BAI THANH LỊCH VAN MINHHA NOI

Chia sẻ bởi Thái Văn Tuyển | Ngày 09/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: BAI THANH LỊCH VAN MINHHA NOI thuộc Toán học 2

Nội dung tài liệu:

Chương trình ngày 20-11
*******
*chào cờ:
-Quốc ca.
-Đội ca.
-Vì Tổ quốc…..sẵn sàng/

I - TUYÊN BỐ LÝ DO - GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU
Kính thưa các vị đại biểu
Kính thưa các cô giáo
Đã bao đời nay, nhân dân ta đã có truyền thống: "Tốn sư trọng đạo" người thầy giáo, cô giáo luôn được tôn vinh và trọng dụng. Dạy học là một nghề tâm huyết, một nghề cao quý trong các nghề cao quý. Đúng như nhà sư phạm nổi tiếng người Nga: Cô Men X Ki đã khẳng định: "Dưới ánh nắng mặt trời, không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học". Thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu:
" Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người"
Toàn Đảng, toàn dân ta luôn có ý thức chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Mùa thu năm 1982, Đảng và nhà nước ta đã có quyết định làm nức lòng giáo giới và nhân dân cả nước, đó là: Hàng năm cứ lấy ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam
Để cùng hoà chung với không khí cả nước, cũng là nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập nhà giáo Việt Nam, trường TH Quang Trung tổ chức lễ mit tinh kỷ niệm "Ngày nhà giáo Việt Nam" 20/11/2011.
Về dự buổi lễ hôm nay rất vinh dự cho nhà trường chúng ta
1 Ban đại diện phụ huynh học sinh
2 Toàn thể 22 Đ/C cán bộ giáo viên trong nhà trường
đặc biệt về chúc mừng thầy cô giáo hôm nay có mặt đông đủ 271 em học sinh thân yêu .









V- Truyền thống ngày 20-11
Ngày 20-11 là ngày nhà giáo VN. Đây là ngày để mọi người bày tỏ lòng biết ơn đối với người có công giáo dục ta nên người. Nghĩa cữ tốt đẹp đó đã trở thành truyền thống ngàn đời của dân tộc.
Muốn sang thì bắt cầu Kiều.
Muốn con hay chữ thì yêu mến thầy.
Nhân kỷ niệm ngày này chúng ta cùng ôn lại"Truyền thống ngày nhà giáo VN". Dân tộc VN có truyền thống tôn sư trọng đạo, nghĩa là yêu đạo nghĩa, kính trọng thầy giáo, ý thức này xuất phát từ lòng hiếu học. Dân tộc VN hiểu rằng muốn trở thành người có ích cho xã hội là phải học. "Không Thầy đố mày làm nên" và muốn thông thái phải kính thầy, yêu mến thầy. Dân tộc VN có truyền thống kính trọng thầy giáo. Nhìn lại các triều đại phong kiến đến nay chúng ta thấy thầy giáo VN đều là những người có kiến thức rộng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lòng cương trực thẳng thắng, không khuất phục trước tiền bạc, có một phong cách sống giản dị, gần gũi với nhân dân, có thể nói những truyền thống tốt đẹp của dân tộc về tư tưởng, về đạo nghĩa, về tình cãm đều tập trung vào người thầy giáo. Chính vì vậy mà người VN vốn hiếu học lại càng kính trọng thầy giáo. Từ xưa đến nay, biết bao tấm gương sáng của thầy giáo VN, mà mỗi thời kỳ đều có những thầy giáo tiêu biểu :
- Dưới thời hậu Lý, nhiều nhà sư có học vốn yên thân sống ẩn dật, bốc thuốc chữa bệnh cứu người và mở trường dạy học, truyền bá đạo nghĩa. Các vua Lý biết tiếng mời ra giúp Nước, kinh bang tế thế như các vị sư : Châu Khổng Thiền Sư, Viên Chiêu Thiền Sư, Viên Thống Quốc Sư...đều là những thầy giáo nổi tiếng.
- Đời Trần, Thầy Chu Văn An đậu thái học sử không chịu ra làm quan, mà mở trường dạy học bên sông Tô Lịch ( gần Thăng Long ) và vua Trần biết Thầy là người có tài, có đức nên triệu về kinh, không thể trái lệnh Vua, Thầy bắt buộc phải về triều, thọ chức nhưng xin làm nghề dạy học tại Quốc Tử Giám, tức là trường đại học đầu tiên của VN lúc bây giờ.
- Dưới thời Lê - Trịnh, thầy Lương Thế Vinh thi đậu trạng nguyên, nhưng vì không chịu được cảnh náo nhiệt của kinh thành, Thầy xin về hưu mở trường dạy học.
-Thầy Lê Quý Đôn chẳng những là một thầy giáo giỏi, mà còn là một nhà bác học. Ở trong Nam tiêu biểu lúc bấy giờ là thầy Võ Trường Toản
-Thầy Phan Huy Ích là người tiến sĩ của thời Lê. Thầy được vua Tây Sơn trọng dụng, nhưng khi triều Tây Sơn mất Thầy về quê mở trường dạy học.
- Dưới triều Nguyễn có thầy Phạm Huy Chú, Ngô Thế Vinh, Vũ Tòng Phan đều là những thầy giáo nổi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thái Văn Tuyển
Dung lượng: 47,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)