Bài tập cuối tuần lớp 3 - tuần 10

Chia sẻ bởi Trịnh Duy Vân | Ngày 09/10/2018 | 6420

Chia sẻ tài liệu: bài tập cuối tuần lớp 3 - tuần 10 thuộc Tập đọc 3

Nội dung tài liệu:

Trường Tiểu học Bắc Mỹ
Họ và tên:
Lớp: 3V1
Ôn tập kiến thức tuần 10
Điểm
Nhận xét




Tiếng Việt:
Đọc câu chuyện sau:
Bếp
Khói lam chiều bay trên mái bếp. Ngọn lửa bập bùng. Nồi cơm gạo mới đang sôi tỏa hương thơm sực. Mẹ vén nắm rơm, trở cho cơm chín. Ba ông đầu rau bếp lưng gù gù, chụm đầu vào nhau.
Củi gộc tre cháy đợm, tỏa hơi ấm trong chiều đông giá buốt. Mùi cá kho riềng tỏa ra trong sương lạnh.
Có nơi nào ấm cúng hơn căn bếp. Chim sẻ rét mướt bay về chíu chít sưởi lửa. Nó làm tổ ngay trên mái rạ, đẻ trứng, ấp con, lứa này, lứa khác, xập xòe bay ra bay vào.
Cột kèo, mái rạ căn bếp đen bóng màu bồ hóng năm này qua năm khác. Đen rưng rức như màu răng đen.
Con gà mái cũng suốt ngày lích rích dẫn con quanh quẩn trong bếp. Chỉ bếp mới có thóc lép còn sót trong rơm.
Đàn gà con và tuổi thơ tôi có gì giống nhau trong ảnh hình căn bếp quê hương.
Theo Nguyễn Phan Hách
Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Bếp được tả trong bài văn là loại bếp:
Bếp ga
Bếp than
Bếp rơm củi
Theo em, ba ông đầu rau bếp được đặt chụm lại để:
Bếp được đẹp hơn
Đặt được nồi chắc chắn
Lửa không bị tắt khi nấu
Với tác giả, không có nơi nào ấm cúng hơn căn bếp vì:
Có chim sẻ bay về sưởi lửa, làm tổ
Có lửa ấm, thức ăn, gia đình quây quần
Có cột kèo, mái rạ đen màu bồ hóng quanh năm
Tác giả cảm nhận: đàn gà con và tuổi thơ của mình gioongsnhau trong “hình ảnh căn bếp quê hương” vì:
Bếp là nơi đàn gà con suốt ngày quanh quẩn
Bếp là nơi có cơm ăn, thóc lép còn sót trong rơm
Bếp là nơi được ở bên mẹ, được sưởi ấm,ăn ngon
Trong đoạn văn, những sự vật được so sánh với “răng đen” là:
Cột kèo, mái rạ
Mái rạ, bồ hóng
Cột kèo, bồ hóng

Nối câu với kiểu tương ứng:
Câu

Kiểu câu

Mẹ vén nắm rơm, trở cho cơm chín.

Ai là gì?

Cột kèo, mái rạ đen bóng màu bồ hóng.

Ai làm gì?

Bếp là nonwi chim sẻ bay về sưởi lửa.

Ai thế nào?


Điền vào chỗ chấm:
oai hoặc oay
Tớ đây ng………… mặt phẳng lì
………… ghê, sáng bóng ai bì được đây!
Thế nên từ trước đến nay
Hễ ai nhìn tớ loay h………… ngắm h…………
Là:
l hoặc n
Hoa gì không ……ở ban ngày
……ửa đêm mới ……ở ……ại hay chóng tàn
Là hoa
dấu hỏi hoặc dấu ngã lên những chữ in đậm:
Vịt con vội va đi đâu
Giâm phai chân bạn gà nâu bên hè
Vịt nhớ xin lôi bạn nghe
Chớ đừng lặng le bo đi, bạn buồn.
Nguyễn Thị Chung

Gạch chân những từ chỉ âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu v ăn sau:
Trong vòm cây, tiếng chim chóc ríu ran như tiếng trẻ trong các lớp học vừa tan.
Tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối bập bùng như tiếng trống.
Tiếng chân nai bước trên lá khô kêu như tiếng bánh đa vỡ dưới chân.
Tiếng sấm đầu mùa rền vang trên trời nghe náo nức như tiếng trống mở màn một mùa thời gian.

Thêm dấu chấm vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau. Viết hoa những chữ đầu câu:
Mỗi lần về quê, ra sẽ được uống một ngụm nước mưa trong vắt, mát lạnh trong chiếc chum sành đặt ở gốc cau nước mưa từ ngọn cau chảy vào chum qua một túm lá cau làm máng cây cau hứng nước của vòm trời nước mưa như còn đọng cả tiếng sấm, tiếng gió, tia chớp, đọng cả bóng mây.









Viết một đoạn văn ngắn kể về căn bếp của gia đình em
Gợi ý:
Căn bếp nhà em là kiểu bếp gì?
Trong bếp có những gì?
Mọi người thường làm gì trong bếp?
Bếp ấm cúng như thế nào?...












Toán:
Tính nhẩm: 7 × 9 =
7 × 8 =
6 × 7 =
6 × 9 =
6 × 4 =
7 × 5 =
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Duy Vân
Dung lượng: 71,00KB| Lượt tài: 99
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)