Bài ôn tập lịch sử cuối kì II lớp 8
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Quỳnh Anh |
Ngày 11/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: Bài ôn tập lịch sử cuối kì II lớp 8 thuộc Tiếng Anh 8
Nội dung tài liệu:
***ÔN TẬP LỊCH SỬ 8 CUỐI KÌ II***
Bài 26 : PTKC CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI TK XIX
I.Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.Vua Hàm Nghi ra “Chiếu cần vương”
1.Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế
Nguyên nhân
Phe chủ chiến hình thành và nuôi hy vọng giành lấy chính quyền từ tay Pháp
Pháp tìm mọi cách để tiêu diệt phe chủ chiến
Diễn biến : Đêm mồng 4 rạng sáng 5/7 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp ở tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá
Nhờ có ưu thế về vũ khí Pháp đã phản công và chiếm được kinh thành
2.Phong trào Cần vương
13/7/1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương” kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước
Từ 1885-cuối TK XIX một pt yêu nước diễn ra sôi nổi gọi là pt Cần vương
Pt Cần vương chia làm 2 gđ :
Gđ1 : 1885-1888 : pt bùng nổ khắp cả nước ở Bắc và Trung kì
Gđ2 : 1889-1896 : quy tựu thành những cuộc k/n lớn : Ba Đình , Hương Khê, Bãi Sậy .
II. Những cuộc k/n lớn
Cuộc k/n
Lãnh đạo
Địa bàn
Diễn biến
K/n Ba Đình
(1886-1887)
Phạm Bành
Đinh Công Tráng
Thanh Hóa
12/1886 – 1/1887, Pháp tấn công vào căn cứ , nghĩa quân đã chiến đấu suốt 34 ngày đêm trong vòng vây kẻ thù.Cuối cùng k/n thất bại
K/n Bãi Sậy
(1883 -1892 )
Đinh Gia Quế
Ng.Thiện Thuật
Hưng yên
Nghĩa quân xd căn cứ và áp dụng lối đánh du kích để tiêu diệt nhiều lực lượng địch.Sau nhiều trận chống càn quân ta bị suy giảm và bị bao vây.Cuối cùng pt tan rã.
K/n Hương Khê
(1885-1895)
Phan Đình Phùng
Cao Thắng
Nghệ-Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Chia làm 2 gđ :
Gđ1 : 1885- 1888 : thời kì chuẩn bị
Gđ2 : 1888-1895 : thời kì chiến đấu
Ba Đình ( Mậu Thịnh , Thượng Thọ , Mĩ Khê )
Điểm mạnh: Vị trí cứ điểm Ba Đình ,án ngữ đường số 1,có thể tiếp tế lương thực vũ khí từ biền vào có lợi cho phòng thủ chiến đấu.
Điểm yếu: Dễ bị cô lập, khó khăn khi rút lui nếu bị tấn công
Ý nghĩa:
Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Thanh Hóa.
Điểm mạnh của k/n Bãi Sậy ( lau sậy um tùm và các vùng đầm lầy )
Ý nghĩa:
Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Bắc Kì.
K/n Hương Khê :
Thời kì chiến đấu:Pháp tập trung binh lực và xd đồn bốt nhằm bao vây cô lập nghĩa quân , mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào căn cứ chính của k/n.Nghĩa quân phải trong đk gian khổ lực lượng suy yếu.Pt tan rã
Tiêu biểu vì :
Địa bàn hoạt động rộng
Chuẩn bị chu đáo
Chỉ huy thống nhất , chặt chẽ , lãnh đạo tài ba
Chế tạo vũ khí ( súng trường)
Thời gian tồn tại 10 năm
Tính chất ác liệt và cam go.
Ý nghĩa:
Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.
Nhận xét về cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê đánh dấu bước phát triển cao nhất của phong trào Cần vương dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước.
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại cũng đánh dấu phong trào Cần vương kết thúc trong cả nước.
Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX ?
Lãnh đạo:Tầng lớp văn thân, sĩ phu yêu nước
Thời gian :1885-1896
Lực lượng tham gia:Đông đảo quần chúng nhân dân
Tính chất:Yêu nước chống xâm lược, mang màu sắc phong kiến
Kết quả:Thất bại (do ý thức hệ, lãnh đạo, so sánh lực lượng...)
Ý nghĩa :Có vị trí lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc, để lại nhiều tấm gương, bài học kinh nghiệm quý báu.
Bài 29 CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA TD PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ,XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I.Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của td Pháp (1897-1914)
1.Tổ chức bộ máy nhà nước
Sơ đồ bộ máy nhà nước
Liên bang Đông Dương
( cấp kì ) Pháp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Dung lượng: 75,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)