Bài tập chương 1 lớp 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Kỳ | Ngày 15/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài tập chương 1 lớp 9 thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ
A. Oxit
Dạng I: Nhận biết – tách hỗn hợp – tinh chế các chất:
Bài 1: Bằng phương pháp hoá học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau:
a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và K2O.
b) Hai chất khí không màu là CO2 và CO.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra/
Bài 2: Hãy nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hoá học:
a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và N2O5.
b) Hai chất khí không màu là CO2 và O2.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 3: Có những khí ẩm (khí có lẫn hơi nước): nitơ, cacbon oxit, hiđro, oxi, lưu huỳnh đioxit. Khí nào có thể làm khô bằng canxi oxit? Giải thích.
Bài 4: Có hỗn hợp gồm BaO và Fe2O3, nêu phương pháp hoá học để tách riêng Fe2O3. Viết phương trình phản ứng.
Bài 5: Tách riêng CuO từ hỗn hợp CaO và CuO.
Bài 6: Phân biệt hai chất rắn màu trắng CaO và P2O5.
Dạng II: Xác định chất phản ứng – hoàn thành phương trình phản ứng - điều chế
Bài 1: Có những chất sau: H2O, NaOH, Na2O, CO2, CO. Hãy cho biết những chất nào có thể tác dụng với nhau từng đôi một? Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 2: Cho những oxit sau: CO2, CO, SO3, K2O, BaO, FeO, Al2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng được với:
a) Nước, tạo thành axit.
b) Nước, tạo thành dung dịch bazơ.
c) Axit, tạo thành muối và nước.
d) Bazơ, tạo thành muối và nước.
Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra.
Bài 3: Có những chất khí sau: HCl, SO2, CO2, CO, H2, O2. Hãy cho biết chất nào có tính chất sau:
a) Nặng hơn không khí.
b) Nhẹ hơn không khí.
c) Cháy được trong không khí.
d) Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
e) Làm đục nước vôi trong.
f) Đổi màu giấy quì tím ẩm thành màu đỏ.
Bài 4: Khí lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây:
a) K2SO3 và HCl b) Na2SO3 và HCl c) Na2SO3 và H2SO4
d) CuS và O2 e) FeS2 và O2.
Bài 5: Viết phương trình hoá học cho mỗi biến đổi sau:
CaSO3
S  SO2  H2SO3  Na2SO3 SO2
Na2SO3
Bài 6: Có những oxit sau: Na2O, BaO, MgO, Fe2O3, Fe3O4, N2O5, NO2, SiO2, ZnO, Al2O3. Hãy cho biết những oxit nào tác dụng với:
a) Nước b) Axit sunfuric loãng c) Dung dịch NaOH
Viết các phương trình hoá học xảy ra.
Bài 7: Bổ túc các phản ứng theo sơ đồ sau:
a) Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3 → CaO → CaCl2.
b) 
Bài 8: Cho các oxit sau: CO2, N2O5, SO2, Na2O, CaO, MgO, MnO.
Hãy cho biết những oxit nào là oxit bazơ? Những oxit nào là oxit axit. Hãy chứng minh bằng phản ứng hoá học.
Bài 9: Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ:
a) A  B  C  A D  A
A, B, C, D là hợp chất của canxi, gọi tên?
b) X  Y  X  Z  Y  Z
X, Y, Z là hợp chất của canxi hoặc bari.
c) FeS2 → SO2 → BaSO3 → Ba(HCO3)2 → BaSO3 → SO2 → SO3
d) H2SO4 → SO2 → K2SO3 → K2SO4 → BaSO4.
Dạng 3: Tính theo công thức và phương trình phản ứng, hiệu suất phản ứng, nồng độ dung dịch:
Bài 1: Cho 3,2 g đồng (II) oxit tác dụng với 200 g dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20%.
a) Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra.
b) Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.
Bài 2: Dẫn 56ml (đktc) khí SO2 đi qua 350ml dung dịch Ca(OH)2 có nồng độ 0,01M.
a) Viết phương trình hoá học xảy ra.
b) Tính khối lượng các chất sau phản ứng.
Bài 3: 400ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5M hoà tan vừa đủ 40g hỗn hợp CuO và Fe2O3.
a) Viết phương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Kỳ
Dung lượng: 208,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)