Bai Hoc Modul mam non 44

Chia sẻ bởi Trần Thị Bích Ngân | Ngày 05/10/2018 | 73

Chia sẻ tài liệu: Bai Hoc Modul mam non 44 thuộc Nhà trẻ

Nội dung tài liệu:





Thời gian tự học: 1/10 – 7/10/2016

-X-X-X-X-X-X-X-X-X-X-X-X-X-X-X-X-X-

A- GIỚI THIỆU TỔNG QUAN:
Luật Người khuyết tật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, theo đó, mọi trẻ khuyết tật có quyền được đi học. Hằng năm, Vụ Giáo dục mầm non đều có hướng dẫn kế hoạch thực hiện năm học, trong đó có nội dung giáo dục hòa nhập. Cụ thể: huy động trẻ khuyết tật tới trường, thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, tiến hành thực hiện giáo dục hòa nhâp và chuyển tiếp lên cấp Tiểu học. Thực hiện giáo dục hòa nhập không chỉ đem lại lợi ích và quyền được đi học của trẻ khuyết tật mà còn đem này tạo cơ hội, điều kiện cho giáo viên trưởng thành hơn về nghiệp vụ sư phạm và vững vàng hơn trong chuyên môn. Giáo dục hòa nhập cũng tạo ra môi truờng đầm ấm, rèn luyện tình yêu thương, sẻ chia đối với trẻ em.lại lợi ích cho tất cả trẻ em, bởi giáo viên phải tìm hiểu trẻ sâu sắc, phải áp dụng những phương pháp cá biệt để giúp trẻ tiếp thu những tri thức mới, rèn luyện những kĩ năng xã hội.
B- MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
Nêu được các đặc điểm của trẻ thuộc các dạng thông dụng: khuyết tật trí tuệ, khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật ngôn ngữ.
Phân tích được các khái niệm cơ bản của giáo dục hòa nhập, các yếu tố của giáo dục hòa nhập trong giáo dục mầm non.
Nêu được cách thức tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trong trường mầm non.
Về kĩ năng:
Xác định được trẻ khuyết tật và những khó khăn của trẻ.
TT
Nội dung

1
Tìm hiểu trẻ khuyết tật, các dấu hiệu nhận diện khuyết tật ở trẻ em.

2
Giáo dục hòa nhập trong giáo dục mầm non.

3
Tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trong trường mầm non.


Tổ chức môi trường và các hoạt động giáo dục hòa nhập phù hợp với năng lực của trẻ khuyết tật.

Về thái độ:
Tích cực tìm hiểu và vận dụng kiến thức kỹ năng vào tổ chức các hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.

C- NỘI DUNG:
NỘI DUNG 1:
TÌM HIỂU TRẺ KHUYẾT TẬT,
CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ KHUYẾT TẬT


Câu 1: Thế nào là trẻ khuyết tật?
Trẻ khuyết tật là trẻ bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật, khiến cho các hoạt động và sinh hoạt hằng ngày gặp khó khăn.
Trẻ khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây.
- Khuyết tật đặc biệt nặng, là trẻ do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày.
- Khuyết tật nặng, là trẻ do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày.
- Khuyết tật nhẹ, là trẻ khuyết tật không thuộc hai truờng hợp trên.
Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có ba mức độ suy giảm là: khiếm khuyết, khuyết tật và tàn tật.
- Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lí hoặc/và sinh lí.
- Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết.
- Tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ
Câu 2: Trình bày các dạng khuyết tật thường gặp ở trẻ em.
Các dạng khuyết tật thường gặp ở trẻ em và dấu hiệu để nhận diện.
Trẻ khuyết tật thường được phân thành các nhóm sau: Trẻ khiếm thính, trẻ khiếm thị, trẻ chậm phát triển trí tuệ hay trẻ khó khăn về học, trẻ khuyết tật vận động hay trẻ khó khăn về vận động, trẻ khó khăn về ngôn ngữ, trẻ đa tật (trẻ có hai hoặc nhiều khuyết tật) và trẻ có các dạng khuyết tật khác. Sau đây chỉ đề cập 6 dạng khuyết tật ở trẻ mầm non.
a/ Trẻ khiếm thính:
- Khái niệm: Trẻ khiếm thính là trẻ bị khó khăn về nghe, bị suy giảm hay mất khả năng nghe dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ, hạn chế chức năng giao tiếp, trường hợp nặng hơn trẻ không nói được.
- Dấu hiệu nhận diện:
Trẻ không hướng về nơi có phát ra tiếng động.
Trẻ không trả lời khi người khác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Bích Ngân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)