Bài giảng tham khao

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Động | Ngày 27/04/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài giảng tham khao thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC:
THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC
TRƯỜNG THCS U MINH
Trần Hợi, tháng 10 năm 2009
- Thế giới ngày nay đang chứng kiến sự phát triển hết sức mạnh mẽ của mọi hoạt động kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.
- Chính vì vậy Đảng và nhà nước đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo.
- CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường CNTT và truyền thông. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.
- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ phần mềm nói chung và phần mềm giáo dục nói riêng đã giúp chúng ta có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình thậm chí học sinh yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy vi tính trở nên sinh động hơn, thu hút được sự chú ý và tạo đước hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của CNTT đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập và tư duy của con người.
Do đó mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập của học sinh, tạo ra môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lí quá trình tự học, tự rèn luyện của bản thân mình.
NHỮNG THUẬN LỢI
- Môi trường đa phương tiện, kết hợp với những hình ảnh, âm thanh, video, văn bản, biểu đồ… được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học tập đa giác quan.
- Kỹ thuật đồ họa nâng cao có thể mô phỏng nhiều thí nghiệm, quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội mà không thể thực hiện được trong điều kiện của nhà trường.
- Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng thông qua mạng máy tính và mạng Internet… có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kỳ thuận lợi để HS học tập tự giác, tích cực và sáng tạo.
NHỮNG THUẬN LỢI
- Những kiến thức, kỹ năng được cung cấp bằng nhiều kênh: Kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho HS dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, HS có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của CNTT trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường CNTT chắc chắn sẽ tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của HS và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới.
NHỮNG THUẬN LỢI
CÁC THÁCH THỨC
CÁC THÁCH THỨC
- Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ GV hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân mà cụ thể là, với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy học theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho học sinh, vì giáo viên sẽ ghi tất cả nội dung bài học đó trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không phải lật lại từng “Slide” như khi dạy trên MTĐT. Những mạch kiến thức vận dụng đòi hỏi GV phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các phương pháp dạy học truyền thống mới rèn luyện được kỹ năng cho HS.
- Bên cạnh đó kiến thức, kỹ năng về CNTT ở một số GV vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Việc dạy học tương tác giữa người – máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho HS vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên và đòi hỏi GV phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này, làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho CNTT, dù đã được đưa vào quá trình dạy học vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó.
CÁC THÁCH THỨC

- Việc sử dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc vận dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó.
- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng CNTT còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Các phương tiện thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học ứng dụng CNTT còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa được hướng dẫn sử dụng đầy đủ nên chưa thể triển khai rộng khắp và hiệu quả
- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng mới dừng lại ở việc xóa mù tin học nên giáo viên còn mất nhiều thời gian và công sức để ứng dụng CNTT trong lớp học một cách có hiệu quả.
CÁC THÁCH THỨC
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VÀ ĐỀ XUẤT
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT
- GV cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp GV rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác.

- Khi thiết kế bài giảng cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Video, hình ảnh, biểu đồ,…), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó mới bắt tay vào soạn giảng. Khi soạn cần chú ý về Font chữ, màu chữ và hiệu ứng thích hợp ( hiệu ứng nhẹ nhàng, đơn giản, tránh gây mất tập trung vào nội dung bài giảng).

- Nội dung bài giảng cần cô đọng, xúc tích, trong 1 Slide không nên có quá nhiều hình hay nhiều chữ, những nội dung học sinh ghi bài cần có quy ước () sẽ khắc phục được việc ghi bài của HS. Nội dung bài giảng cần chứa các liện kết thích hợp, nhất là các liên kết đến hệ thống các câu hỏi để khắc phục những tình huống sư phạm phát sinh( như nhắc lại kiến thức, dàn bài, hết giờ, …, các liên kết này có thể đặt trong Slide chủ). Cần khai thác thế mạnh của CNTT trong kiểm tra đánh giá và kiểm chứng kết quả (củng cố bài cần hướng đến các câu hỏi mang tính vận dụng hay các hình thức trắc nghiệm).
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT
- Không lạm dụng CNTT nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của học sinh, công nghệ mô phỏng nếu không phản ánh đúng đúng nội dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thì không nên sử dụng. Chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả.
- Giáo viên cần học, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử, thường xuyên truy cập và đăng ký làm thành viên của các trang web: Bachkim.vn; dayhocintel.org; giaovien.net; moet.edu.vn; phanmemtinhoc…., mỗi trường cần có thư viện “giáo án điện tử” để trao đổi, rút kinh nghiệm, tiếp thu những công nghệ mới và trao đổi những cách làm hay.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT
- Trang bị thêm phòng đa năng và đầu tư đồng bộ như: Máy chiếu, máy quay, máy chụp, nối mạng…, và hướng dẫn sử dụng ( vị trí đặt máy chiếu, đèn chiếu, độ sáng cũng cần được xem xét), dự phòng kinh phí cho sửa chữa, nâng cấp phần cứng, phần mềm giáo dục.
- Phòng GD&ĐT cần có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các trường triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học, mỗi năm cần tổ chức hội thi ứng dụng CNTT để kích thích lòng đam mê sáng tạo phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT
- Các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục cần sớm đưa ra tiêu chí đánh giá tiết dạy có sử dụng CNTT, chuẩn bài giảng điện tử để có cơ sở thẩm định, tạo ngân hàng bài giảng điện tử có chất lượng.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Động
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)