Bai tap quang ho
Chia sẻ bởi Gs Mayrada |
Ngày 14/10/2018 |
48
Chia sẻ tài liệu: Bai tap quang ho thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
BÀI TẬP QUANG HỌC
Bài 1: Một vật sáng AB đặt cách màn chắn một khoảng L = 90 cm. Trong khoảng giữa vật sáng và màn chắn đặt một thấu kính hội tụ có tiêu cự f sao cho trục chính của thấu kớnh vuụng gúc với vật AB và màn. Khoảng cách giữa hai vị trí đặt thấu kính để cho ảnh rõ nét trên màn chắn là = 30 cm. Tính tiêu cự của thấu kính hội tụ ?
Bài 2: Một chùm sáng song song với trục chính tới thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20 cm. Phía sau thấu kính người ta đặt một gương phẳng tại I và vuông góc với trục chính của TK, gương quay mặt phản xạ về phía TK và cách TK một khoảng 15 cm. Trong khoảng giữa TK và gương người ta quan sát được một điểm rất sáng :
a/ Giải thích và vẽ đường truyền của các tia sáng ( không vẽ tia sáng phản xạ qua thấu kính ) ? Tính khoảng cách từ điểm sáng tới TK ?
b/ Cố định TK và quay gương quanh điểm I đến vị trí mặt phản xạ hợp với trục chính một góc 450. Vẽ đường truyền của các tia sáng và xác định vị trí của điểm sáng quan sát được lúc này ?
Bài 3: Hai vật sáng A1B1 và A2B2 cao bằng nhau và bằng h được đặt vuông góc với trục chính xy ( A1 & A2 ( xy ) và ở hai bên của một thấu kính (L). Ảnh của hai vật tạo bởi thấu kính ở cùng một vị trí trên xy . Biết OA1 = d1 ; OA2 = d2 :
Thấu kính trên là thấu kính gì ? Vẽ hình ?
Tính tiêu cự của thấu kính và độ lớn của các ảnh theo h ; d1 và d2 ?
Bỏ A1B1 đi, đặt một gương phẳng vuông góc với trục chính tại I ( I nằm cùng phía với A2B2 và OI > OA2 ), gương quay mặt phản xạ về phía thấu kính. Xác định vị trí của I để ảnh của A2B2 qua Tk và qua hệ gương - Tk cao bằng nhau ?
Bài 4: Có hai thấu kính (L1) & (L2) được bố trí song song với nhau sao cho chúng có cùng một trục chính là đường thẳng xy . Người ta chiếu đến thấu kính (L1) một chùm sáng song song và di chuyển thấu kính (L2) dọc theo trục chính sao cho chùm sáng khúc xạ sau khi qua thấu kính (L2) vẫn là chùm sáng song song. Khi đổi một trong hai thấu kính trên bằng một TK khác loại có cùng tiêu cự và cũng làm như trên, người ta lần lượt đo được khoảng cách giữa 2 TK ở hai trường hợp này là 24 cm và = 8 cm.
1) Các thấu kính (L1) và (L2) có thể là các thấu kính gì ? vẽ đường truyền của chùm sáng qua 2 TK trên ?
2) Trong trường hợp cả hai TK đều là TK hội tụ và (L1) có tiêu cự nhỏ hơn (L2), người ta đặt một vật sáng AB cao 8 cm vuông góc với trục chính và cách (L1) một đoạn d1 = 12 cm. Hãy :
+ Dựng ảnh của vật sáng AB qua hai thấu kính ?
+ Tính khoảng cách từ ảnh của AB qua TK (L2) đến (L1) và độ lớn của ảnh này ?
Bài 5: a/ Vật thật AB cho ảnh thật A’B’ như hình vẽ. Hãy vẽ và trình bày cách vẽ để xác định quang tâm, trục chính và các tiêu điểm của thấu kính ?
b/ Giữ thấu kính cố định, quay vật AB quanh điểm A B
theo chiều ngược với chiều quay của kim đồng hồ thì ảnh A’B’ A’
sẽ thế nào ? A
c/ Khi vật AB vuông góc với trục chính, người ta đo B’
được AB = 1,5.A’B’ và AB cách TK một đoạn d = 30cm. Tính tiêu cự của thấu kính ?
Bài 6: Một thấu kính hội tụ (L) có tiêu cự f = 50cm, quang tâm O. Người ta đặt một gương phẳng (G) tại điểm I trên trục chính sao cho gương hợp với trục chính của thấu kính một góc 450 và OI = 40cm, gương quay mặt phản xạ về phía thấu kính :
Một chùm sáng song song với trục chính tới thấu kính, phản xạ trên gương và cho ảnh là một điểm sáng S. Vẽ đường đi của các tia sáng và giải thích, tính khoảng cách SF’ ?
Cố định thấu kính và chùm tia tới, quay gương quanh điểm I một góc (. Điểm sáng S di chuyển thế nào ? Tính độ dài quãng đường di chuyển của S theo ( ?
Bài 1: Một vật sáng AB đặt cách màn chắn một khoảng L = 90 cm. Trong khoảng giữa vật sáng và màn chắn đặt một thấu kính hội tụ có tiêu cự f sao cho trục chính của thấu kớnh vuụng gúc với vật AB và màn. Khoảng cách giữa hai vị trí đặt thấu kính để cho ảnh rõ nét trên màn chắn là = 30 cm. Tính tiêu cự của thấu kính hội tụ ?
Bài 2: Một chùm sáng song song với trục chính tới thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20 cm. Phía sau thấu kính người ta đặt một gương phẳng tại I và vuông góc với trục chính của TK, gương quay mặt phản xạ về phía TK và cách TK một khoảng 15 cm. Trong khoảng giữa TK và gương người ta quan sát được một điểm rất sáng :
a/ Giải thích và vẽ đường truyền của các tia sáng ( không vẽ tia sáng phản xạ qua thấu kính ) ? Tính khoảng cách từ điểm sáng tới TK ?
b/ Cố định TK và quay gương quanh điểm I đến vị trí mặt phản xạ hợp với trục chính một góc 450. Vẽ đường truyền của các tia sáng và xác định vị trí của điểm sáng quan sát được lúc này ?
Bài 3: Hai vật sáng A1B1 và A2B2 cao bằng nhau và bằng h được đặt vuông góc với trục chính xy ( A1 & A2 ( xy ) và ở hai bên của một thấu kính (L). Ảnh của hai vật tạo bởi thấu kính ở cùng một vị trí trên xy . Biết OA1 = d1 ; OA2 = d2 :
Thấu kính trên là thấu kính gì ? Vẽ hình ?
Tính tiêu cự của thấu kính và độ lớn của các ảnh theo h ; d1 và d2 ?
Bỏ A1B1 đi, đặt một gương phẳng vuông góc với trục chính tại I ( I nằm cùng phía với A2B2 và OI > OA2 ), gương quay mặt phản xạ về phía thấu kính. Xác định vị trí của I để ảnh của A2B2 qua Tk và qua hệ gương - Tk cao bằng nhau ?
Bài 4: Có hai thấu kính (L1) & (L2) được bố trí song song với nhau sao cho chúng có cùng một trục chính là đường thẳng xy . Người ta chiếu đến thấu kính (L1) một chùm sáng song song và di chuyển thấu kính (L2) dọc theo trục chính sao cho chùm sáng khúc xạ sau khi qua thấu kính (L2) vẫn là chùm sáng song song. Khi đổi một trong hai thấu kính trên bằng một TK khác loại có cùng tiêu cự và cũng làm như trên, người ta lần lượt đo được khoảng cách giữa 2 TK ở hai trường hợp này là 24 cm và = 8 cm.
1) Các thấu kính (L1) và (L2) có thể là các thấu kính gì ? vẽ đường truyền của chùm sáng qua 2 TK trên ?
2) Trong trường hợp cả hai TK đều là TK hội tụ và (L1) có tiêu cự nhỏ hơn (L2), người ta đặt một vật sáng AB cao 8 cm vuông góc với trục chính và cách (L1) một đoạn d1 = 12 cm. Hãy :
+ Dựng ảnh của vật sáng AB qua hai thấu kính ?
+ Tính khoảng cách từ ảnh của AB qua TK (L2) đến (L1) và độ lớn của ảnh này ?
Bài 5: a/ Vật thật AB cho ảnh thật A’B’ như hình vẽ. Hãy vẽ và trình bày cách vẽ để xác định quang tâm, trục chính và các tiêu điểm của thấu kính ?
b/ Giữ thấu kính cố định, quay vật AB quanh điểm A B
theo chiều ngược với chiều quay của kim đồng hồ thì ảnh A’B’ A’
sẽ thế nào ? A
c/ Khi vật AB vuông góc với trục chính, người ta đo B’
được AB = 1,5.A’B’ và AB cách TK một đoạn d = 30cm. Tính tiêu cự của thấu kính ?
Bài 6: Một thấu kính hội tụ (L) có tiêu cự f = 50cm, quang tâm O. Người ta đặt một gương phẳng (G) tại điểm I trên trục chính sao cho gương hợp với trục chính của thấu kính một góc 450 và OI = 40cm, gương quay mặt phản xạ về phía thấu kính :
Một chùm sáng song song với trục chính tới thấu kính, phản xạ trên gương và cho ảnh là một điểm sáng S. Vẽ đường đi của các tia sáng và giải thích, tính khoảng cách SF’ ?
Cố định thấu kính và chùm tia tới, quay gương quanh điểm I một góc (. Điểm sáng S di chuyển thế nào ? Tính độ dài quãng đường di chuyển của S theo ( ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Gs Mayrada
Dung lượng: 31,50KB|
Lượt tài: 9
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)