Bài ôn GKI
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tuyết Trinh |
Ngày 09/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: Bài ôn GKI thuộc Toán học 4
Nội dung tài liệu:
Tập làm văn :
Đề 1 : Em hãy kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng nhân hậu hoặc tính trung thực.
Bài làm
Em đã được nghe kể nhiều câu chuyện nói về tính trung thực. Em thích nhất câu chuyện “Những hạt thóc giống”. Sau đây, em xin kể lại.
Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn : ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.
Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước vua, quỳ tâu : - Tâu bệ hạ ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
Mọi người sửng sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc ấy nhà vua mới ôn tồn nói : - Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được ? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta !
Rồi vua dõng dạc nói tiếp : - Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.
Qua câu chuyện, em học được đức tính trung thực của cậu bé Chôm. Em sẽ luôn sống trung thực, không nói dối để luôn được mọi người yêu thương và xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ.
Đề 2 : Em hãy viết thư cho người thân (bạn bè, thầy cô, ông bà,…) để thăm hỏi và cho biết tình hình học tập của em.
Ghi nhớ : Bài văn viết thư gồm 3
- Đầu thư : Ngày tháng, địa điểm, lời xưng hô.
- Nội dung thư : + Hỏi thăm sức khỏe, việc làm (hoặc việc học tập) của người thân.
+ Nói về tình hình học tập của mình : kể về thầy cô giáo mới, bạn bè, việc học của mình.
- Cuối thư : + Chúc sức khỏe người thân. Lời hứa hẹn.
+ Kết thư.
Luyện từ và câu
1/ Cấu tạo của tiếng : Tiếng gồm có âm đầu, vần thanh. Tiếng nào cũng có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.
2/ Mở rộng vốn từ “Nhân hậu – Đoàn kết”
- Từ có nghĩa là “Nhân hậu” : Yêu thương, nhân ái, nhân đức, nhân từ,..
- Từ trái nghĩa với “Nhân hậu” : độc ác, ích kỷ,…
- Từ có nghĩa là “Đoàn kết” : đùm bọc, cưu mang, …
- Từ trái nghĩa với “Đoàn kết” : chia rẻ, bất hòa,…
3/ Mở rộng vốn từ “Trung thực – Tự trọng” : “Tự trọng” là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
- Từ có nghĩa là “Trung thực” : thật thà, ngay thẳng,…
- Từ trái nghĩa với “Trung thực” : gian dối, dối trá,…
4/ Dấu hai chấm : Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
5/ Từ ghép : Sách vở, học tập,…
Từ ghép có nghĩa tổng hợp : Khi đọc lên ta thấy nghĩa của nó chỉ nói chung chung (bánh trái, xe cộ,…).
Từ ghép có nghĩa phân loại : Khi đọc lên ta thấy ngay nó chỉ về gì (bánh mì, xe đạp,…).
Từ láy âm : sạch sẽ, vui vẻ,…Từ láy vần : lang thang, cheo leo,…Từ láy vừa âm, vừa vần : cào cào, chuồn chuồn,…
6/ Danh từ : Là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng,..)
Cách viết tên riêng Việt Nam : Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng (Củ Chi, Hồ Chí Minh,…).
7/ Dấu ngoặc kép : Thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
Chính tả : Đọc nhiều và tập chép nhiều lần những bài đã cho viết trong vở chuẩn bị.
Toán :
- Ôn về cách đặt tính cộng, trừ, nhân chia.
- Biểu thức có chứa 1, 2, 3 chữ.
- Tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng.
- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó : Số bé = (Tổng – Hiệu ) : 2
Sau đó tìm
Đề 1 : Em hãy kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng nhân hậu hoặc tính trung thực.
Bài làm
Em đã được nghe kể nhiều câu chuyện nói về tính trung thực. Em thích nhất câu chuyện “Những hạt thóc giống”. Sau đây, em xin kể lại.
Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn : ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.
Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước vua, quỳ tâu : - Tâu bệ hạ ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
Mọi người sửng sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc ấy nhà vua mới ôn tồn nói : - Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được ? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta !
Rồi vua dõng dạc nói tiếp : - Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.
Qua câu chuyện, em học được đức tính trung thực của cậu bé Chôm. Em sẽ luôn sống trung thực, không nói dối để luôn được mọi người yêu thương và xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ.
Đề 2 : Em hãy viết thư cho người thân (bạn bè, thầy cô, ông bà,…) để thăm hỏi và cho biết tình hình học tập của em.
Ghi nhớ : Bài văn viết thư gồm 3
- Đầu thư : Ngày tháng, địa điểm, lời xưng hô.
- Nội dung thư : + Hỏi thăm sức khỏe, việc làm (hoặc việc học tập) của người thân.
+ Nói về tình hình học tập của mình : kể về thầy cô giáo mới, bạn bè, việc học của mình.
- Cuối thư : + Chúc sức khỏe người thân. Lời hứa hẹn.
+ Kết thư.
Luyện từ và câu
1/ Cấu tạo của tiếng : Tiếng gồm có âm đầu, vần thanh. Tiếng nào cũng có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.
2/ Mở rộng vốn từ “Nhân hậu – Đoàn kết”
- Từ có nghĩa là “Nhân hậu” : Yêu thương, nhân ái, nhân đức, nhân từ,..
- Từ trái nghĩa với “Nhân hậu” : độc ác, ích kỷ,…
- Từ có nghĩa là “Đoàn kết” : đùm bọc, cưu mang, …
- Từ trái nghĩa với “Đoàn kết” : chia rẻ, bất hòa,…
3/ Mở rộng vốn từ “Trung thực – Tự trọng” : “Tự trọng” là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
- Từ có nghĩa là “Trung thực” : thật thà, ngay thẳng,…
- Từ trái nghĩa với “Trung thực” : gian dối, dối trá,…
4/ Dấu hai chấm : Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
5/ Từ ghép : Sách vở, học tập,…
Từ ghép có nghĩa tổng hợp : Khi đọc lên ta thấy nghĩa của nó chỉ nói chung chung (bánh trái, xe cộ,…).
Từ ghép có nghĩa phân loại : Khi đọc lên ta thấy ngay nó chỉ về gì (bánh mì, xe đạp,…).
Từ láy âm : sạch sẽ, vui vẻ,…Từ láy vần : lang thang, cheo leo,…Từ láy vừa âm, vừa vần : cào cào, chuồn chuồn,…
6/ Danh từ : Là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng,..)
Cách viết tên riêng Việt Nam : Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng (Củ Chi, Hồ Chí Minh,…).
7/ Dấu ngoặc kép : Thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
Chính tả : Đọc nhiều và tập chép nhiều lần những bài đã cho viết trong vở chuẩn bị.
Toán :
- Ôn về cách đặt tính cộng, trừ, nhân chia.
- Biểu thức có chứa 1, 2, 3 chữ.
- Tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng.
- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó : Số bé = (Tổng – Hiệu ) : 2
Sau đó tìm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tuyết Trinh
Dung lượng: 17,75KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)