Bài hiểm tra cuối kỳ II(4 đề có đáp án)

Chia sẻ bởi Lương Văn Thành | Ngày 15/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài hiểm tra cuối kỳ II(4 đề có đáp án) thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Phòng GD Hương Trà
Trường THCS Hương Phong
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II -2008
MÔN VẬT LÝ 9
Thời gian làm bài: 45 phút;
(30 câu trắc nghiệm)



Mã đề thi 134

Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................


Câu 1: Có hai viên pin, bề ngoài như nhau. Làm thế nào để nhận biết được viên pin cũ đã dùng rồi và viên pin mới chưa dùng?
A. Viên pin mới có thể tích lớn hơn viên pin cũ.
B. Viên pin mới có khối lượng lớn hơn viên pin cũ.
C. Viên pin mới làm bóng đèn sáng hơn viên pin cũ.
D. Thời hạn sử dụng ghi trên viên pin cũ kết thúc sớm hơn viên pin mới.
Câu 2: Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính và cách thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10cm một khoảng d = 30cm. Điểm sáng cách trục chính của thấu kính 5cm. Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh là:
A. 20cm và 25cm. B. 15cm và 25 cm. C. 1,5cm và 25cm. D. 15cm và 2,5cm
Câu 3: Trong công việc nào dưới đây, người ta sử dụng nhiệt của ánh sáng?
A. Tỉa bớt các cành của cây cao để cho nắng chiếu xuóng vườn.
B. Đưa chiếc máy tính chạy bằng pin mặt trời ra chỗ sáng cho nó hoạt động.
C. Bật đèn trong phòng khi trời tối.
D. Phơi quần áo ngoài nắng cho chóng khô.
Câu 4: Cách nào không thể tạo ra ánh sáng màu vàng :
A. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu vàng.
B. Tách ánh sáng trắng thành ánh sáng màu và chọn màu vàng.
C. Chiếu chùm ánh sáng màu đỏ qua tấm lọc màu lục.
D. Dùng các nguồn ánh sáng màu vàng.
Câu 5: Quả bóng rơi xuống và sau khi chạm vào mặt đất không nảy lên độ cao như cũ. Sở dĩ như vậy là vì:
A. Một phần năng lượng của bóng đã biến đổi thành nhiệt năng.
B. Một phần năng lượng của bóng đã biến đổi thành điện năng.
C. Một phần năng lượng của bóng đã biến đổi thành quang năng.
D. Một phần năng lượng của bóng đã biến đổi thành hoá năng.
Câu 6: Trong động cơ điện, điện năng đã được biến đổi thành dạng năng lượng nào?
A. Thế năng và nhiệt năng. B. Cơ năng và hoá năng.
C. Cơ năng và nhiệt năng. D. Động năng và thế năng
Câu 7: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm. Đặt thấu kính cách tờ báo 2,5cm. Mắt đặt sau thấu kính sẽ nhìn thấy các dòng chữ:
A. Cùng chiều, nhỏ hơn vật. B. Ngược chiều, lớn hơn vật.
C. Ngược chiều, nhỏ hơn vật. D. Cùng chiều, lớn hơn vật.
Câu 8: Để truyền đi cùng một công suất điện, nếu dùng dây dẫn có tiết diện gấp đôi thì công suất hao phí sẽ:
A. giẩm 4 lần. B. tăng 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 2 lần.
Câu 9: Cách làm nào dưới đây, có sự trộn các ánh sáng màu:
A. Chiếu một chùm sáng trắng xuyên qua hai tấm lọc : một màu đỏ, một màu vàng.
B. Chiếu một chùm sáng đỏ qua tấm lọc màu vàng.
C. Chiếu đồng thời một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào cùng một chỗ trên một tờ giấy trắng.
D. Chiếu một chùm sáng đỏ vào một tờ bìa màu vàng.
Câu 10: Trời rét, mặc áo bông sẽ giúp cơ thể giứ ấm, Sở dĩ như vậy là vì:
A. Áo bông tạo các phản ứng hoá học giúp cơ thể ấm thêm.
B. Áo bông không cho nhiệt năng thoát ra ngoài môi trường.
C. Áo bông có nhiệt năng làm cơ thể ấm lên.
D. Áo bông lấy năng lượng từ môi trường bên ngoài và cung cấp cho cơ thể.
Câu 11: Nếu một người cận thị mà đeo thấu kính hội tụ thì vật ở vô cực sẽ hội tụ tại một điểm:
A. Nằm sau võng mạc.
B. Phía trước và xa võng mạc hơn so với khi không mang kính.
C. Gần võng mạc hơn so với khi không mang kính.
D. Xuất hiện đúng trên võng mạc.
Câu 12: Pin mặt trời là một thiết bị:
A. Dùng để biến đổi trực tiếp ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện.
B. Có thành phần cấu tạo như thành phần của Mặt Trời.
C. Dùng để biến đổi năng lượng điện thành năng lượng ánh sángcó cùng thành phần như ánh sáng Mặt Trời.
D. Mô phỏng nguyên lí hoạt động của Mặt Trời.
Câu 13: Trong máy phát điện xoay chiều, năng lượng được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào?
A. Từ thế năng thành điện năng. B. Từ cơ năng thành điện năng.
C. Từ nhiệt năng thành điện năng. D. Từ hoá năng thành cơ năng và điện năng.
Câu 14: Hai thấu kính hội tụ có tiêu cự lần lượt là 10cm và 5cm dùng làm kính lúp. Số bội giác của hai kính lúp này lần lượt:
A. 2,5X và 5X. B. 5X và 2,5X. C. 5X và 25X. D. 25X và 5X
Câu 15: Nếu đưa một vật ra thật xa thấu kính phân kỳ thì ảnh của vật:
A. Di chuyển gần thấu kính hơn.
B. Có vị trí không thay đổi .
C. Di chuyển cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự
D. Di chuyển xa vô cùng.
Câu 16: Hiện tượng quang hợp của cây cối thể hiện tác dụng :
A. Nhiệt của ánh sáng mặt trời. B. Tác dụng từ của ánh sáng mặt trời.
C. Tác dụng sinh học của ánh sáng mặt trời. D. Tác dụng điện của ánh sáng mặt trời.
Câu 17: Năng lượng điện cung cấp cho bóng đèn được chuyển hoá thành các dạng nào sau đây?
A. Nhiệt năng và năng lượng của ánh sáng nhìn thấy và không nhìn thấy.
B. Năng lượng của ánh sáng nhìn thấy.
C. Nhiệt năng.
D. Nhiệt năng và năng lượng của ánh sáng nhìn thấy.
Câu 18: Khi quay nam châm của máy phát điện xoay chiều thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều vì:
A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng, giảm.
B. số đường sức xuyên từ qua tiét diện S của cuộn dây luôn tăng.
C. từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi .
D. từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng.
Câu 19: Số vòng dây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp lần lượt là 3300vòng và 150vòng. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là 220V. Hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp là:
A. 2250V B. 4840V C. 10V D. 100V
Câu 20: Khi vật đặt trước thấu kính hội tụ ở khoảng cách d > 2f thì ảnh của nó tạo bởi thấu kính có đặc điểm gì?
A. Ảnh thật ngược chiều với vật và bằng vật.
B. Ảnh thật ngược chiều với vật và lớn hơn vật.
C. Ảnh ảo cùng chiều với vật và lớn hơn vật.
D. Ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
Câu 21: Nội dung nào sau đây không thể hiện định luật bảo toàn năng lượng?
A. Tổng năng lượng của một vật cô lập không đổi.
B. Nếu có thiếu hụt năng lượng thì phải hiểu phần thiếu hụt ấy đã chuyển hoá thành một dạng năng lượng khác.
C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
D. Cơ năng luôn luôn biến đổi thành động năng và ngược lại.
Câu 22: Kính lúp thường có số bội G nằm trong khoảng:
A. 40X < G. B. G <1,5X. C. 1X < G < 40X. D. 1,5X < G < 40X.
Câu 23: Cột điện cao 10m, cách người đứng một khoảng 40cm. Nếu từ thể thuỷ tinh đến màng lưới của mắt người là 2cm thì ảnh của cột điện trong mắt cao là:
A. 0,5cm. B. 5cm. C. 8cm. D. 50cm.
Câu 24: Độ bội giác của một kính lúp là 2,5x. Tiêu cự của kính lúp có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A. 10cm. B. 0,1cm. C. 1 dm. D. 1cm.
Câu 25: Những vật có màu nào thì có khả năng hấp thụ ánh sáng nhiều nhất?
A. Vật có màu đỏ. B. Vật có màu đen. C. Vật có màu trắng. D. Vật có màu vàng.
Câu 26: Khi đạp xe vào ban đêm, bóng đèn sáng . Quá trình năng lượng đã biến đổi theo thứ tự:
A. Cơ năng, điện năng, quang năng. B. Điện năng, cơ năng, quang năng.
C. Cơ năng, hoá năng, quang năng. D. Điện năng, hoá năng, quang năng.
Câu 27: Hai kính lúp có độ bôị giác là 4X và 5X. Tiêu cự của hai kính lúp này lần lượt là?
A. 5cm và 6,26cm. B. 6,25cm và 5cm. C. 100cm và 125cm. D. 125cm và 100cm
Câu 28: Khi chụp vật ở xa, để ảnh rõ nét, phải điều chỉnh để:
A. Phim nằm sau vị trí tiêu điểm của vật kính.
B. Phim nằm đúng vị trí tiêu điểm của vật kính.
C. Phim nằm trước vị trí tiêu điểm của vật kính.
D. Phim càng gần vật kính càng tốt.
Câu 29: Một người cao 1,6m đứng cách máy ảnh 5m. Vật kính cách phim 8cm ảnh trên phim cao bao nhiêu ?
A. 2,65cm B. 25cm C. 2,56cm D. 2,5cm
Câu 30: Xét về mặt quang học, hai bộ phận quang trọng nhất của mắt là:
A. Giác mạc, lông mi. B. Điểm mù, con ngươi.
C. Thể thuỷ tinh, tuyến lệ. D. Thể thuỷ tinh, võng mạc.

-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------



























*Học sinh dùng bút chì tô kín một vòng tròn tương ứng với một phương án trả lời đúng







* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Văn Thành
Dung lượng: 76,94KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)