BAI KT 15- NV 8

Chia sẻ bởi Đào Thị Lan Anh | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: BAI KT 15- NV 8 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:


BÀI KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 – 15 PHÚT
Ngày kiểm tra:
Điểm
Lời phê của cô giáo





Đề bài:
I/ TRẮC NGHIỆM: 3đ
1. Điền nội dung miêu tả của các từ tượng hình vào chỗ chấm trong mỗi dòng sau:
A. ……………… .. bệ vệ, đủng đỉnh, thất thểu, tập tễnh, khật khưỡng
B. ………………... lè tè, chót vót, thăm thẳm, hoăm hoắm, lênh khênh
C. ………………… chon chót, bềnh bệch, bờn bợt, chói chang, lòe loẹt
D. ………………… lắc rắc, lâm thâm, sầm sập, rào rào, lộp độp
2. Nhóm từ nào sắp xếp không hợp lí?
A. Ồng ộc, róc rách, tồ tồ, ồ ồ, rào rào
B. Ào ào, xào xạc, vi vu, rì rào, vi vút
C. Thình thịch, bành bạch, lệt sệt, loẹt quẹt, lạch bạch
D. Chiêm chiếp, thiêm thiếp, líu lo, ríu rít, quang quác
3. Dòng nào chỉ chứa các từ ngữ địa phương thuộc phương ngữ Trung Bộ?
A. u, mợ, bầm, bủ, thầy, mế, bầy tui, răng, mô, tê
B. bọ, mạ, bầm, bủ, thầy, mế, bầy mi, heo, thơm
C. bọ, mạ, mự, o, bầy mi, răng, mô, tê, thơm
D. u, mợ, bọ, mạ, bầm, bủ, bầy mi, răng, mô, tê
4. Sự khác nhau chủ yếu giữa tiến địa phương với ngôn ngữ toàn dân thể hiện ở điểm nào?
A. Ngữ âm B. Từ vựng C. Ngữ pháp D. Cả A và B
5. Biệt ngữ xã hội là gì?
A. Là từ quen dùng trong một thành phần xã hội
B. Là từ quen dùng trong một địa phương
C. Là từ quen dùng ở mọi địa phương
D. Là từ quen dùng với mọi thành phần xã hội
6. Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cấn chú ý đến điều gì?
A. Tình huống giao tiếp B. Tiếng địa phương của người giao tiếp
C. Tuổi tác của người giao tiếp D. Nghề nghiệp của người giao tiếp
II/ TỰ LUẬN: 7đ
Câu 1: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi (3đ)
Buổi sớm nắng sáng.(1) Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. (2)Chiều nắng tàn mát dịu.(3) Biển xanh veo màu mảnh chai. (4) Núi xa pha màu tím hồng. (5) Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào. (6) Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. (7) Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn , làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui. (8)
a) Đoạn văn trên mắc lỗi gì? Hãy chữa lại cho đúng.
Đoạn văn trình bày nội dung theo cách nào?
Em hãy thay đổi cách trình bày nội dung đoạn văn trên.
Câu 2: Tìm từ địa phương trong đoạn trích sau và diễn đạt lại bằng các từ ngữ toàn dân: (4đ)
… Con lớn tính điềm đạm, mới mười hai tuổi mà nói năng như người lớn, nó ăn uống từ tốn, biết nhường phần ngon cho em. Thằng thứ ba, mười tuổi, thằng liếng khỉ nhất nhà, thích làm giàng thun bắt chim, nó chan húp lia lịa. Đứa con gái thứ tư, tám tuổi, người mảnh khảnh, mắt sáng, môi mỏng, miệng nói tía lia, nó gắp từng miếng cá nhỏ, ăn nhỏ nhẻ như mèo. Thằng thứ năm, sáu tuổi, đầu nhiều ghẻ, cạo trọc tròn như bông gáo, thằng ít nói mà cộc, nó ăn chập chạp, nhương đã gắp cá thì gắp nguyên con….
( Nguyễn Sáng )
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Thị Lan Anh
Dung lượng: 35,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)