Bài kiểm tra

Chia sẻ bởi Thế Ngọc Nguyễn | Ngày 12/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: bài kiểm tra thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD - ĐT HẢI LĂNG ĐỀ THI HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS HẢI VĨNH MÔN: NGỮ VĂN 9
THỜI GIAN: 90 PHÚT

Phần I. Tiếng Việt (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nghĩa tường minh và hàm ý là gì? Để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào?
Câu 2 (2 điểm): Đọc truyện cười sau đây và trả lời câu hỏi:
HAI KIỂU ÁO
Có ông quan lớn đến hiệu may để may cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi:
- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?
Quan lớn ngạc nhiên:
- Nhà ngươi biết để làm gì?
Người thợ may đáp:
- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo:
- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.
(Theo Trương Chính, Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)
Câu hỏi:
a. Câu nào trong những lời đối đáp trên đây chứa hàm ý? Nội dung hàm ý ấy là gì?
b. Người nghe có giải đoán được hàm ý trong câu nói đó không? Chi tiết nào xác nhận điều này?
Phần II. Làm văm (6 điểm)
Đọc và học các bài văn, thơ của Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945 có trong chương trình Ngữ văn 9, bài nào đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc? Hãy phân tích bài văn (hoặc thơ) đó và nêu rõ các ấn tượng của mình.
ĐÁP ÁN:
Phần I
Câu 1. Học sinh nêu chính xác khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý được 1 điểm ( mỗi k/n 0,5 điểm). Nêu được hai điều kiện sử dụng hàm ý được 1 điểm ( mỗi ý 0,5 điểm).
Câu 2. Hs nêu đúng câu chứa hàm ý: 0,5 điểm. Nêu đúng hàm ý của câu: 0,5 điểm. (câu 2a).
Câu 2b cho điểm tương tự như câu 2a.
Phần II
Nội dung cần nêu được trong bài
1. Phân tích tác phẩm:
Hs có thể đề cập đến tất cả giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm; cũng có thể một vài khía cạnh nội dung hoặc nghệ thuật để lại ấn tượng sâu sắc để phân tích.
Ở phạm vi, mức độ nào, hs cũng phải thể hiện được những yêu cầu:
a. Nêu được tên bài văn (hoặc thơ), tác giả, thể loại, đề tài. Nếu thấy cần thiết, thí sinh có thể chép lại bài thơ, tóm tắt nội dung truyện hoặc nêu những hiện tượng, sự kiện văn học hay những yếu tố lich sử, xã hội...có liên quan, giúp mình phân tích bài văn , thơ đó.
b. Nêu được giá trị tư tưởng, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc cho bản thân.
2. Những ấn tượng mà tác phẩm để lại cho bản thân.
Mặc dù các tác phẩm khác nhau để lại ấn tượng khác nhau đối với hs (ấn tượng đó có thể ở phương diện ý nghĩa, nội dung; đặc điểm phẩm chất nhân vật... Cũng có thể ở phương diện nghệ thuật như những tình tiết, chi tiết nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn; cách xây dựng hình ảnh, hình tượng; cách sử dụng ngôn ngữ...)
Tuy vậy, bài viết phải thể hiện được các yêu cầu sau:
a. Các ấn tượng phải gắn với nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm. Từ những ấn tượng hs có thể liên tưởng mở rộng nhưng phải xuất phát từ tác phẩm.
b. Các ấn tượng có tác dụng giúp con người có thái độ tích cực với cuộc sống, hướng con người tới cái đẹp, cái thiện.
Cách cho điểm:
- Điểm 6: Phân tích bài sâu sắc, thể hiện tốt các yêu cầu nêu trên. Bố cục hợp lí, diễn đạt rõ ý. Mắc không quá 6 lỗi câu văn, dùng từ, chính tả.
- Điểm 4,5: Phân tích và nêu được nội dung chủ yếu của tác phẩm. Nêu được ấn tượng của mình về tác phẩm. Bố cục rõ ràng, câu văn nhìn chung rõ ý. Mắc không quá 10 lỗi câu văn, dùng từ, chính tả.
- Điểm 2,3: Nội dung bài văn còn chung chung nhưng vẫn tỏ ra có đọc và hiểu nội dung tác phẩm. Bố cục chưa rõ ràng. Câu văn chưa thoát ý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thế Ngọc Nguyễn
Dung lượng: 95,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)