Bài tập Tiếng Việt + Toán 4

Chia sẻ bởi Lê Thị Thư | Ngày 09/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài tập Tiếng Việt + Toán 4 thuộc Toán học 4

Nội dung tài liệu:

ôn tập tuần 16
Ghi nhớ :
Câu được phân tích ra thành nhiều thành phần, trong đó có những thành phần chính và những thành phần phụ.
a)Chủ ngữ (CN):
Là một trong hai bộ phận chính của câu. CN nêu người, sự vật được miêu tả, nhận xét. Câu thường có một CN hoặc có thể có nhiều CN đặt kế tiếp nhau. Muốn tìm CN, ta đặt câu hỏi : Ai ? Con gì ? Cái gì ? Việc gì ?...
b)Vị ngữ (VN) :
Là trong hai bộ phận chính của câu. VN chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất, vị trí để miêu tả hoặc nhận xét về người, sự vật được nêu ở CN. Câu thường có một VN hoặc có thể có nhiều VN. Trong câu,VN thường đứng sau CN (song đôi khi, để gây sự chú ý, VN cũng được đảo lên trước CN). Muốn tìm VN, ta đặt câu hỏi : ...làm gì ? ...như thế nào ? ....là gì ?
Bài tập
Bài 1 : Hãy chỉ ra chỗ sai của những câu văn sau rồi sửa lại bằng 2 cách :
Bông hoa đẹp này.
Con đê in một vệt ngang trời đó.
Những con chim chào mào liến thoắng gọi nhau loách choách ấy.
Bài 2 :
Các câu văn sau thiếu bộ phận chính nào ? Hãy sửa lại bằng 2 cách :
a) Khi em nhìn thấy ánh mắt trìu mến, thương yêu của Bác.
b) Những đợt sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát ấy.
c) Một hôm, chích bông đang đậu trên một cành cây nhỏ.
d) Truyện Hươu và Rùa người xưa đã cho chúng ta thấy tình bạn giữa Hươu và Rùa.
Bài 3 :
Tìm CN, VN, TN của những câu sau :
a)Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói , tiếng cười rộn ràng ,vui vẻ.
b)Hoa lá, quả chín ,những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả hương.
c)Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.
Bài 4: Xác định CN, VN các câu văn sau:
a) Ông đèo tôi đến trường.
b)Trên sân trường , chúng em say sưa đá cầu.
c) Chúng em say sưa đá cầu trên sân trường.
d)Trên vòm cây, những chú chim hót líu lo như cũng muốn tham gia vào những trò chơi vui vẻ của chúng em.
e) Những chú voi đang ăn mía bên bờ sông.
g) Bên bờ sông, những chú voi đang ăn mía.
h) Bên bờ sông, những chú coi con đang ăn mía một cách ngon lành.
i) Bác đồng hồ mỉm cười, liếc mắt nhìn em.
k)Anh đồng hồ giơ cặp kim lên vẫy chào những tháng ngày buồn tẻ trên kệ hàng siêu thị để đến với em.

Bài 5: Đặt câu kể Ai làm gì? để kể về hoạt động của:
Một người học sinh.
b) Một con vật nuôi trong nhà.
C) Một đồ vật được nhân hoá.
Một cây cối được nhân hoá.
Bài 3:Xác định CN, VN trong nhữngcâu sau:
Sẻ Non chắp cánh bay vù về phía cành bằng lăng.
Mụ nhện cái cong chân nhảy ra từ một cái mạng nhện dày.
Mụ nhện cái to nhất cong chân nhảy ra từ một cái mạng nhện dày.
Từ một cái mạng nhện dày, mụ nhện cái cong chân nhảy ra..
Bài 6:Đặt câu kể Ai làm gì? để kể về hoạt động của những nhân vật sau:
a)Cô Tấm trong truyện: “ Tấm Cám”.
b)Thỏ trong câu chuyện: “ Rùa và Thỏ”.
c) Dế Mèn trong câu chuyện: “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”.
* Lưu ý: Câu kể Ai làm gì? VN do động từ chỉ hoạt động tạo nên, ĐT chỉ trạng thái thuộc kiểu câu kể Ai thế nào?
II.Tập làm văn:Tả cây bút chì của em.
1.Thêm các ý phù hợp hoàn thành bài văn miêu tả đồ vật:
Bước vào năm học mới, mẹ mua cho em một cây bút chì, …………….
Cây bút còn ……………... Nó dài hơn một gang tay,
thân bút ……………...Bút chì sơn màu………Trên màu ………………, nổi bật một hàng chữ xanh : …………. …….. Một đầu bút chì …………….. Em quay đầu kia lên xem thấy ………………….. .. Em lấy cái ………… ………… những mảnh gỗ mỏng, nhỏ dài chạy ra để lộ ruột bút chì đen nhánh. Em liền ….. Cây bút chì giúp em………...
Không biết từ lúc nào, chiếc bút chì đã trở thành người bạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thư
Dung lượng: 123,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)