Bài tập tham khảo cho HS ôn thi HSG cấp tỉnh

Chia sẻ bởi Nguyễn Đình Hành | Ngày 15/10/2018 | 254

Chia sẻ tài liệu: Bài tập tham khảo cho HS ôn thi HSG cấp tỉnh thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Một số bài tập THCS luyện thi HSG Hóa 9
(Phần 1)
Thầy Nguyễn Đình Hành – Gia Lai
Bài 1: Hỗn hợp khí X (ở điều kiện thường) gồm một hidrocacbon A và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng bằng 1:7. Nung nóng hỗn hợp X trong bình kín đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, dẫn hỗn hợp khí và hơi sau phản ứng đi qua bình đựng H2SO4 đậm đặc thì thoát ra khí Y có tỉ khối so với H2 bằng . 
a) Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo có thể có của A.
b) Hòa tan hết 3,76 gam hỗn hợp Z gồm K2O, K, BaO, Ba, Na2O, Na (oxi chiếm 10,638% theo khối lượng) vào nước dư, thu được một dung dịch T có nồng đồ mol Ba(OH)2 bằng  tổng nồng độ mol các chất tan trong dung dịch, đồng thời thoát ra 112 ml khí H2(đktc). Hấp thụ 1,848 lít (đktc) khí Y vào dung dịch T, kết thúc phản ứng thì thu được m (gam) kết tủa. Tính m.
Bài 2: Hòa tan hết 9,71gam hỗn hợp X gồm R2SO4 và RHSO4 vào nước được dung dịch Y, cho dung dịch BaCl2 dư vào Y thì thu được 18,64 gam kết tủa trắng. 
a) Tính % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X.
b) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi cho mỗi chất trong X lần lượt tác dụng với dung dịch Ca(OH)2, dung dịch K2CO3, dung dịch Ba(AlO2)2.
Bài 3: Xác định các chất hữu cơ A,B,C,D ....và viết PTHH thực hiện chuyển hóa sau:
A B CDEFCH4TXpolime Y
Bài 4: Hỗn hợp X gồm 1 axit cacboxylic đơn chức, 1ancol đơn chức và este của axit và ancol đó. Cho 2,86 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối và phần hơi có chứa 1,84 gam ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol thu được trong khí oxi thì thu được 3,52 gam CO2. Xác định CTCT các chất trong X và tính m?
Bài 5: Sục từ từ 7,84 lít CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 0,4M và Ba(OH)2 0,2M đến khi kết thúc phản ứng. Nêu hiện tượng, vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc số mol kết tủa BaCO3 theo số mol CO2 và tính khối lượng kết tủa thu được.
Bài 6: Hỗn hợp khí X gồm 0,09 mol C2H2; 0,15 mol CH4 và 0,2 mol H2. Nung nóng hỗn hợp khí X với xúc tác Ni (thể tích Ni không đáng kể) thu được hỗn hợp Y gồm 5 chất khí. Cho hỗn hợp Y qua dung dịch Brôm dư thu được hỗn hợp khí A có khối lượng mol phân tử trung bình (MA) bằng 16. Khối lượng bình đựng dung dịch Brôm tăng 0,82 gam. Tính số mol mỗi chất trong A.
Bài 7: Một hợp chất hữu cơ X có thành phần % nguyên tố cacbon và hidro lần lượt gần bằng 24,32%; 1,35%. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thì cần 0,896 lít O2 (đktc), thu được sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 ; H2O và 2,12 gam Na2CO3. Biết X có CTPT trùng với CT đơn giản nhất. 
a) Xác định CTPT của X và tính m?
b) Viết CTCT của X, biết X là muối của axit cacboxylic mạch hở.
c) Từ hợp chất X và các chất vô cơ cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học điều chế PVC và cao su Buna.
Bài 8: Cho m gam bột Fe vào 50ml dung dịch A gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 sau phản ứng kết thúc thu được 1,72 gam chất rắn B. Tách B đc nước lọc C. Cho C tác dụng với NaOH loãng dư được 1,84 gam kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thu 1,6 gam chất rắn Z biết B không tan trong dung dịch HCl
a) Tính m
b) Tính nồng độ mol/l của các muối trong A.
Bài 9: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm K và Ba vào trong 400 ml dung dịch BaCl2 0,15M, thu được một dung dịch Y. Dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Y thì thấy kết quả như sau:
- Khi lượng CO2 hấp thụ vào Y bằng x mol thì kết tủa bắt đầu cực đại.
- Khi lượng CO2 hấp thụ vào Y bằng (x + 0,12) mol thì kết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đình Hành
Dung lượng: 47,00KB| Lượt tài: 10
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)