Bai luyen tap hoa

Chia sẻ bởi Lê Minh Ái | Ngày 15/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: bai luyen tap hoa thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Câu 1:
1. Cho các tinh thể có các cấu trúc sau: Mg (lục phương); Mo (lập phương tâm khối); Po (lập phương đơn giản); Cu (lập phương tâm diện).
a) Hãy tính độ đặc khít của ô mạng cơ sở mỗi nguyên tử trên.
b) Tính số nguyên tử kim loại(số đơn vị cấu trúc) trong một ô mạng cơ sở mỗi nguyên tử.
c) Tính khối lượng riêng của Fe((), biết Fe(() có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối và hằng số mạng a0 = 2,86 Å .
2. Hãy trình bày chi tiết và kết quả viết cấu hình electron của các nguyên tố : Fe; Co; Ni; Cr; Cu. Viết phương trình hoá học chứng minh tính chất hoá học điển hình của các đơn chất trên.
Câu 2:
1. Hình học phân tử thường được khảo sát bằng thực nghiệm có các kết quả về góc liên kết:
H2Se NH3 ; BF3 ; CO2
Hãy giải thích các kết quả thực nghiệm trên đây.
2. Năng lượng ion hoá ; Aí lực electron là gì?
Đối với mỗi nguyên tố sau đây: Nhôm – Oxi – Heli .
a) Có bao nhiêu trị số năng lượng ion hoá? Qui luật liên hệ giữa các trị số đó?
b) Có bao nhiêu trị số ái lực electron? tại sao?
Câu 3:
Giả thiết COCl2 có độ phân ly ( thành CO và Cl2 (đều ở pha khí). Khi đạt tới cân bằng hoá học (tại áp suất P, nhiệt độ T) thì thể tích V chứa đầy hỗn hợp.
1. Lập biểu thức tính hằng số Kc(biểu thức A) và Kp (biểu thức B). Từ A và áp dụng tính chất khí lý tưởng rút ra được B. Hãy xác nhận điều đó.
2. Cho ( = 0,5; P =1,5 atm. Tìm Kp.
3. Tính khối lượng Mol trung bình của hỗn hợp khí cân bằng.
4. Giả thiết thể tích bình phản ứng không đổi bằng 50 lít; ban đầu dùng 1 mol COCl2. Tính nhiệt độ tại đó đạt tới cân bằng hoá học. Nhiệt độ này được biểu thị theo thang bách phân (0C) hay thang Kenvin (K)? Tại sao? (cho hằng số khí R = 0,08205 l.atm/mol.độ)
Câu 4:
1. Tại 250C, một dung dịch có CH3COONa 0,10 M; CH3COOH 0,03 M. Hãy tính pH của dung dịch biết Ka(CH3COOH) = 1,754. 10–5.
2. Giả thiết trong dung dịch đủ loãng Ag2CrO4 phân ly hoàn toàn.
ở 250C, Ag2CrO4 có độ tan = 8,00. 10–5M. Tính độ tan của Ag2CrO4 trong dung dịch AgNO3 10–3 M với lượng dư dung dịch này.



















1. Axit đi n- propyl axetic trong y học được gọi là axit valproic
a) Hãy viết công thức cấu tạo và gọi tên quốc tế của nó.
b) So sánh độ tan và độ điện li của axit valproic với axit propionic.
c) Vì sao khi chế thành dược phẩm người ta không dùng chính axit mà dùng muối natri của nó ?
d) Hãy đề nghị một sơ đồ phản ứng để điều chế axit valproic từ một anken tùy chọn.
2. a) Ala – Asp là một dipeptit sinh ra khi thuỷ phân một loại protein động vật; nó có pKa là 2,81 ; 4,45 và 8,6. Viết công thức cấu trúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Minh Ái
Dung lượng: 466,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)