Bài giảng Côn trùng học_ chuẩn E-learning

Chia sẻ bởi Trần Vũ Định | Ngày 04/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài giảng Côn trùng học_ chuẩn E-learning thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

CÔN TRÙNG HỌC
Cấu tạo khái quát cơ thể côn trùng
Cơ thể côn trùng được bao bọc bên ngoài bằng một lớp da tương đối cứng, được cấu tạo chủ yếu bởi kitin.
Cơ được các vòng hẹp bằng chất màng phân cắt thành các vòng rộng hơn, tạo nên các đốt cơ thể. Những vòng hẹp bằng chất màng đó gọi là màng giữa đốt.
Cơ thể được chia thành đầu, ngực và bụng.
Trên đầu có một cặp râu là cơ quan cảm giác, một cặp mắt kép, hai mắt đơn (ở giai đoan sâu non có thể là 6 mắt đơn) và một miệng. Ngực có 6 chân (mỗi đốt một cặp chân) và 2-4 cánh (ở các loài có cánh). Bụng có cơ quan bài tiết và cơ quan sinh sản.
Cấu tạo chi tiết phần đầu côn trùng
Cấu tạo cơ bản của đầu
Đầu côn trùng được bao bọc bằng một vỏ cứng, có 4 đôi chi phụ là một đôi râu đầu và ba đôi chi phụ miệng, có một đôi mắt kép và phần lớn có 3 mắt đơn.
Trên bề mặt vỏ đầu có các ngấn. Ngấn là đường lõm xuống của da tạo nên, phần lõm vào trong đó được gọi là sống nổi trong. Các sống nổi này để cơ bám vào và tăng thêm độ cứng của vỏ đầu.
Các ngấn phân chia vỏ đầu thành các khu và các mảnh như khu trán- chân môi, khu cạnh- đỉnh đầu, khu ót, khu ót sau, khu dưới má, và đặc biệt là môi trên và lưỡi cũng là một mảnh của vỏ đầu tạo thành.
Căn cứ vào vị trí của miệng trên đầu chia ra 3 kiểu đầu:
- Đầu miệng dưới: Có miệng ở phía dưới đầu, trục dọc của đầu gần thẳng góc với trục dọc cơ thể.
- Đầu miệng trước: Có miệng hướng về phía trước đầu, trục dọc của đầu song song với trục dọc cơ thể.
- Đầu miệng sau: Có miệng kéo dài ra phía sau đầu hướng về mặt bụng, trục dọc đầu cùng trục dọc thân tạo thành góc nhọn.
Các phần phụ của đầu:
Râu đầu
Hầu hết các loài côn trùng có một đôi râu đầu mọc trên ổ chân râu nằm ở vị trí giữa hai mắt kép. Chức năng chính của râu đầu là cơ quan khứu giác và xúc giác.
Cấu tạo chung của râu đầu gồm 3 phần: Chân râu (1 đốt), cuống râu (1 đốt) và roi râu (chia làm nhiều đốt rất đa dạng).
Một số kiểu râu đầu thường gặp:
- Râu sợi chỉ
- Râu chuỗi hạt
- Râu hình lông chim (hay răng lược kép)
- Râu hình lưỡi kiếm
- Râu muỗi cái
- Râu muỗi đực
- Râu hình răng lược
-Râu hình rẻ quạt mềm
- Râu hình dùi đục
- Râu hình dùi trống
- Râu hình lá lợp
- Râu hình đầu gối
- Râu hình chuỳ
- Râu ruồi
- Râu hình lông cừu
- Râu dạng sợi
Miệng
Miệng côn trùng là nơi thu nhận thức ăn. Thức ăn của các loài rất khác nhau. Vì vậy, cấu tạo của miệng trong lớp côn trùng rất đa dạng phụ thuộc vào thức ăn của mỗi loài.
- Miệng gặm nhai là kiểu miệng nguyên thủy nhất. Cấu tạo miệng gặm nhai gồm có 5 phần: Môi trên, hàm trên, hàm dưới, môi dưới và lưỡi.

- Các kiểu miệng hút là từ kiểu miệng nhai biến dổi thành, có đặc điểm chung là các chi phụ đều kéo dài để thích nghi cho việc lấy thức ăn ở dạng lỏng như máy động vật, dịch cây, mật hoa… Loại hình miệng hút chia làm nhiều kiểu như sau:
- Miệng gặm hút
- Miệng chích hút
- Miệng hút
- Miệng giũa hút
- Miệng liếm hút
- Miệng cứa liếm
- Miệng ấu trùng
Ở nhữmh loài biến thái không hoàn toàn thì giống như miệng của trưởng thành.
Miệng ấu trùng của những loài biến thái hoàn toàn thướng khác với của trưởng thành khi hai pha này khai thác nguồn thức ăn khác nhau
the end
Cấu tạo phần ngực côn trùng
Cấu tạo cơ bản phần ngực
Côn trùng có 3 đốt ngực được gọi là đốt ngực trước, đốt ngực giữa và đốt ngực sau, gắn chặt với nhau. Mỗi đốt ngực do 4 mảnh là mảnh lưng, mảnh bụng và 2 mảnh bên gắn chặt với nhau tạo nên. Mỗi đốt ngực có 1 đôi chân có tên tương ứng là chân trước, chân giữa và chân sau.
Giai đoạn trưởng thành nếu có 2 đôi cánh: đôi cánh trước ở đốt ngực giữa, đôi cánh sau ở đốt ngực sau. Nếu chỉ có 1 đôi cánh như ruồi, muỗi thì đôi cánh sau thoái hóa và biến đổi thành 1 cấu tạo hình chùy làm nhiệm vụ giữ thăng bằng khi bay. Vì vậy, ngực là trung tâm vận động của cơ thể côn trùng.
Các phần phụ của ngực
- Chân ngực
Ba đôi chân ngực có nguồn gốc từ mầm chi phụ của 3 đốt nguyên thủy. Mỗi chân ngực cấu tạo từ 5 phần: đốt chậu, đốt khuyển, đốt đùi, đốt chày, bàn chân.
Bàn chân chia ra 3-5 đốt, cuối bàn chân thường có 2 móng, giữa 2 móng có đệm bàn chân. Đệm bàn chân có các giác hút giúp côn trùng có thể bám được vào các bề mặt nhẵn. mép ngoài đốt chày thường có nhiều gai, cuối đốt chày có thể có cựa.
Để thích nghi với điều kiện sống và hoàn thiện những chức năng khác nhau, các loài côn trùng có chân rất đa dạng, như kiểu chân bò (chân con gián),
chân nhảy (chân sau của châu chấu)
chân bắt mồi (chân trước của bọ ngựa)
Chân lấy phấn (chân sau của ong mật)
chân đào bới (chân trước của dế dũi)
Chân kẹp leo (chân con chấy, con rận)…
Cánh
Côn trùng là động vật không xương sống duy nhất có cánh. Cánh của côn trùng được hình thành do da hai bên mảnh lưng của đốt ngực giữa và của đốt ngực sau phát triển kéo dài ra, nên có 2 lớp màng từ 2 tầng biểu bì. Giữa 2 lớp màng có các ống rỗng gọi là gân cánh hay mạch cánh.
Cánh thường có hình tam giác, có 3 cạnh (mép trước, mép ngoài, mép sau) và 3 góc (góc đỉnh, góc vai và góc mông).
Để thích nghi với điều kiện sống khác nhau, mức độ phát triển và chất cánh của côn trùng có rất nhiều thay đổi. Có nhiều nhiều côn trùng thuộc lớp phụ có cánh nhưng cánh đã hoàn toàn tiêu biến.
côn trùng thuộc bộ ăn lông (Mallophaga)
bộ bọ chét (Siphonaptera)
Có những loài con đực có cánh còn con cái không có cánh (như một số loài rệp sáp ở bộ cánh đều Homoptera).
Phần lớn cánh của côn trùng là chất màng mỏng trong suốt như cánh con ong, nên gọi là cánh màng. Nhưng cánh của nhiều loài đã có sự thay đổi về chất.
The end
Phần bụng côn trùng
Cấu tạo cơ bản phần bụng
Phần bụng do 11 đốt tạo nên, nhưng ở giai đoạn trưởng thành thường chỉ thấy 6-10 đốt. Mỗi đốt cơ thể phần bụng chỉ có 1 mảnh lưng, 1 mảnh bụng và 2 bên là phần màng đàn hồi. cuối bụng của côn trùng trưởng thành có bộ phận sinh dục bên ngoài, ở một số loài có lông đuôi, còn các chi phụ khác đều không còn nữa.
Các phần phụ của bụng côn trùng trưởng thành
- Lông đuôi: là chi phụ của đốt bụng cuối cùng. Hình dạng khác nhau giửa các loài. Vd, dạng mấu (ở châu chấu), dạng phiến chia đốt (ở con gián).
- Phần phụ sinh dục: là bộ phận sinh dục ngoài.
+ Bộ phận sinh dục ngoài của con đực gồm có dương cụ và quặp âm cụ.
+ Bộ phận sinh dục ngoài của con cái là bộ phận đẻ trứng.
Các phẩn phụ của bụng ấu trùng
- Chân bụng: ấu trùng bộ cánh vảy có 5 đôi chân ở các đốt bụng thứ 3, 4, 5, 6 và 10. ấu trùng của ong ăn lá (Tenthredinidae) có thể có đến 11 đôi chân ở phần bụng. chân bụng của ấu trùng bộ cánh vảy chỉ có 3 đốt: đốt chậu phụ, đốt chậu, đốt bàn.
- Các cấu tạo khác (mang khí quản, mấu lồi): ấu trùng bộ phù du (Ephemerida), bộ cánh rộng (Megaloptera) có mang khí quản ở 2 bên các đốt bụng 1-7 hoặc 1-8.
- Ấu trùng tằm dâu (Bombycidae) và ngài trời (Sphingidae) có mấu lồi dạng gai hay sừng ở đốt bụng thứ 8.
The end
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Vũ Định
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)