BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 8 (THÁNG 9 - 2011)

Chia sẻ bởi Vũ Huy Cường | Ngày 14/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 8 (THÁNG 9 - 2011) thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Đề cương chương trình vật lý lớp 8 trong tháng 9

Bài 1: Chuyển Động cơ học
I. Kiến thức cần nhớ.
- Định nghĩa chuyển động cơ học (SGK trang 4).
- Tính tương đối của chuyển động.
- Một số chuyển động thường gặp.
II. Bài Tập.
Bài 1: Một toa tàu đang rời khỏi ga. Hãy cho biết tính tương đối chuyển động của người lái tàu so với tàu, nhà ga.
Bài 2: Nêu một số dạng chuyển động thường gặp. Lấy ví dụ minh họa.
Bài 3: Hãy cho biết khi nào thì ái đất được coi là đứng yên, chuyển động.
Đáp án:
Bài 1: Người lái tàu so với toa tàu thì đang đứng yên.
Nười lái tàu so với nhà ga thì đang chuyển động
Bài 2: Có 3 dạng quỹ đạo chuyển động.
động thẳng (VD: động thẳng hòn đá khi rơi từ trên cao xuống đất)
Chuyển động cong (Chuyển động cong của hòn đá khi ném nó lên cao).
Chuyển động tròn (Chuyển động tròn của một điểm trên đầu chiếu kim đồng hồ).
(GV cho học sinh làm một số bài tương tự nữa trong SBT)
Bài 3: Khi ta lấy vật làm mốc là một vật ở trên Trái Đất thì Trái Đất đứng yên.
Còn khi ta lấy vật làm mốc là một vật ở trên hành tinh khác thì Trái Đất chuyển động.

Bài 2 : Vận tốc:
I. Kiến thức cần nhớ.
- Định nghĩa vận tốc (SGK 10).
- Đơn vị vận tốc.
- Công thức tính vận tốc (v = S/t).
II. Bài tập.
Bài 1: Đổi các đơn vị vận tốc sau:
100Km/h = m/s
b) 100Km/h = m/phút
c) 20m/s = Km/h
d) 20m/s = Km/s
Bài 2: Vận tốc của ô tô là 36Km/h. Điều đó có ý nghĩa gì?
Bài 3: Một người đi xe máy với vận tốc là 50Km/h trong thời gian 2h. Vậy trong 2h đó người này đã đi được quãng đường bao nhiêu km? Nếu người đó đi với vận tốc lớn gấp đôi thì sau bao lâu thì người đó đi được đoạn đường trên?
Đáp án
Bài 1: Đổi các đơn vị vận tốc sau:
100Km/h = 27,8 m/s
b) 100Km/h = 1666,7 m/phút
c) 20m/s = 72 Km/h
d) 20m/s = 0,02 Km/s
Bài 2: Vận tốc của ô tô là 36Km/h. Điều đó có ý nghĩa là : Cứ 1h thì ô tô đó đi được 36Km.
Bài 3: Một người đi xe máy với vận tốc là 50Km/h trong thời gian 2h. Vậy trong 2h đó người này đã đi được quãng đường bao nhiêu km? Nếu người đó đi với vận tốc lớn gấp đôi thì sau bao lâu thì người đó đi được đoạn đường trên?
Đa: S = 100Km, t = 1h.
(Giáo viên cho học sinh làm một số bài tập tương tự nữa trong SBT)

Bài 3 : chuyển động đều – chuyển động không đều
I. Kiến thức cần nhớ.
- Định nghĩa chuyển động đều - chuyển động không đều (SGK 13).
- Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều trên nhiều đoạn đường (SGK 13 : v=(S1+S2Sn)/( t1+t2tn).
II. Bài tập.
Bài 1: Lấy ví dụ về chuyển động đều, chuyển động không đều?
Bài 2: Một người đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Huy Cường
Dung lượng: 19,84KB| Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)