Bài tập độ sáng của đèn

Chia sẻ bởi Hòa Nguyeân Phuùc | Ngày 14/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: bài tập độ sáng của đèn thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Bài 1: Cho bóng đèn Đ(7,5V – 9W) và biến trở con chạy Rb(30 – 2A) mắc nối tiếp vào một mạch điện có hiệu điện thế luôn bằng 12V. Dây làm biến trở có chiều dài 2355mm, đường kính tiết diện 0,2mm.
1/ Giải thích các số ghi trên Rb và Đ. Tính điện trở suất của chất làm dây quấn Rb.
2/ Tính điện trở của Rb tham gia vào mạch điện lúc Đ sáng bình thường.
3/ Di chuyển con chạy từ đầu này tới đầu kia của Rb, đèn có ảnh hưởng gì không ? Tại sao ? Bỏ qua sự phụ thuộc của dây tóc đèn vào nhiệt độ.

Bài 2: Hiệu điện thế của mạch luôn bằng 12V, trong mạch có mắc 2 đèn điện trở R1 = 8Ω và R2 = 4 Ω . Dòng điện chạy qua đèn có CĐDĐ định mức là 0.8A, để hai đèn sáng bình thường người ta phải mắc thêm vào đoạn mạch một điện trở R3
a/ Xác định cách mắc và tính R3 để hai đèn sáng bình thường ? 
b/ Điện trở R3 được quấn bằng dây nicrom có điện trở suất 1.1x10 -6 Ω m và có chiều dài 0.8m.Xác định đường kính tiết diện của dây trên ?

Bài 3: Giữa hai điểm A, B của mạch điện, hiệu điện thế luôn bằng 9V, mắc nối tiếp hai bóng đèn có điện trở  R1 = 6 Ω và R2= 16 Ω. Biết hai bóng trên có cùng HĐT định mức là 6V.
a/ Để hai đèn trên sáng bình thường người ta mắc thêm vào đoạn mạch trên một biến trở. Xác định cách mắc và tính điện trở của biến trở khi đó ?
b/ Thay 2 đèn nói trên bằng một sợi dây nhôm dài 30m, điện trở suất là 2,8.10-8 Ωm thì thấy cường độ dòng điện qua đoạn mạch vẫn như cũ. Tính tiết diện của sợi dây ?

Bài 4: Cho 2 bóng đèn Đ1(6V – 2,4W) và Đ2(6V – 3,6W).
1/ Giải thích ý nghĩa các số ghi trên mỗi đèn.
2/ Tính cường độ dòng điện qua mỗi đèn và điện trở của mỗi đèn lúc 2 đèn sáng bình thường.
3/ Mắc 2 đèn đó cùng với một điện trở R3 vào một mạch điện có hiệu điện thế 12V. Hỏi phải mắc R3 như thế nào và tính R3 sao cho 2 đèn sáng bình thường.


Bài 1: Cho bóng đèn Đ(7,5V – 9W) và biến trở con chạy Rb(30 – 2A) mắc nối tiếp vào một mạch điện có hiệu điện thế luôn bằng 12V. Dây làm biến trở có chiều dài 2355mm, đường kính tiết diện 0,2mm.
1/ Giải thích các số ghi trên Rb và Đ. Tính điện trở suất của chất làm dây quấn Rb.
2/ Tính điện trở của Rb tham gia vào mạch điện lúc Đ sáng bình thường.
3/ Di chuyển con chạy từ đầu này tới đầu kia của Rb, đèn có ảnh hưởng gì không ? Tại sao ? Bỏ qua sự phụ thuộc của dây tóc đèn vào nhiệt độ.

Bài 2: Hiệu điện thế của mạch luôn bằng 12V, trong mạch có mắc 2 đèn điện trở R1 = 8Ω và R2 = 4 Ω . Dòng điện chạy qua đèn có CĐDĐ định mức là 0.8A, để hai đèn sáng bình thường người ta phải mắc thêm vào đoạn mạch một điện trở R3
a/ Xác định cách mắc và tính R3 để hai đèn sáng bình thường ? 
b/ Điện trở R3 được quấn bằng dây nicrom có điện trở suất 1.1x10 -6 Ω m và có chiều dài 0.8m.Xác định đường kính tiết diện của dây trên ?

Bài 3: Giữa hai điểm A, B của mạch điện, hiệu điện thế luôn bằng 9V, mắc nối tiếp hai bóng đèn có điện trở  R1 = 6 Ω và R2= 16 Ω. Biết hai bóng trên có cùng HĐT định mức là 6V.
a/ Để hai đèn trên sáng bình thường người ta mắc thêm vào đoạn mạch trên một biến trở. Xác định cách mắc và tính điện trở của biến trở khi đó ?
b/ Thay 2 đèn nói trên bằng một sợi dây nhôm dài 30m, điện trở suất là 2,8.10-8 Ωm thì thấy cường độ dòng điện qua đoạn mạch vẫn như cũ. Tính tiết diện của sợi dây ?

Bài 4: Cho 2 bóng đèn Đ1(6V – 2,4W) và Đ2(6V – 3,6W).
1/ Giải thích ý nghĩa các số ghi trên mỗi đèn.
2/ Tính cường độ dòng điện qua mỗi đèn và điện trở của mỗi đèn lúc 2 đèn sáng bình thường.
3/ Mắc 2 đèn đó cùng với một điện trở R3 vào một mạch điện có hiệu điện thế 12V. Hỏi phải mắc R3 như thế nào và tính R3 sao
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hòa Nguyeân Phuùc
Dung lượng: 37,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)