BAI TÂP MIN

Chia sẻ bởi Đinh Văn Tién | Ngày 12/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: BAI TÂP MIN thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

BÀI TẬP AMIN, AMINOAXIT, POLIME

Họ và tên:………………………………………..Số báo danh:……………….

Câu 1: Cho m gam một amino axit X (là dẫn xuất của benzen, chỉ chứa 1 nhóm -NH2 trong phân tử) tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch HCl 1M, dung dịch thu được sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,8M. Mặt khác, nếu đem 5m gam aminoaxit nói trên tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH rồi cô cạn sẽ thu được 40,6 gam muối khan. Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2: Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 16,092%. Số đồng phân amin bậc 2 thỏa mãn điều kiện trên là
A. 8. B. 4. C. 9. D. 6.
Câu 3: Đipeptit X, pentapeptit Y đều mạch hở và cùng được tạo ra từ 1 amino axit no, mạch hở trong phân tử có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 16 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, làm khô cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được 25,1 gam chất rắn. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y thì cần ít nhất bao nhiêu mol O2 nếu sản phẩm cháy thu được gồm CO2, H2O, N2 ?
A. 3,75 mol. B. 3,25 mol. C. 4,00 mol. D. 3,65 mol.
Câu 4: Sơ đồ phản ứng đơn giản nhất điều chế nhựa novolac (dùng để sản xuất bột ép, sơn) như sau:

nhựa novolac
Để thu được 10,6 kg nhựa novolac thì cần dùng x kg phenol và y kg dung dịch fomalin 40% (hiệu suất quá trình điều chế là 80%). Giá trị của x và y lần lượt là
A. 10,2 và 9,375. B. 9,4 và 3,75. C. 11,75 và 3,75. D. 11,75 và 9,375.
Câu 5: Hai hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử lần lượt là C2H8O3N2 và C3H7O2N đều tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, cho hai amin đơn chức bậc 1 thoát ra. Nhận xét nào sau đây đúng về hai hợp chất hữu cơ trên?
A. Chúng đều tác dụng với dung dịch brom. B. Chúng đều là chất lưỡng tính.
C. Phân tử của chúng đều có liên kết ion. D. Chúng đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
Câu 6: Những nhận xét nào trong các nhận xét sau là đúng?
(1) Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.
(2) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của khối lượng phân tử.
(3) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm.
(4) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac.
A. (1), (2). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (4).
Câu 7: Policaproamit (nilon-6) có thể điều chế được từ axit -aminocaproic hoặc caprolactam. Để có 8,475 kg nilon-6 (với hiệu suất các quá trình điều chế đều là 75%) thì khối lượng của axit -aminocaproic sử dụng nhiều hơn khối lượng caprolactam là
A. 1,80 kg. B. 3,60 kg. C. 1,35 kg. D. 2,40 kg.
Câu 8: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 30. B. 90. C. 45. D. 120.
Câu 9: Cho 0,1 mol hợp chất hữu cơ X có CTPT C2H12N2SO4 tác dụng với 300ml dung dịch KOH 1M thu được chất khí có mùi khai và dung dịch A chứa muối vô cơ. Cô cạn dung dịch A thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 25 B. 21,2 C. 17,4 g D. 23
Câu 10: Monome
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Văn Tién
Dung lượng: 369,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)