Bài tập về áp suất khí quyển và lực đẩy ácsimet

Chia sẻ bởi Vũ Thị Ghi | Ngày 14/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: bài tập về áp suất khí quyển và lực đẩy ácsimet thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Áp suất khí quyển
Bài 1: Tại sao không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức P = d.h được?
Bài 2: Thế nào là áp suất khí quyển? Áp suất này tác dụng lên các vật trong khí quyển theo phương nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến áp suất khí quyển? Kể tên các đơn vị đo áp suất khí quyển.
Bài 3: Chọn những con số thích hợp để điện vào những chỗ trống sau?
760 mmHg = …….. N/m2
102680 N/m2 = ………. mmHg = ………… cmHg = ……….mHg
……… mmHg = 96560 Pa
102000 Pa = ………… mHg
Bài 4: Khi đặt áp kế tại một chân núi thì nó chỉ 758 mmHg. Con số đo cho biết điều gì? Áp suất khí quyển tại đó bằng bao nhiêu N/m2
Bài5: Biết rằng cứ lên cao 12 m thì áp suất khí quyển giảm 1 mmHg. Tính áp suất khí quyển tại đỉnh của một tòa nhà cao 60 tầng, mỗi tằng cao 3 m, biết áp suất khí quyển tại mặt đất là 760 mmHg.
Bài 6: Trên đỉnh một ngọn đồi cao 598m người ta đo áp suất khí quyển được 70 cmHg. Tính áp suất khí quyển tại chân đồi?
Bài 7: Một bồn chứa nước có trọng lượng riêng 10000N/m3, cột nước trong bồn cao 10m, trên mặt nước là không khí có áp suất 100000Pa. Tính:
Áp suất nước tác dụng lên một điểm cách đáy 2m.
Áp suất tác dụng lên đáy bồn chứa.
Lực đẩy Ác Si Mét
Bài 1: một vật làm bằng dồng khối lượng 1,78 kg được thả vào trong nước. Biết khối lượng riêng của đồng và nước 8900 kg/m3 và 1000 kg/m3. Hỏi lực đẩy Ác Si Mét có phương chiều và độ lớn như thế nào?
Bài 2: Một vật có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 30cm x 20cm x 10cm.
a. tính thể tích của vật.
b. Tính lực đẩy Ác Si Mét tác dụng lên vật khi thả nó vào một chất lỏng có trọng lượng riêng là 12000 N/m3. Biết vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng đó.
Bài 3: Một vật được móc vào một lực kế, khi để ngoài không khí thì lực kế chỉ 4,5N. Khi nhúng chìm hoàn toàn vật trong nước thấy lực kế chỉ 3,8 N. Tính:
Lực đẩy Ác Si Mét tác dụng lên vật khi đó và thể tích của vật?
Tính trọng lượng riêng của vật?
Bài 4: Một vật làm bằng đồng và một vật làm bằng nhôm có cùng khối lượng và cùng được nhúng vào trong dầu. Hỏi lực đẩy Ác Si Mét tác dụng vào vật nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần? Biết trọng lượng riêng của đồng với nhôm lần lượt là: 89000 N/m3 và 27000N/m3.
Bài 5: Một vật làm bằng đồng được nhúng vào trong dầu và một vật làm bằng nhôm được nhúng vào trong nước. Hỏi lực đẩy Ác Si Mét tác dụng vào vật nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần? Biết thể tích 2 vật bằng nhau, trọng lượng riêng của dầu và nước lần lượt là: 8000 N/m3 và 10000N/m3.
Bài 6: Một vật có trọng lượng riêng 15000N/m3. Nếu treo vật vào một lực kế và nhúng chìm hoàn toàn vật trong nước thấy lực kế chỉ 190 N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu?
Bài 7: Khi treo một vật làm bằng kim loại vào một lực kế thì lực kế chỉ 17,8 N. Khi treo vật đó vào lực kế và nhúng chìm vật vào bình tràn thì phần nước tràn ra có thể tích là 0,2 lít. Hỏi
Khi nhúng vật vào bình tràn thì lực kế chỉ bao nhiêu?
Vạt đó làm bằng kim loại gì?
Bài 8: Thả một vật không thấm nước vào dầu thì thấy 80% thể tích của vật bị chìm.
a. Hỏi khi thả nó vào nước thì bao nhiêu phần thể tích của vật sẽ bị chìm? Biết khối lượng riêng của dầu và nước lần lượt là 800 kg/m3 và 1000 kg/m3
b. Khối lượng của vật là bao nhiêu? Biết vật đó có dạng hình lập phương với cạnh là 50cm.
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Trong các lực sau đây thì lực nào không phải là áp lực?
A. Trọng lượng của máy kéo. B. Lực kéo khúc gỗ.
C. Lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh. D.Lực của mũi đinh tác dụng lên bảng gỗ.
Câu 2. Cách nào dưới đây làm giảm áp suất?
Tăng độ lớn của áp lực. B. Giảm diện tích mặt bị ép.
C. Tăng độ lớn của áp lực, đồng thời giảm diện tích bị ép.
D. Giảm độ lớn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Ghi
Dung lượng: 21,22KB| Lượt tài: 2
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)