Bài Ôn tập Quanh hoc lớp 9

Chia sẻ bởi Phạm Thanh Tâm | Ngày 27/04/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: Bài Ôn tập Quanh hoc lớp 9 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

+
-
-
-
Trường THCS Chợ Vàm
Giáo viên: PHAN THỊ VIỄN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ANG GIANG






Câu 1: a. Quan sát tranh và cho biết đây là hiện tượng gì?
II. Quang Häc
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
b. Vậy thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
Hiện tượng ánh sáng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
I. Quang Học:
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.













Hiện tượng ánh sáng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
c. Trình bày mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ? Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng bao nhiêu?
Khi góc tới tăng (hoặc giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (hoặc giảm). Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ cũng bằng 00 .
Khi góc tới tăng hoặc giảm thì góc khúc xạ cũng tăng hoặc giảm. Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ cũng bằng 00 .
A. Tự Kiểm Tra:
II. Quang Học:
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
2. Thấu kính:
a. Đặc điểm của thấu kính.
b. Hình dạng của thấu kính.
c. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính.










Câu 2: Nếu có 1 thấu kính thì em có mấy cách để nhận biết được đó là thấu kính hội tụ?
Cách 1: Thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa là TK hội tụ.
Cách 2: Quan sát một vật đặt gần thấu kính nếu thấy:
Ảnh lớn hơn vật là TK hội tụ.
Cách 3:
Dùng kính hứng ánh sáng (Mặt Trời) nếu thấy sau kính cho một chùm sáng hội tụ tại một điểm thì đó là thấu kinh hội tụ.
Câu 3: Nhìn vào hình vẽ hãy chỉ ra đâu là trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính?
A. Tự Kiểm Tra:
Cách 2
Cách 3
Cách 1
II. Quang Học:
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
2. Thấu kính:
d. Các tia sáng đặc biệt qua thấu kính.












Câu 4: Trình bày các tia sáng đặc biệt tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
Đối với thấu kính hội tụ:
Tia tới qua quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
Tia tới song song trục chính thí tia ló đi qua tiêu điểm.
Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
Đối với thấu kính phân kỳ:
Tia tới qua quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
Tia tới song song trục chính thì tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Đối với thấu kính hội tụ:
Tia tới qua quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
Tia tới song song trục chính thí tia ló đi qua tiêu điểm.
Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
Đối với thấu kính phân kỳ:
Tia tới qua quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
Tia tới song song trục chính thí tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
A. Tự Kiểm Tra:
ÁP DỤNG
Hãy dựng ảnh của một vật sáng AB qua thấu kính hội tụ cho trong hình dưới đây? Nhận xét về tính chất và chiều của ảnh đó?
(∆)
o
F
F’
B
B’
A
A’
Vật AB đặt ngoài khoảng OF cho ảnh thật, ngược chiều vật.
I. Quang Học:
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
2. Thấu kính:
d. Tính chất ảnh vật tạo bởi thấu kính:












ảnh thật, ngược chiều vật.
ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
Câu 5: Trình bày tính chất ảnh của vật tạo bởi các thấu kính?
A. Tự Kiểm Tra:
ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
TK HỘI TỤ
TK PHÂN KÌ
ÁP DỤNG
Nếu ảnh của tất cả các vật đặt trước một thấu kính đều là ảnh ảo thi thấu kính đó là loại thấu kính gì?
Thấu kính phân kì
Câu 6: Vật kính của máy ảnh là loại thấu kính gì? Ảnh của vật cần chụp hiện lên ở đâu? Ở máy ảnh thông thường thì ảnh nhỏ hơn hay lớn hơn vật? Cùng chiều hay ngược chiều so với vật
Vật kính của máy ảnh là 1 thấu kính hội tụ.
Ảnh của vật cần chụp hiện lên trên phim.
Ở máy ảnh thông thường thì ảnh nhỏ hơn và ngược chiều so với vật.
A. Tự Kiểm Tra:
Câu 7: Xét và mặt quang học, hai bộ phân quan trọng nhất của mắt là gì? Hai bộ phận đó tương tự những bộ phận nào trong máy ảnh?
A. Tự Kiểm Tra:
Thể thủy tinh của mắt giống như vật kính của máy ảnh còn phim giống như màng lưới
Xét về mặt quang học hai bộ quang trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới.
Câu 8: Nêu những biểu hiện của tật cận thị và cách khắc phục? Kính cận thích hợp phải có đặc điểm gì?
Người bị tật cận thị chỉ nhìn rõ những vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xa mắt, điểm cực viễn của người cận thị ở gần mắt hơn bình thường.
Câu 9: Nêu những biểu hiện của mắt lão và cách khắc phục?
Mắt lão là mắt của người già, mắt lão chỉ nhìn rõ những vật ở xa mà không nhìn rõ các vật ở gần mắt, điểm cực cận của người mắt lão ở xa mắt hơn bình thường.
A. Tự Kiểm Tra:
Để khắc phục phải đeo kính cận là 1 thấu kính phân kì để nhìn rõ các vật ở xa. Kính cận thích hợp có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt
Để khắc phục phải đeo kính lão là 1 thấu kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần.
Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ.
Câu 10: a. Kính lúp loại kính gì? Người ta dùng kính lúp để làm gì?
b. Số bội giác của kính lúp cho biết gì? Số bội giác của kính lúp được tính theo công thức nào?
A. Tự Kiểm Tra:
Số bội giác của kính lúp cho biết ảnh mà mắt thu được khi dùng kính lớn gấp bao nhiêu lần so với ảnh mà mắt thu được khi quan sát trực tiếp vật mà không dùng kính.
Bài tập về hiện tượng khúc xạ ánh sáng
B. Phần bài tập
Câu 1: Bạn Lan chiếu một tia sáng đi từ không khí vào nước rồi đo gốc rới và góc khúc xạ. Hãy chỉ ra cặp số liệu nào có thể là kết quả mà lan thu được?
A. Góc tới bằng 40030’; góc khúc xạ bằng 600.
B. Góc tới bằng 600; góc khúc xạ bằng 40030’.
C. Góc tới bằng 900; góc khúc xạ bằng 00.
D. Góc tới bằng 00; góc khúc xạ bằng 900.
1. Dựng ảnh của một vật tạo bởi TKHT: (dF
F’
A
B
O
B’
A’
Câu 2: Bài tập về dựng và so sánh ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ
B. Phần bài tập
F
F’
A
B
O
B’
A’
2. Dựng ảnh của một vật tạo bởi TKPK:
B. Phần bài tập
B. Phần bài tập
Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì có gì giống và khác nhau?
Giống nhau: Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính đều cùng chiều với vật.
Khác nhau: Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ lớn hơn vật, tạo bởi thấu kính phân kỳ nhỏ hơn vật.
Bài tập về các tật của mắt:
Câu 3: Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với một phần 1, 2, 3, 4 để được một câu có nội dung đúng?
a) Ông Xuân khi đọc sách cũng như khi đi đường không phải đeo kính,
b) Ông Hạ khi đọc sách thì phải đeo kính còn khi đi đường không thấy đeo kính,
c) Ông Thu khi đọc sách cũng như khi đi đường đều phải đeo cùng một kính,
d) Ông Đông khi đi đường thì thấy đeo kính, còn khi đọc sách lại không thấy đeo,
1. kính của ông ấy không phải là kính cận hoặc kính lão mà chỉ có tác dụng che bụi và gió cho mát.
2. ông ấy bị cận thị.
3. mắt ông ấy còn tốt không có tật.
4. mắt ông ấy là mắt lão.
B. Phần bài tập
Câu 4: Hãy kể một số trường hợp trong thực tế đời sống và sản xuất phải sử dụng đến kính lúp.
B. Phần bài tập
CỦNG CỐ:
Câu 1 : Vật thật qua thấu kính phân kỳ sẽ cho :
A. ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.
B. ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
C. ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
D. ba câu trên đều sai.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 2: Ảnh của một vật sáng đặt vuông góc với trục chính và ở trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ là:
A. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật
B. ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
C. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật
D. ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật
Hãy chọn phương án đúng.
CỦNG CỐ:
Câu 3: Ảnh của một vật sáng trên phim của máy ảnh là:
A. ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật
B. ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật
C. ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật
D. ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật
Hãy chọn phương án đúng.
CỦNG CỐ:
Hướng dẫn về nhà
Ôn tập tốt lý thuyết và bài tập:
+ phần điện từ học (từ bài 33 đến bài 38)
+ phần quang học đã học (từ bài 40 đến bài 47)
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thanh Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)