Bài kiểm tra

Chia sẻ bởi Thế Ngọc Nguyễn | Ngày 12/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: bài kiểm tra thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD - ĐT HẢI LĂNG KIỂM TRA VỀ THƠ
TRƯỜNG THCS HẢI VĨNH THỜI GIAN: 45 PHÚT

Câu 1 (2 điểm): Hãy sắp xếp các tác phẩm sau đây theo trình tự thời gian ra đời: Mùa xuân nho nhỏ; Sang thu; Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Đồng chí; Ánh trăng; Đoàn thuyền đánh cá; Viếng lăng Bác.
TT
Tên bài thơ
Tác giả
Năm sáng tác

01




02




03




04




05




06




07




Câu 2 (2 điểm): Em hãy chép lại đoạn 2 bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
Câu 3 (2 điểm): Em hiểu thế nào về nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Hãy nêu chủ đề của bài thơ?
Câu 4 (4 điểm): Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ - thu được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào? Em hiểu thế nào về hai dòng cuối bài:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
ĐÁP ÁN:
Câu 1. Thứ tự các tác phẩm: Đồng chí (1948)- Chính Hữu; Đoàn thuyền đánh cá (1958)- Huy Cận; Bài thơ về tiểu đội xe không kính (1969)- Phạm Tiến Duật; Viếng lăng Bác (1976)- Viễn Phương; Sang thu (1977)- Hữu Thỉnh; Ánh Trăng (1978)- Nguyễn Duy; Mùa xuân nho nhỏ (1980)- Thanh Hải.
- HS nêu chính xác đạt 2 điểm
Câu 2. HS chép lại chính xác đoạn 2 từ câu “Người đồng mình thương lắm con ơi” đến hết chính xác, không mắc lỗi chính tả hoặc sai sót, sạch sẽ, rõ ràng thì đạt điểm tối đa. GV tùy theo mức độ cho điểm hợp lí.
Câu 3. HS nêu nhận xét được về nhan đề bài thơ: là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải; là một phát hiện mới mẻ và sáng tạo... Từ đó rút ra chủ đề bài thơ: Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.
Câu 4. HS có thể nêu một hình ảnh, câu thơ nào đó thể hiện đặc sắc nhất thời điểm giao mùa hạ- thu theo cảm nhận của mình. HS trình bày rõ ràng, chứng minh một cách thuyết phục cảm nhận, ý kiến ấy thì đạt 2 điểm.
Về hai dòng cuối bài, cần hiểu với hai tầng nghĩa:
- Hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên: hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa.
- Tác giả gửi gắm suy ngẫm : khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
PHÒNG GD - ĐT HẢI LẰNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9
TRƯỜNG THCS HẢI VĨNH THỜI GIAN: 180 PHÚT


Đề:
I.Tiếng Việt: (3 điểm)
Tìm những từ đồng nghĩa và nêu giá trị biểu cảm của từ được gạch chân trong khổ thơ sau:
“ Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”.
(Tố Hữu)
II.Làm văn: (7 điểm)
Trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương có đoạn:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ,
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
Phân tích đoạn thơ trên.
ĐÁP ÁN:
I. Tiếng Việt:
- Bài viết được các từ đồng nghĩa với từ “để” như sau:
Viết đúng hai từ: 0,5 điểm; 4 từ một điểm.
Ví dụ: Cho, gửi, trao, tặng, đem lại, chuyển...
- Nêu được các giá trị biểu cảm của từ “để” trong văn cảnh trên như sau: (2 điểm)
+ Thể hiện tình cảm của người cha, người đi trước đối với những đứa con, những thế hệ sau. (0,5 điểm)
+ Thể hiện sự trao gửi một cách trọn vẹn, sâu đậm, thanh thản. (1 điểm)
+ Thể hiện được sự đồng cảm, cộng hưởng giữa tấm lòng với tấm lòng, tình thương với tình thương của Bác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thế Ngọc Nguyễn
Dung lượng: 61,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)