BAI TAP 11

Chia sẻ bởi Huỳnh Trọng Khang | Ngày 17/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: BAI TAP 11 thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:


BÀI TẬP CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN- HIỆU ĐIỆN THẾ

1.Một điện tích q=10-7C đi từ điểm A đến điểm B trong một điện trường thu được năng lượng W=3.10-5J. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm A và B (300V)
2. Một eletrôn bay với vận tốc v=1,2.107m/s từ điểm có điện thế V1=600V theo hướng của một đường sức . Điện thế V2 của điểm mà ở đó eletrôn dừng lại là bao nhiêu ?(195V)
3.Giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế bằng bao nhiêu nếu một điện tích q=10-6C thu được năng lượng W=2.10-4J khi đi từ A đến B. (200V)
4.Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế 2000V là A=1J . Tính độ lớn của điện tích q đó . (5.10-4C)
5. Trong vật lí người ta hay dùng đơn vị năng lượng electron-vôn(eV). Êletrôn –vôn là năng lượng mà một êlectrôn thu được khi nó đi qua đoạn đường có hiệu điện thế hai đầu bằng 1V
a)Tính êlectrôn-vôn ra Jun (1,6.10-19J)
b)Tính vận tốc của êlectrôn có năng lượng W=0,1MeV(1,86.108m/s)
6. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trong điện trường UMN=100V.
a)Tính công của lực điện trường khi một êlectrôn di chuyển từ M đến N(-1,6.10-17J)
b) Tính công cần thiết để di chuyển êlectrôn từ M đến N (1,6.10-17J)
7.Hai bản kim loại phẳng đặt nằm ngang, song song và cách nhau d=10cm . Hiệu điện thế giữa hai bản U=100V. Một êlectrôn có vận tốc ban đầu v0=5.106m/s chuyển động dọc theo đường sức về phía bản điện tích âm . Êlectrôn chuyển động như thế nào . Cho biết điện trường giữa hai bản đều và bỏ qua tác dụng của trọng trường .(s=7cm8.Cho hai bản kim loại đặt song song cách nhau 20cm tích điện trái dấu và cùng độ lớn . Hiệu điện thế giữa hai bản là 1000V .
a)Tính cường độ điện trường bên trong hai bản (5000V/m)
b)Đặt prôtôn ở bản dương nó di chuyển sang bản âm. Tính công của lực điện trường khi prôtôn di chuyển. Giữa hai bản là điện trường đều. (1,6.10-16J)
c)Tính vận tốc của prôtôn lúc chạm vào bản âm, cho khối lượng prôtôn m=1,67.10-27kg (4,37.105m/s)
9.Hiệu điện thế giữa hai điểm C và D trong điện trường là UCD = 200V . Tính :
a)Công điện trường dịch chuyển prôtôn từ C đến D .(3,2.10-17J)
b)Công điện trường dịch chuyển êlectrôn từ C đến D(-3.2.10-17J)
10. Ba điểm A,B,C là ba đỉnh của một tam giác vuông trong điện trường đều, cường độ 5000V/m. Đường sức điện trường song song với AC . Biết AC=4cm, CB=3cm, góc ACB =900
a) Tính hiệu điện thế giữa các điểm A và B, B và C, C và A (200V; 0; UCA=-UAC=-200V)
b) Tính công dịch chuyển một êlectrôn từ A đến B (-3.2.10-17J)
11. Một êlectrôn bắt đầu chuyển động dọc theo chiều đường sức điện trường của một tụ điện phẳng, hai bản cách nhau một khoảng d=2cm và giữa chúng có hiệu điện thế U=120V. Êlectrôn có vận tốc là bao nhiêu sau khi dịch chuyển được một quãng đường 3cm .(7,9.107m/s)
12.Êlectrôn bay từ bản âm sang bản dương của tụ điện phẳng . Điện trường trong khoảng hai bản tụ có cường độ E=6.104 V/m . Khoảng cách giữa hai bản tụ là d=5cm. Tính :
a)Gia tốc của êlectrôn (1,05.1016 m/s2)
b)Thời gian bay của êlectrôn biết vận tốc lúc đầu bằng không (3,1.10-19 s)
c)Vận tốc tức thời của điện tử khi chạm bản dương (3,2.107 m/s)
13. Giữa hai bản kim loại đặt song song nằm ngang , tích điện trái dấu, có một hiệu điện thế U1=1000V. Khoảng cách giữa hai bản là d=1cm . Ở đúng giữa hai bản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Trọng Khang
Dung lượng: 40,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)