BÀI TẬP NHIỆT THCS
Chia sẻ bởi Phạm Văn Lạc |
Ngày 14/10/2018 |
60
Chia sẻ tài liệu: BÀI TẬP NHIỆT THCS thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
1)Một cái cốc bằng nhôm rất mỏng , khối lượng không đáng kể, chứa M = 200g nước ở nhiệt độ phòng to = 300C . Thả vào cốc một miếng nước đá khối lượng m1 = 50g có nhiệt dộ t1 = - 100C Vài phút sau , khi đá tan hết thì nước trong cốc có nhiệt độ t =100C , đồng thời có nước bám ở mặt ngoài của cốc . Hãy giả thích nước đó ở đâu ra và tính khối lượng của nó. Nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 330 kJ/kg , nhiệt dung riêng của nước là c0 =4,2kJ/kgK , nhiệt dung riêng của nước đá là c1 = 2,1kJ/kgK và để 1kg nước biến hoàn toàn thành hơi ở 300C thì cần một nhiệt lượng là L = 2430kJ. 2) Nung nóng một thỏi đồng hình lập phương cạnh a=10cm rồi đặt thẳng đứng vào trong một nhiệt lượng kế bằng đồng đáy là hình vuông cạnh b = 20 cm, thành thẳng đứng, khối lượng 200g. Khi có sự cân bằng nhiệt, đổ từ từ nước có sẵn trong phòng vào nhiệt lượng kế. Để mức nước trong nhiệt lượng kế ngang bằng đáy trên của thỏi đồng thì cần phải đưa vào đó 3,5 kg nước. Nhiệt độ cuối cùng trong nhiệt lượng kế là 50OC. Hãy xác định nhiệt độ của thỏi đồng trước khi bỏ vào nhiệt lượng kế. Biết nhiệt độ nơi làm thí nghiệm là 20OC; nhiệt hóa hơi của nước L = 2,3.106 J/kg; khối lượng riêng của đồng D=8900kg/m3; nhiệt dung riêng của nước và đồng lần lượt là C1 = 4200j/kg.K và C2 = 400j/kg.K. 3) Một bình nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m1 = 200g chứa m2 = 400g nước ở nhiệt độ t1 = 200C. a) Đổ thêm vào bình một khối lượng nước m ở nhiệt độ t2 = 50C. Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ nước trong bình là t = 100C. Tìm khối lượng m. b) Sau đó người ta thả vào bình một khối nước đá có khối lượng m3 ở nhiệt độ t3 = -50C. Khi cân bằng nhiệt thì thấy trong bình còn lại 100g nước đá. Tìm m3. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là C1 = 880J/kg.K, của nước là C2 = 4200J/kg.K, của nước đá là C3 = 2100J/kg.K, nhiệt độ nóng chảy của nước đá là = 3,4.105J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. 4) Dùng một ca múc nước ở thùng chứa nước A có nhiệt độ tA = 20 0C và ở thùng chứa nước B có nhiệt độ tB = 80 0C rồi đổ vào thùng chứa nước C. Biết rằng trước khi đổ, trong thùng chứa nước C đã có sẵn một lượng nước ở nhiệt độ tC = 40 0C và bằng tổng số ca nước vừa đổ thêm vào nó. Tính số ca nước phải múc ở mỗi thùng A và B để có nhiệt độ nước ở thùng C là 50 0C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường, với bình chứa và ca múc nước 5) Hai thanh đồng và sắt có cùng chiều dài ở 0c là 2m. Hỏi khi đốt nóng đến 2000c, chiều dài của hai thanh chênh lệch bao nhiêu, biết rằng khi nóng lên 10c thì thanh đồng dài thêm 0,000018 chiều dài ban đầu, thanh sắt dài thêm 0, 000012 chiều dài ban đầu 6) Người ta thả một miếng đồng có khối lượng m1 = 0,2 kg đã được đốt nóng đến nhiệt độ t1 vào một nhiệt lượng kế chứa m2 = 0,28 kg nước ở nhiệt độ t2 = 20 0C. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là t3 = 80 0C. Biết nhiệt dung riêng, khối lượng riêng của đồng và nước lần lượt là c1 = 400 J/(kg.K), D1 = 8900 kg/m3, c2 = 4200 J/(kg.K), D2 = 1000 kg/m3; nhiệt hoá hơi của nước (nhiệt lượng cần cung cho 1kg nước hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi) là L = 2,3.106 J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với nhiệt lượng kế và với môi trường. 1. Xác định nhiệt độ ban đầu t1 của đồng. 2. Sau đó, người ta thả thêm một miếng đồng khối lượng m3 cũng ở nhiệt độ t1 vào nhiệt lượng kế trên thì khi lập lại cân bằng nhiệt, mực nước trong nhiệt lượng kế vẫn bằng mực nước trước khi thả miếng đồng m3. Xác định khối lượng đồng m3.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Văn Lạc
Dung lượng: 29,00KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)