn ra trong bối cảnh miền Bắc vừa thoát khỏi nạn đói kinh hoàng với 2 triệu người chết và Đồng Minh vừa kết thúc cuộc Đại chiến Thế giới thứ hai. Cuộc cách mạng xảy ra dưới sự lãnh đạo của Đảng, 20 triệu nhân dân ta đã nhất tề vùng dậy khởi nghĩa dành lại chính quyền….
Việc “giành lại chính quyền” được các sử gia Việt Nam ví như là “cuộc chạy đua nước rút với quân đội Đồng Minh”. Các bản Hiến pháp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đều ghi nhận sự thành công của cách mạng tháng Tám là nền tảng khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Ngày 9-8-1945, sau khi chiến thắng hoàn toàn quân Đức, Hồng quân Liên Xô bắt đầu tiến công quân Nhật. Trong vòng không đầy một tuần lễ, quân đội Liên Xô đánh tan gần một triệu quân Nhật tại Mãn Châu (Trung Quốc), buộc Nhật đầu hàng Liên Xô và Đồng minh không điều kiện. Chiến tranh Thái Bình Dương, Chiến tranh thế giới lần thứ hai chấm dứt.
Từ ngày 13 đến 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào, Tuyên Quang, nhận định cơ hội cho nhân dân Việt Nam giành quyền độc lập đã tới, những điều kiện cho cuộc khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi, lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Hội nghị nêu rõ đường lối đối nội, đối ngoại của cách mạng Việt Nam trong tình hình mới; thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc, do ông Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng phụ trách. Ngay trong đêm 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 cho đồng bào và chiến sỹ cả nước nhanh chóng vùng dậy giành quyền độc lập.
Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh; thông qua Lệnh tổng khởi nghĩa; quyết định Quốc kỳ nền đỏ ở giữa có sao vàng năm cánh; chọn bài Tiến quân ca làm Quốc ca và bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.”
Hưởng ứng lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào cả nước, triệu người như một, nhất tề đứng lên với tinh thần "Dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập". Ở các tỉnh xa chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa, nhưng thấm nhuần chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, các cấp uỷ Đảng và Ban Việt Minh đã chủ động kịp thời phát động nhân dân nổi dậy.
+ Từ ngày 14/8 đến ngày 18/8, nhiều xã, huyện thuộc phần lớn các tỉnh ở Bắc Kỳ, một số tỉnh ở Trung Kỳ và Nam Kỳ đã nối tiếp nhau chớp thời cơ đứng lên giành chính quyền.
+ Ngày 16/8/1945, một đơn vị giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Tân Trào tiến về thị xã Thái Nguyên , mở đầu cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cả nước. Quân giải phóng chiếm nhiều vị trí, bao vây và tiến công quân Nhật trong thị xã.
+ Tại Hà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Nhiên
Dung lượng: 2,58MB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)