Bai giang dien tu

Chia sẻ bởi HỨA VĂN BIỂN | Ngày 14/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: Bai giang dien tu thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

TỔNG QUAN VỀ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
Khái niệm
Một số chuẩn bài giảng điện tử
Quy trình thiết kế bài giảng điện tử
Mô hình đào tạo E-Learning và phương pháp dạy học
I. Khái niệm.
           1. Đào tạo (học) điện tử (E-learning): là đào tạo dựa trên các phương tiện điện tử. Với sự phát triển Internet và công nghệ WEB, ngày nay đào tạo điện tử được hiểu là đào tạo dựa trên máy tính và mạng máy tính với công nghệ WEB.
            2. Bài giảng điện tử: là một tập hợp các học liệu điện tử được tổ chức lại theo một kết cấu sư phạm để có thể cung cấp kiến thức và kỹ năng cho người học một cách hiệu quả thông qua sự trợ giúp của các phần mềm quản lý học tập (Learning Management System -LMS). Một bài giảng điện tử thường tương ứng với một môn học.
           3. Mô đun bài giảng (Module): là một phần của bài giảng điện tử tương ứng với một đơn vị kiến thức. Việc xác định đơn vị kiến thức thường được tính theo một nội dung trọn vẹn cần cung cấp cho người học hoặc một nội dung được cung cấp theo một đơn vị thời gian học. Một mô đun thường được tính tương ứng với các chương mục trong bài giảng hoặc theo đơn vị một số tiết học nhất định.
           4. Hệ quản lý nội dung học tập (Learning content management system -LCMS): phần mềm giúp quản lý các bài giảng điện tử và cấu trúc hoá bài giảng dưới một số định dạng nào đó.
           5. Hệ quản lý học tập (Learning management system -LMS): phần mềm giúp quản lý các khoá học và quá trình thực hiện các khóa học. Phần mềm cho phép định nghĩa các khoá học, tổ chức tương tác giữa người học và giáo viên trợ giúp, giữa người học và các bài giảng điện tử, ghi nhận quá trình và kết quả học tập của người học, quá trình hỗ trợ của giáo viên.
           6. Chuẩn SCORM (Sharable Content Object Reference Model): là chuẩn được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới (là một tập hợp các tiêu chuẩn và các mô tả cho các bài giảng điện tử tương tác qua WEB được quy định bởi tổ chức Advanced Distributed Learning của Bộ quốc phòng Mỹ). SCORM có các bản 1 với các phiên bản 1.1, 1.2 và 1.3 và bản SCORM 2.0 (mới công bố tháng 10/2009). Chuẩn theo phiên bản 1.2 là tiêu chuẩn được dùng nhiều nhất hiện nay và được hỗ trợ bởi hầu hết các LMS.
           6. Các học liệu đa phương tiện: là các học liệu có hình ảnh động, âm thanh hoặc cả hai. Học liệu đa phương tiện có thể gồm những loại sau đây:
-Các file âm thanh dùng để minh hoạ trong bài giảng.
-Các file flash hoặc tương tự được tạo trực tiếp qua các phần mềm đồ hoạ hoặc ghi hình từ màn hình.
-Các file có cả hình ảnh và âm thanh như các video clip thường được ghi trong các định dạng mpeg, avi hay các định dạng có hiệu ứng tương tự.
-Các file trình diễn bài giảng có tích hợp video.
Các học liệu đa phương tiện tương tác được hiểu theo nghĩa người sử dụng có thể tác động trực tiếp để thay đổi kịch bản trình diễn ngay trong quá trình trình diễn.
Về kiểu tương tác cũng có hai mức độ:
-Tương tác thông qua chọn kịch bản trình diễn (theo thực đơn hay theo liên kết) để khởi động một kịch bản trình diễn tiếp theo sẵn có mà không cần thực hiện các tính toán. Ví dụ về loại tương tác này có thể là: các hoạt cảnh được tạo nhờ bộ công cụ Macromedia, các trang WEB có dữ liệu đa phương tiện điều khiển bằng cách kích hoạt các liên kết, chuyển slide trong một trình diễn.
-Tương tác qua dữ liệu được nhập trực tiếp trong quá trình trình diễn. Trong trường hợp này bắt buộc phải xây dựng một chương trình máy tính xử lý dữ liệu để tạo tự động các kịch bản phù hợp với dữ liệu đưa vào. Như vậy học liệu điện tử tương tác theo kiểu chọn chỉ là dữ liệu, trong khi đó học liệu có tương tác bằng dữ liệu thì phải có phần mềm xử lý dữ liệu. Tương tác kiểu này gọi là các thí nghiệm ảo.
           7. Thí nghiệm ảo hoặc mô phỏng: một thí nghiệm được thực hiện bằng mô phỏng trên máy tính. Người làm thí nghiệm có thể quan sát, tính toán thử nghiệm. Mỗi thí nghiệm ảo hoặc mô phỏng thực sự là một phần mềm ứng dụng, người làm thí nghiệm tương tác với phần mềm qua việc nhập số liệu cho thí nghiệm và chọn lựa các phương án do máy tính gợi ý.
II. Một số chuẩn bài giảng điện tử
           1. Bài giảng điện tử mức 1: Là bài giảng được xây dựng dưới dạng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: HỨA VĂN BIỂN
Dung lượng: 15,46KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)