Bai thi

Chia sẻ bởi đinh thuy ha | Ngày 05/10/2018 | 62

Chia sẻ tài liệu: bai thi thuộc Nhà trẻ

Nội dung tài liệu:

BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU LỊCH SỬ 130 NĂM TỈNH HOÀ BÌNH

Họ và tên: Đinh Thị Thúy Hà
Sinh ngày: 27 tháng 12 năm 1978
Đơn vị: Giáo viên Trường mầm non Tú Sơn
Huyện Kim Bôi- Tỉnh Hòa Bình

Câu 1: Bạn hiểu nền “ Văn hoá Hoà Bình” như thế nào? Phân biệt sự khác nhau giữa khái niệm “ Văn hoá Hoà Bình” với “ Văn hoá các dân tộc tỉnh Hoà Bình”?. Những giá trị tiêu biểu của “ Văn hoá Mo Mường” đối với người Mường của tỉnh Hoà Bình là gì?
“Văn hóa Hòa Bình” là chỉ về một nền văn hóa cổ đại đã xuất hiện và tồn tại trên địa phận nước Việt tiền sử, có khung niên đại mở đầu cách ngày nay khoảng 18.000 và khung niên đại kết thúc cách ngày nay khoảng 7.500 năm (thời kỳ đồ đá). Trên cơ sở khai quật các di tích hoạt động tại vùng núi đá vôi tỉnh Hòa Bình, năm 1927 nhà khảo cổ học người Pháp Madelene Colani đã đề xuất khái niệm “Văn hóa Hòa Bình”. Tháng giêng năm 1932 tại hội nghị tiền sử Viễn Đông lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội, các nhà khảo cổ học thế giới đã thảo luận thông qua công nhận thuật ngữ “Văn hóa Hòa Bình”. Căn cứ kết quả phát hiện nghiên cứu khai quật 72 địa điểm ở tỉnh Hòa Bình trong 130 địa điểm “Văn hóa Hòa Bình” trong các tỉnh từ Bắc miền Trung trở ra có thể khẳng định Hòa Bình là một trong những trung tâm của người nguyên thủy ở Việt Nam.
"Văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình"
Văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình là một nền văn hoá đa dân tộc, trong đó dân tộc Mường chiếm tỉ lệ khá lớn với hơn 60% dân số. Văn hóa Mường và những nền văn hóa khác đã tập hợp lại và làm nên những nét riêng của văn hóa Hòa Bình. Bản sắc văn hóa Hòa Bình bao gồm: Văn hóa Trống Đồng, văn hóa Cồng Chiêng, các truờng ca, văn hóa ăn, ở, mặc cùng các loại hình văn hóa khác. Cồng chiêng tham gia hầu hết vào mọi sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng như hội Sắc bùa, lễ cưới, lễ tang, cuộc đi săn, kéo gỗ, mừng nhà mới, hội xuống đồng, khi thiên tai địch họa. Đặc biệt trong lễ hội mùa Xuân ở Hòa Bình thường có những phường Chiêng, phường Cồng đi chúc Tết các gia đình ( gọi là phường Sắc Bùa ). Trong sinh hoạt dân gian nổi lên lễ xướng trường ca Đẻ đất - Đẻ nước vừa diễn tả, giải thích nguồn gốc vũ trụ, con người, muôn loài với quan niệm linh thiêng đầy chất huyền thoại.
Người Mường Hòa Bình thường ở nhà sàn, theo truyền thuyết dân gian gọi là nhà rùa: có 4 mái 3 tầng mô phỏng theo quan niệm vũ trụ dân gian 3 tầng 4 thế giới của người Mường, Cũng chính ở đất Mường tồn tại một loại hình độc đáo gọi là sao Đoi, trong đó ngày lùi đi một ngày, tháng tiến trước 1 tháng nên thường gọi là lịch ngày lùi tháng tiến. Trong ẩm thực người Mường xưa thường ăn cơm đồ, uống rượu cần. Trang phục phụ nữ Mường đầy độc đáo gợi cảm. Đặc biệt, cạp váy Mường có đường nét hoa văn rất tinh tế được mô tả theo hoa văn trên mặt trống Đồng Đông Sơn.
Người Thái Hòa Bình cũng làm nhà sàn như người Mường song nhà sàn Thái rộng hơn, sắp xếp quy củ hơn. Trang phục của người Thái đa dạng và hết sức độc đáo. Trang phục phụ nữ Thái có những hoa văn trang trí mang biểu tượng thiên nhiên đa dạng : chim muông, cây cỏ. mặt trời. Đai thắt lưng và khăn Piêu là những tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo. Dân tộc Thái có nhiều lễ hội mang sắc thái riêng: lễ ra lửa, lễ cưới, lễ cơm mới, lễ hội ném còn, múa quạt. Đặc biệt xòe Thái là hấp dẫn nhất.
Dân tộc H’Mông Hòa Bình sống trên các đỉnh núi cao. Trang phục của người H’Mông có kết cấu hoa văn khác lạ. Con trai H’Mông có tục “ Bắt vợ ” rất thú vị và là quy ước để nâng cao giá trị người con gái. Người H’Mông là tác giả của tục chơi cù quay, một trò chơi sôi động cuốn hút nhiều người tham dự. Tiếng khèn và những điệu múa khèn mang nhiều sắc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: đinh thuy ha
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)