BÀI TẬP CHƯƠNG 2 - KIM LOẠI

Chia sẻ bởi Võ Minh Đoan | Ngày 26/04/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: BÀI TẬP CHƯƠNG 2 - KIM LOẠI thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

BÀI TẬP HÓA 9 CHƯƠNG 2: KIM LOẠI
Bài 1. Viết các phương trình phản ứng cho sự chuyễn hóa sau:
Fe ( FeCl2 ( FeCl3 ( Fe(OH)3 ( Fe2O3 ( Fe.
FeFeCl2FeCl3  Fe(NO3)3 Fe(OH)3Fe2O3Fe

AlCl3  Al(NO3)3  Al(OH)3  Al2O3
(1)
Al (9) (10) (11)
(5)
Al2O3  Al  Al2(SO4)3  AlCl3
Bài 2. Có thể dùng những phản ứng hoá học nào để chứng minh Al2O3 và Al(OH)3 là những hợp chất có tính chất lưỡng tính. Viết các phương trình phản ứng đó.
Bài 3. Nêu phương pháp thực nghiệm để sắp xếp các kim loại sau theo thứ tự giảm dần mức hoạt động hoá học: Al, Mg, Fe, Cu và Ag. Giải thích và viết các phương trình phản ứng.
Bài 4. Hoà tan hoàn toàn 12,8 gam hỗn hợp gồm Fe và FeO trong 500,0 ml dung dịch axit HCl vừa đủ thu được dung dịch A và 2,24 lít khí (đo ở đktc). Tính nồng độ dung dịch HCl đã dùng và tính thể tích dung dịch axit HCl 2,00 mol/lít cần lấy để pha được 500,0 ml dung dịch axit trên.
Bài 5. Có 3 gói bột Al, Fe và Ag bị mất nhãn, người ta lấy một ít bột kim loại trong mỗi gói cho vào 3 ống nghiệm có đánh số rồi nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào 3 ống nghiệm trên. Kết quả chỉ có ống nghiệm số 1 có khí thoát ra. Còn nếu tiến hành như thí nghiệm trên nhưng thay dung dịch NaOH bằng dung dịch H2SO4 loãng thì thấy có ống nghiệm số 1 và số 3 có khí thoát ra. Xác định các kim loại trong các gói. Giải thích và viết các phương trình phản ứng.
Bài 6. Quấn một dây sắt vào một mẩu gỗ nhỏ (ví dụ mẩu que diêm), đốt cháy mẩu gỗ rồi đưa vào lọ chứa khí clo. Dự đoán hiện tượng, viết các phương trình phản ứng xảy ra nếu có.
Bài 7. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH loãng dư vào dung dịch FeSO4, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi. Dự đoán hiện tượng và viết các phương trình phản ứng giải thích.
Bài 8. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH loãng đến dư vào dung dịch AlCl3. Dự đoán hiện tượng và viết các phương trình phản ứng giải thích.
Bài 9. Cho m gam hỗn hợp Al và Ag tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,72 lít khí (đo ở đktc). Sau phản ứng thấy còn 4,6 gam kim loại không tan. Tính thành phần % theo khối lượng hỗn hợp kim loại ban đầu.
Bài 10. Hoà tan hoàn toàn 5,4 gam bột nhôm vào 200,0 ml dung dịch H2SO4 1,50 M.
a. Tính thể tích khí thu được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
b. Tính nồng độ các chất trong dung dịch sau phản ứng. Thể tích dung dịch coi như không đổi.
Bài 11. Hoà tan hoàn toàn 2,7 gam bột nhôm vào 200,0 ml dung dịch H2SO4 1,0 M.
a. Tính thể tích khí thu được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
b. Tính nồng độ các chất trong dung dịch sau phản ứng. Thể tích dung dịch coi như không đổi.
Bài 12. Hoà tan 19,00 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al vào dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng thu được 13,44 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn và còn 6,40 gam chất rắn không tan. Hãy tính thành phần % khối lượng mỗi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Minh Đoan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)