Bài tập trắc nghiệm cho bài Truyện Kiều

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hiền | Ngày 08/05/2019 | 156

Chia sẻ tài liệu: Bài tập trắc nghiệm cho bài Truyện Kiều thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Hà Thị THư - Trường THCS An Hồng, An Dương, Hải Phòng
Trang bìa
Trang bìa:
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM đọc hiểu văn bản
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất trong các phương án trả lời sau:
Nội dung chính của đoạn trích Cảnh ngày xuân là gì?
A- Tả lại vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều.
B-Tả lại cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi xuân.
C-Tả lại cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết Thanh minh.
D-Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ.
câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất cho câu hỏi sau
Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của hai câu thơ sau: Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
A-Nói về thời gian mùa xuân.
B-Nói về không gian mùa xuân.
C-Nói về cảnh vật mùa xuân.
D-Cả A, B đều đúng .

Câu 3: Chọn phương án đúng nhất đúng trong số các phươg án sau
Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong 6 câu thơ cuối là cảnh như thế nào?
A-Đẹp nhưng buồn
B-Ảm đạm, hiu hắt
C- Đẹp và tươi sáng
D- Khô cằn, héo úa
câu 4: Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau:
Nhận định nào nói đầy đủ nhất đặc sắc nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du ở 4 câu thơ cuối ?
A-Sử dụng nhiều từ láy.
B-Tạo dựng không gian và thời gian( có sự biến đổi so với bốn câu đầu.
C-Cảnh được miêu tả qua tâm trạng của con người.
C- Cả A, B, C đều đúng .
Bài 8 - THuý Kiều báo ân báo oán
Câu 1: Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sáu
Đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán miêu tả nhân vật chủ yếu bằng cách nào ?
A. Miêu tả ngoại hình bằng bút pháp ước lệ.
B. Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
C. Sử dụng ngôn ngữ đối thoại trực tiếp.
D. Miêu tả thiên nhiên qua cái nhìn của con người.
Câu 2: Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau:
Câu thơ " Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run" sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh.
B. Nhân hoá.
C. Hoán dụ .
D. Liệt kê.
Câu3: Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau:
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là gì ?
A. Nhấn mạnh uy thế của nàng Kiều khi ngồi trên ghế quan toà để xử án.
B. Nhấn mạnh sự hoảng sợ đến mức tột cùng của Thúc Sinh.
C. Vẽ ra bộ mặt thật của Thúc Sinh: là một con người nhu nhược và hèn kém.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 4: Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau:
Tại sao trong lời Kiều nói với Thúc Sinh, tác giả lại sử dụng nhiều từ Hán Việt ?
Để làm cho lời nói trang trọng, phù hợp với chàng Thúc.
B. Để diễn tả được lòng biết ơn, trân trọng của Kiều với Thúc Sinh.
C. Để thể hiện Kiều là người có học thức rất rộng.
D. Kết hợp cả A và B.
Câu 5: Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau:
Vì sao khi đang nói với Thúc Sinh, Kiều lại nhắc đến Hoạn Thư?
A. Vì Kiều chịu ơn cả Thúc Sinh lẫn Hoạn Thư.
B. Vì nỗi đau mà Hoạn Thư gây cho Kiều quá lớn.
C. Vì Thúc Sinh và Hoạn Thư cùng xuất thân từ gia đình quan lại.
D. Vì Hoạn Thư là vợ của Thúc Sinh.
Câu 6: Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau:
Em có nhận xét gì về tính cách của Hoạn Thư qua những lời đối đáp với Thuý kiều?
A. Nhu nhược, hèn nhát.
B. Khôn ngoan, giảo hoạt.
C. Mưu mô, cơ hội.
D. Hiền lành, thật thà.

Câu 7: Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau:
Nhận định nào không phải là lí lẽ Hoạn Thư đưa ra để gỡ tội cho mình ?
A. Dựa vào tâm lý thường tình của một người phụ nữ để gỡ tội.
B. Kể lại công của mình đã cho Kiều ra viết kinh ở gác Quan Âm.
C. Nhận hết tội về mình và mong Kiều tha thứ.
D. Đổ hết mọi tội lỗi cho THúc Sinh.
Câu 8: Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau:
Vì sao Kiều tha bổng cho Hoạn Thư?
Vì Kiều cảm thấy mình là người yếu thế trước những lời nói của Hoạn Thư.
B. Vì hành động đó phù hợp với tấm lòng độ lượng của nàng.
C. Vì Kiều thấy thương xót cho Hoạn Thư.
D. Vì Kiều đồng cảm với cảnh ngộ của Hoạn Thư.
Câu 9: Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau:
Ý nghĩa lớn nhất của đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán là gì ?
A. Phản ánh ước vọng công lý chính nghĩa ở thời đại Nguyễn Du.
B. Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Thuý Kiều.
C. Cho thấy sự khôn ngoan , sắc sảo của Hoạn Thư.
D.Thể hiện sự hèn nhát, nhu hược của Thúc Sinh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)