Bài giảng chuẩn KT-KN Tiếng Việt

Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Xuyên | Ngày 25/04/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài giảng chuẩn KT-KN Tiếng Việt thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:




DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VÀ GIẢM TẢI Ở TIỂU HỌC
A. DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

I. Mục tiêu giáo dục tiểu học:
1. - Giáo dục tiểu học (GDTH) giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học lên THCS.
- GDTH đảm bảo cho HS có những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người, có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể và giữ vệ sinh; có những hiểu biết ban đầu về âm nhạc và mỹ thuật.
- Phương pháp dạy học ở tiểu học phải phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc trưng môn học, hoạt động giáo dục, đặc điểm đối tượng HS và điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.
Như vậy, vấn đề quan tâm nhất ở tiểu học không phải là vấn đề học vấn mà là những yếu tố hình thành nhân cách và các kỹ năng cơ bản: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng học tập… GDTH trước hết phải làm cho HS thích đi học, thích đến trường, yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô giáo, yêu bạn bè và cảm thấy "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui".
2. Dạy học theo Chuẩn KT, KN là thực hiện Mục tiêu giáo dục tiểu học

- Kiến thức các môn học ở TH là những điều đơn giản, cần thiết nhất. Những hiểu biết ban đầu, đó là những điều thiết thực, bổ ích, làm cho HS thích học và có thể học tốt các môn học.
- Ở tiểu học, mỗi môn học đều xác định mục tiêu, nội dung, kỹ năng. Kiến thức khoa học là vô hạn, khả năng tiếp thu của HS có giới hạn nên phải lựa chọn, xác định nội dung và yêu cầu phù hợp khả năng tiếp thu của các em. Giáo dục Tiểu học phải đảm bảo hài hoà giữa mục tiêu của môn học với mục tiêu chung của cấp học.
- Nội dung chương trình các môn học và hoạt động giáo dục được cụ thể hoá bằng những cuốn SGK và tài liệu dạy học. Ở đó, mỗi kiến thức, mỗi vấn đề được trình bày khá chặt chẽ, hệ thống, đảm bảo tính chính xác, khoa học và tính khả thi của môn học. Trong SGK, bên cạnh những yêu cầu tối thiểu dành cho tất cả HS còn chứa đựng cả yếu tố phát triển chỉ dành cho HS có khả năng, không bắt buộc với mọi đối tượng. Như vậy, việc phân biệt SGK với Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình là rất cần thiết. Chương trình GDPT cấp Tiểu học đã xác định rõ Chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn học. Đó là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh phải đạt được.
- Dạy học theo Chuẩn KT, KN đòi hỏi GV đứng lớp phải xác định rõ những nội dung cơ bản, cần thiết của mỗi bài học trong SGK, mức độ cần đạt cho tất cả HS trong lớp để cho bài học không khó, không dài. Từ đó, GV không bị sức ép vì thiếu thời gian, tiết học không bị quá tải, không khí lớp học bớt nặng nề, căng thẳng. Dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng vừa phải quan tâm đến HS yếu, không bỏ rơi HS yếu trong các giờ học, có những hướng dẫn riêng để hỗ trợ những HS yếu vươn lên đạt trình độ Chuẩn, vừa phải, tạo cơ hội phát triển cho HS có điều kiện, HS có năng khiếu. Dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng hướng tới mọi đối tượng với những mục tiêu riêng, yêu cầu riêng nên sẽ làm cho giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả.
II. Thực trạng dạy học các môn học
ở tiểu học
- Vì chưa nắm Chuẩn KT, KN các môn học quy định trong CT, còn nhầm lẫn SGK với CKT, KN; SGV hiện nay đang soạn theo SGK, mục tiêu dạy cho tất cả các đối tượng nên việc DH dễ dẫn đến tình trạng "quá tải" gây chán nản cho HS và bức xúc cho xh.
- Do chưa thực hiện dạy học theo Chuẩn KT, KN nhiều GV đã đưa vào tiết học cả những kiến thức không phù hợp với khả năng tiếp thu của HS. Bài học vừa khó, vừa dài (nhiều bài tập) trong khi quỹ thời gian chỉ có hạn.
III. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt
1. Thế nào là dạy học theo chuẩn KT, KN?
Chuẩn kiến thức, kỹ năng là những yêu cầu tối thiểu cần đạt được về kiến thức, kỹ năng của chương trình và được cụ thể hoá trong mỗi môn học, mỗi bài dạy. Chuẩn kiến thức, kỹ năng là định hướng cơ bản cho việc xác định mục tiêu bài dạy và việc lựa chọn nội dung và hình thức dạy học. Trong dạy học, Chuẩn là mục thước còn SGK, SGV và các tài liệu, TBDH chỉ là công cụ để giáo viên và học sinh sử dụng nhằm thực hiện Chuẩn.
Như vậy, dạy học theo chuẩn là quá trình tổ chức dạy học của người giáo viên bằng phương pháp tổ chức dạy học riêng của bản thân nhằm giúp cho mọi học sinh đạt được mục tiêu bài dạy theo Chuẩn.
2. Dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng
Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức GV:
- Giáo dục tiểu học là nền tảng của giáo dục phổ thông. Thành quả của giáo dục tiểu học có tác dụng cơ bản, lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời mỗi người.
- GV phải nhận thức được rằng, ở tiểu học vấn đề được quan tâm nhất không phải là học vấn mà chính là những yếu tố hình thành nhân cách và các kỹ năng cơ bản: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng học tập.
- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng là thực hiện Mục tiêu giáo dục (kiến thức các môn học ở tiểu học chỉ là những điều đơn giản, cần thiết nhất).

Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng và dạy học theo chuẩn KT, KN là nhu cầu cấp thiết của giáo dục tiểu học.
Giải pháp 2: Phân loại đối tượng học sinh
*) Mục đích: đánh giá đúng năng lực học tập, đặc điểm tâm lý học sinh để có phương pháp dạy học phù hợp.
*) Cách phân loại:
1.1. - Phân hóa trình độ trong một tiết dạy đại trà (phân hóa rộng): đây chính là dạy học phân hóa lồng ghép trong các tiết cơ bản. Bản chất vấn đề này chính là dạy sát với mọi đối tượng HS. Dạy học theo hướng này đòi hỏi người GV vừa chú ý thiết kế bài dạy vừa có hệ thống câu hỏi vừa sức cho các đối tượng HS trung bình, câu hỏi phù hợp với HS yếu, vừa có hệ thống câu hỏi gợi mở cho HS năng khiếu. Tùy điều kiện cụ thể của từng trường để tổ chức sắp xếp TKB dạy học đạt hiệu quả.
Ví dụ: Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu (trang 140 – STV4).
-Yêu cầu cần đạt: Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu; nhận diện được trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu, bước đầu biết dùng trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu.
- Bài cần làm: Bài 1, 2, 3
Bài 1: Tìm trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong những câu sau (HS cả lớp cùng hoàn thành Bài 1 này).
a, Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.
b, Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.
c, Tại Hoa mà tổ không được khen.
Bài 2: Điền các từ nhờ, vì hoặc tại vì vào chỗ trống:
a, … học giỏi, Nam được cô giáo khen.
b, … bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
c, … mải chơi, Tuấn không làm bài tập.
Câu hỏi cho các nhóm đối tượng HS như sau:
- HS trung bình: Tác dụng của trạng ngữ chỉ nguyên nhân? (Trạng ngữ chỉ nguyên nhân có ý nghĩa gì trong câu?) Nó thường nằm ở vị trí nào trong câu?
- HS khá, giỏi:
+ Cho HS giỏi tìm một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân nằm ở cuối câu). Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi nào?
+ Nội dung của câu nêu lên nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu (tốt) thì dùng trạng ngữ bắt đầu bằng từ nào?
Bài tập 3: Đặt một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
- HS nêu miệng và HS chất vấn lẫn nhau
- HS cả lớp: GV nêu lên những nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt( xấu) rồi liên hệ GD kỹ năng sống cho HS.
- HS khá, giỏi: làm bài tập 4 ở Vở Bài tập nâng cao từ và câu (Trang 117): Viết một đoạn văn ngắn kể về sự tiến bộ trong học tập của em trong đó câu chứa trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Viết xong, gạch dưới trạng ngữ chỉ nguyên nhân ấy.
- Dạy học phân hóa theo các nhóm, lớp riêng (phân hóa hẹp): nhóm học sinh năng khiếu (học sinh khá, giỏi); nhóm học sinh yếu kém. Với hình thức phân hóa này, trước hết cần làm tốt khâu phân loại đối tượng. Đầu năm học mới, giáo viên nhận lớp, nhận danh sách phân loại và tiếp tục theo dõi và có thể tiến hành khảo sát năng lực của học sinh để phân loại thành từng nhóm, lớp riêng. Trên cơ sở phân loại thành từng nhóm, lớp riêng, có kế hoạch, phương pháp dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh. Hình thức dạy học phân hóa theo từng nhóm riêng có thể được tổ chức vào các giờ học chính khóa và nhất là thời gian tăng buổi. Đi liền với việc phân loại thành từng nhóm, lớp riêng sẽ có những hình thức dạy học phù hợp:
+ Với đối tượng học sinh đại trà:
Đối với các môn học chủ đạo trong việc hình thành những kỹ năng cốt lõi (TV, Toán): GV cần lựa chọn nội dung, hình thức DH phù hợp mà HS có thể tham gia được (GV có quyền thay thế những dữ liệu trong SGK xa lạ bẵng dữ liệu khác phù hợp hơn; lựa chọn hình thức dạy học mà nhiều HS có thể tham gia.
Đối với các môn học khác: chỉ yêu cầu cung cấp những hiểu biết sơ giản, ban đầu về TN – XH và con người, không cần nhớ hết những địa danh, sự kiện. Điều quan trọng là làm cho các em yêu thích và có nhu cầu tìm hiểu, khám phá. Tận dụng tối đa các phương tiện DH để các em được trực quan, được thực hành nhiều nhất.
+ Đối với nhóm học sinh giỏi, học sinh năng khiếu: Giáo viên tập trung vào các loại bài tập, mở rộng, nâng cao theo hướng phát triển; lựa chọn hình thức dạy học phân hoá thích hợp để các em có cơ hội bộc lộ khả năng của mình. Giáo viên có thể giao thêm bài tập khó hơn trong các tiết học tăng thời lượng hoặc bài tập làm thêm ở nhà và hướng dẫn HS học tập.
+ Đối với nhóm HS chưa đạt chuẩn (HS yếu):
Giáo viên có thể lựa chọn các hình thức dạy học phân hoá thích hợp để giúp các em tự tin, cố gắng vươn lên đạt chuẩn; Cần giảm nhẹ yêu cầu đối với các môn học khác để các em có điều kiện hoàn thành các kỹ năng cốt lõi; thông báo với phụ huynh những mặt còn non của HS để phối hợp kèm thêm ở nhà.
Lưu ý: Có nhiều cách phân loại các đối tượng học sinh. Ví dụ: phân loại theo năng lực; theo năng khiếu và nhu cầu bồi dưỡng…Tuỳ vào những điều kiện cụ thể của từng trường, từng lớp để chọn cách phân loại nào cho phù hợp. Thực tế trong một lớp học có rất nhiều đối tượng học sinh nên vấn đề lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức dạy học cho từng tiết học trên lớp như thế nào để mọi học sinh đạt chuẩn và những học sinh khá, giỏi có điều kiện phát triển có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Giải pháp 3: Điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh
4.1. Căn cứ để lựa chọn nội dung phù hợp
- Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 5 tháng 5 năm 2005;
Công văn 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/02/2006 của Bộ GD&ĐT;
Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT, KN các môn học ở Tiểu học; SGK tiểu học;
Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu học.
SGK, trình độ, nhu cầu học sinh);
4.2. Hướng điều chỉnh nội dung dạy học
- Giảm bớt những câu hỏi khó, bài khó theo hướng tinh giản, thiết thực đối với đối tượng đại trà, học sinh khó khăn về học; ưu tiên củng cố các kỹ năng cốt lõi về nghe, nói, đọc, viết.
Ví dụ: Tập đọc “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” (Tiếng Việt 4, tập I, trang 4): không hỏi ý 2, câu hỏi 4; Luyện từ và câu “Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu (Tiếng Việt 4, tập II, trang 140): Không dạy phần nhận xét, Ghi nhớ. Phần Luyện tập chỉ yêu cầu tìm hoặc thêm trạng ngữ (không yêu cầu nhận diện trạng ngữ gì – Theo Hướng dẫn giảm tải).
- Lựa chọn, thay thế các dữ liệu trong giáo khoa mà xa lạ với học sinh nhằm giúp các em có điều kiện tiếp cận và củng cố các kỹ năng thuận lợi nhất.
Ví dụ: khi dạy bài tiếng Việt lớp 1 “chợ, phố, thị xã”, nếu giáo viên dạy chủ đề này cho HSDTTS thì các em sẽ khó hiểu, thậm chí không thể hiểu được. Bởi vậy, đòi hỏi người giáo viên phải thực sự linh hoạt, sáng tạo, mạnh dạn thay đổi bằng các ngữ liệu khác phù hợp. Cũng chủ đề trên có thể thay đổi bằng “chợ, làng, bản” sẽ đem lại hiệu quả dạy học cao hơn; Tập làm văn “Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật” (Tiếng Việt 3, trang 48): có thể thay đề bài khác cho phù hợp với học sinh.
- Tăng thời lượng dạy học: tăng thời lượng ngay trong giờ học chính khoá; tăng buổi; tăng thời lượng trong từng bài học, từng đơn vị kiến thức.
Ví dụ: Bài học vần 38: eo ao
+ Trong Chương trình cũ phân bố dạy trong 2 tiết: tiết 1 dạy cả 2 vần eo ao
+ Phương án TTL có thể dạy trong 3 tiết: tiết 1 dạy vần eo; tiết 2 dạy vần ao; tiết 3 luyện tập.
Việc tăng bao nhiêu tiết, thời gian bao nhiêu, dài hay ngắn là do giáo viên tùy vào đối tượng học sinh, điều kiện cụ thể của từng lớp để quyết định, miễn là phù hợp và có hiệu quả. Điều đáng quan tâm của giải pháp tăng thời lượng dạy học là: căn cứ vào thực tế việc học tập của học sinh để có phương án thiết kế TTL dạy học phù hợp.
- Không ra thêm bài tập có độ khó hơn về kiến thức so với chuẩn kiến thức, cho học sinh đại trà; không ra thêm bài tập về nhà đối với học sinh học 2 buổi/ngày.
- Đối với học sinh có tư chất vượt trội môn Tiếng Việt giáo viên có thể giao thêm bài tập trong các tiết luyện tập thêm và tiết dạy học phân hoá nhưng không được vượt chương trình chung của cấp học.
Như vậy, việc điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với các loại đối tượng học sinh trung bình, khá, giỏi và học sinh yếu thực sự là một vấn đề khó, đòi hỏi người giáo viên phải phân hoá được các đối tượng học sinh, phải kiên trì, chịu khó để tìm ra những hình thức dạy học có hiệu quả.


- Chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch dạy học:
- Giáo viên có thể tự chủ trong việc điều chỉnh, sắp xếp lại một số tiết học để học sinh có điều kiện rèn luyện thêm những kỹ năng và tham gia các hoạt đông giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Thời khoá biểu cần đảm bảo tính liên thông các bài học, môn học.



- Để giáo viên được chủ động trong việc xây dựng kế hoạch sát với đối tượng của lớp mình, TKB nhà trường không nên ghi cụ thể tên bài trong từng tiết học. Tuy nhiên, GV cần đăng ký tên bài dạy cụ thể trong Lịch báo giảng và phải tuân thủ Lịch báo giảng nhằm ngăn ngừa những tình trạng tuỳ tiện trong việc thực hiện chương trình.
Giải pháp 4: Lựa chọn nội phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng giáo viên chủ động và linh hoạt trong lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức dạy học phù hợp để học sinh có phương pháp học tập, phương pháp tư duy tốt hơn. Việc lựa chọn nội dung dạy học gắn liền với việc phân loại các đối tượng học sinh. Tức là, lựa chọn nội dung gì và dạy cho đối tượng nào là điều mà đòi hỏi người giáo viên phải tính toán, cân nhắc để đạt hiệu quả giảng dạy.
Ví dụ: Khi dạy Bài thơ “ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà”. Đây là một bài thơ tương đối dài.

Ngoài việc đọc-hiểu, học sinh còn phải học thuộc bài thơ. Khi dạy cho HSDTTS, cần chú ý phân loại học sinh theo năng lực để giao nhiệm vụ cụ thể: học sinh khá, giỏi tổ chức cho các em học thuộc bài thơ ngay tại lớp; học sinh trung bình học 1-2 khổ thơ, còn lại chuyển sang buổi chiều hoặc về nhà luyện đọc; học sinh yếu chuyển sang buổi chiều luyện tập cho các em học thuộc, nhưng cũng chỉ khoảng một khổ thơ. Yêu cầu về viết cũng tương tự phân loại, tổ chức dạy học, giao việc cho học sinh như vậy.
- Trong dạy học, phương pháp, hình thức dạy học hết sức phong phú, tuỳ vào điều kiện của từng lớp, từng bài học để vận dụng, có thể là: học cả lớp, học cá nhân, học nhóm (nhóm đôi, nhóm 3…); sử dụng các đồ dùng trực quan, phương tiện hiện đại trong soạn bài và tổ chức DH;
vận dụng các trò chơi học tập vào tiết học làm cho giờ học nhẹ nhàng, sinh động; thay đổi các dạng bài tập phù hợp với các đối tượng học sinh; tổ chức giờ học trong lớp, ngoài trời…



Giải pháp 5: Kiểm tra, đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
A. Yêu cầu chung
- Thực hiện nghiêm túc chủ trương đánh giá theo chuẩn và phân hoá đối tượng HS từ việc ra đề, tổ chức kiểm tra đánh giá và sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá.
- Đổi mới kiểm tra định kỳ; giao quyền tự chủ cho các trường trong tổ chức đánh giá; tăng cường kiểm tra chỉ đạo của Phòng và Sở đối với đánh giá cuối năm học; cải tiến ra đề định kỳ theo hướng tăng dần bài kiểm tra tự luận ở các lớp cuối cấp học; tăng cường phân hoá chất lượng trong đề ra.
- Thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh theo Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
B. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

1. Nguyên tắc chung: thực hiện trên cơ sở nguyên tắc chung về đánh giá kết quả giáo dục tiểu học xác định tại chương trình GDPT cấp Tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), gồm những điểm cơ bản sau:
1.1. Đánh giá kết quả GD đối với HS ở môn học trong mỗi lớp và cuối cấp nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu GD, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình GD, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện, động viên, khuyến khích HS chăm học và tự tin trong học tập.
1.2. Đánh giá kết quả GD ở môn học trong mỗi lớp và cuối cấp cần phải:
a) Đảm bảo tính toàn diện, khoa học, khách quan và trung thực;
b) Căn cứ vào Chuẩn KT, KN và yêu cầu về thái độ của môn học ở từng lớp, ở toàn cấp học để xây dựng công cụ đánh giá thích hợp;
c) Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ; giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS; giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng;
d) Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác.
1.3. Môn Tiếng Việt được đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV.
2. Quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả môn Tiếng Việt:
2.1. Môn Tiếng Việt được đánh giá bằng điểm số, cho điểm từ 1 đến 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các lần kiểm tra.
2.2. Việc đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ kết quả học tập của học sinh về môn Tiếng Việt được quy định:
a) Đánh giá thường xuyên
- Nhằm mục đích theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở HS học tập tiến bộ, đồng thời để GV thực hiện đổi mới PP, điều chỉnh hoạt động giảng dạy nhằm đạt hiệu quả thiết thực.
- Việc đánh giá thường xuyên được tiến hành dưới các hình thức kiểm tra thường xuyên, gồm: Kiểm tra miệng; Quan sát học sinh học tập; Bài tập thực hành; Kiểm tra viết (dưới 20 phút).
- Số lần KTTX tối thiểu trong 1 tháng đối với môn Tiếng Việt là 4 lần.
b) Đánh giá định kỳ
- Nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các cấp quản lý chỉ đạo để quản lý quá trình học tập của HS và giảng dạy của GV; tiến hành sau từng giai đoạn học tập: giữa HKI, cuối HKI, giữa HKII, cuối HKII.
- Việc đánh giá định kỳ được tiến hành dưới các hình thức kiểm tra định kỳ, gồm: kiểm tra viết bằng hình thức trắc nghiệm, tự luận trong thời gian 1 tiết.
- Số lần KTĐK môn Tiếng Việt ở mỗi lớp (mỗi năm học) là 4 lần: GKI, CKI, GKII, CKII.
3. Nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Việt
3.1. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên
Để đánh giá thường xuyên kết quả học tập của HS về môn Tiếng Việt, GV thực hiện các hình thức KTTX với nội dung, yêu cầu cụ thể như sau:
- Kiểm tra miệng: GV thường tiến hành vào đầu tiết học, nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng của bài dạy thuộc cùng một phân môn (chủ yếu ở tiết kế trước), tạo điều kiện thuận lợi để HS tiếp nhận bài mới. Việc kiểm tra miệng tỏ ra có hiệu quả tích cực đối với bài học thuộc các phân môn Học vần lớp 1, Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn (các lớp 2,3,4,5).
- Quan sát HS học tập: GV tiến hành trong suốt quá trình lên lớp ở tất cả các phân môn, nhằm đánh giá hiệu quả tiếp nhận của HS, kịp thời động viên, khuyến khích HS tích cực học tập. Quan sát HS học tập trên lớp còn giúp GV tự điều chỉnh hoạt động dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh cụ thể.
- Yêu cầu HS luyện tập thực hành (thông qua bài tập): GV đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, thành thạo về kỹ năng theo yêu cầu cần đạt đối với bài học cụ thể. Bài tập thực hành môn Tiếng Việt tiểu học có thể được đặt ra ở tất cả các bài học thuộc các phân môn khác nhau. Ví dụ: thực hành luyện đọc (Tập đọc), thực hành luyện nghe-nói (Kể chuyện, Tập làm văn), thực hành luyện viết (Chính tả, Tập viết), thực hành để nắm vững kiến thức và kỹ năng tiếng Việt (Luyện từ và câu)...
- Kiểm tra viết: Thường áp dụng đối với bài học thuộc các phân môn Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Bài Kiểm tra viết trong thời gian ngắn vừa khích lệ HS nắm vững kiến thức, kỹ năng mới học vừa củng cố kiến thức, kỹ năng đã học qua các bài trước đó. Thông qua bài kiểm tra viết (nội dung và hình thức trình bày, diễn đạt), GV còn có thể đánh giá kết quả vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng TV của học sinh.
Theo quy định, số lần KTTX tối thiểu trong một tháng đối với môn Tiếng Việt là 4 lần. Do vậy, để thực hiện yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ở tất cả các phân môn, GV cần có kế hoạch kiểm tra thường xuyên đối với từng HS theo cách “luân phiên” (có thể ghi rõ trong giáo án những HS được kiểm tra).

Ví dụ: KTTX (lớp 2) tháng thứ nhất: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn; tháng thứ 2: Tập đọc, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn.
3.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ
Kiểm tra đánh giá định kỳ môn Tiếng Việt được thực hiện 4 lần trong năm học, theo từng giai đoạn học tập của HS: GKI, CKI, GKII, CKII. Việc kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GD&ĐT. Giáo viên cần lưu ý những điểm cơ bản sau:
a, Mục đích yêu cầu:
- Đánh giá tương đối đầy đủ và toàn vẹn cả 4 kỹ năng: đọc, viết, nghe, nói.
- Đảm bảo mục tiêu dạy học; bám sát Chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định cho từng giai đoạn học (GKI, CKI, GKII, CKII); đánh giá kiến thức về tiếng Việt thông qua kết quả thực hiện các bài tập theo chương trình quy định.
- Nội dung bao quát chương trình đã học (theo từng giai đoạn học tập).
- Kết hợp hình thức kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm (bài kiểm tra đọc thầm và làm bài tập, đánh giá kỹ năng đọc hiểu, kiến thức về từ và câu) và hình thức kiểm tra bằng bài viết (Chính tả, Tập làm văn-từ lớp 2 đến lớp 5).
b) Thời điểm kiểm tra
Thực hiện theo văn bản Hướng dẫn phân phối chương trình các môn học-môn Tiếng Việt (các tuần Ôn tập và kiểm tra giữa HK, cuối HK). Lịch kiểm tra cụ thể do trường tiểu học tự sắp xếp.
3.3. Nội dung và cách kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt được tiến hành với 2 bài: Đọc, Viết. Nội dung và cách tiến hành kiểm tra, cho điểm KTĐK như sau:
a. Bài kiểm tra đọc (10 điểm)
Bài kiểm tra đọc gồm 2 phần: Đọc thành tiếng; Đọc thầm và làm bài tập (hình thức trắc nghiệm khách quan).
- Đọc thành tiếng:
+ GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết ôn tập theo từng giai đoạn học (GKI, CKI, GKII, CKII). Số HS được kiểm tra cần rải đều ở các tiết Ôn tập trong tuần.

+ Nội dung kiểm tra: HS đọc một đoạn văn (khoảng 1 phút) theo quy định số chữ ở từng giai đoạn được quy định trong Chuẩn kiến thức, kỹ năng); trong bài Tập đọc đã học ở SGK tiếng Việt (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước; ghi số trang trong SGK, tên bài và đoạn đọc vào phiếu cho từng HS bốc thăm, đọc thành tiếng, sau đó trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc). Chú ý: tránh trường hợp 2 em kiểm tra liên tiếp đọc một đoạn giống nhau.
+ Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu quy định ở mỗi lớp (theo hướng dẫn KTĐK của Bộ GD&ĐT). Ví dụ: KTĐK CKI lớp 2 về đọc thành tiếng như sau:
* Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm. (Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 2,0 điểm ; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 11 đến 15 tiếng: 1,0 điểm; đọc sai từ 16 đến 20 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 20 tiếng: 0,0 điểm.
* Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1,0 điểm. (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu trở lên: 0,0 điểm).
* Tốc độ đọc đạt yêu cầu (40 chữ/không quá 1 phút): 1,0 điểm. Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: 0,0 điểm.
Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1,0 điểm. (Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: 0,0 điểm).
- Đọc thầm và làm bài tập
+ Giáo viên kiểm tra Đọc thầm và làm bài tập đối với HS cả lớp trên phiếu in sẵn.
+ Nội dung kiểm tra: HS đọc thầm một văn bản đã học trong SGK tiếng Việt (hoặc văn bản ngoài SGK phù hợp với chủ điểm đã học-đối với HS ở vùng thuận lợi) có độ dài theo quy định số chữ ở từng giai đoạn (Chuẩn kiến thức, kỹ năng). Sau đó, HS làm bài tập (theo số lượng câu hỏi bài tập quy định cho từng lớp); Thời gian làm bài khoảng 15 phút.
+ Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào lời giải cụ thể.
* Chú ý: Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, bài kiểm tra đọc được tính 10 điểm (tỉ lệ điểm Đọc thành tiếng /điểm Đọc thầm và làm bài tập có thay đổi theo các khối lớp, căn cứ vào trình độ đọc ngày càng phát triển ở HS), Cụ thể như sau:
- Lớp 1: Thực hiện theo hướng dẫn riêng cho mỗi giai đoạn Học vần, Luyện tập tổng hợp. (tham khảo tài liệu Đề kiểm tra học kỳ cấp tiểu học-Lớp 1, NXB Giáo dục, 2008).
- Lớp 2, 3: 6 điểm Đọc thành tiếng/4 điểm Đọc thầm và làm bài tập (4 câu trắc nghiệm, mỗi câu 1 điểm).
- Lớp 4,5: 5 điểm Đọc thành tiếng/5 điểm Đọc thầm và làm bài tập.
b. Bài kiểm tra viết (10 điểm)
Bài kiểm tra viết gồm 2 phần: Chính tả-Tập làm văn (đối với các lớp 2,3,4,5). Học sinh viết bài Chính tả, bài Tập làm văn trên giấy kẻ ô li; thời gian làm bài kiểm tra viết khoảng 40 phút.
* Chú ý: Riêng ở lớp 1, HS chỉ kiểm tra viết Chính tả (tập chép vần-từ ngữ-câu hoặc đoạn văn) theo hướng dẫn cụ thể cho mỗi giai đoạn Học vần, Luyện tập tổng hợp. (Tham khảo tài liệu Đề kiểm tra học kỳ cấp tiểu học-Lớp 1).
- Chính tả (5 điểm):
+ GV đọc cho HS viết (Chính tả nghe - viết) hoặc yêu cầu HS tập chép (đối với lớp 1) một đoạn văn (thơ) trích ở bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt (hoặc văn bản ngoài SGK phù hợp với chủ điểm đã học - đối với HS ở vùng thuận lợi) có độ dài theo quy định số chữ ở từng giai đoạn (Chuẩn kiến thức, kỹ năng). Thời gian viết khoảng 15 phút.
+ Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 diểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn....bị trừ 1,0 điểm toàn bài.
- Tập làm văn (5 điểm)
+ Học sinh viết theo yêu cầu của đề bài Tập làm văn thuộc nội dung chương trình đã học ở từng giai đoạn (Chuẩn kiến thức, kỹ năng các lớp 2,3,4,5). Thời gian học sinh viết khoảng 25 phút.
+ Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày, diễn đạt của bài tập làm văn cụ thể (có thể cho theo các mức điểm từ 0,5-1,0-1,5 điểm... đến 5,0 điểm); hoặc cho điểm bài chính tả (Tập chép) ở lớp 1 theo hướng dẫn cụ thể ở mỗi giai đoạn Học vần, Luyện tập tổng hợp. (Tham khảo tài liệu Đề kiểm tra học kỳ cấp tiểu học-Lớp 1).
Lưu ý: Đối với bài viết Chính tả, Tập làm văn cũng có thể ra theo hướng tích hợp Chính tả vào Tập làm văn.
d) Cách tính điểm KT định kỳ môn Tiếng Việt:
Mỗi lần kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt có 2 bài kiểm tra: Đọc, Viết. Điểm kiểm tra của 2 bài kiểm tra này được quy về một điểm chung là trung bình cộng của 2 bài (làm tròn 0,5 điểm thành 1,0 điểm). Không cho điểm 0,0 và điểm thập phân ở các lần kiểm tra
*) Lưu ý:
- Cách đánh giá ở tiểu học cần theo hướng “Hạn chế cho điểm, tăng cường nhận xét”.
- Lời nhận xét của người giáo viên phải trên tinh thần tình thương, trách nhiệm, tôn trọng những tiến bộ dù rất nhỏ của các em.

Hướng dẫn cụ thể việc ra đề môn TiếngViệt
ở Tiểu học
Theo Công văn 1584/SGDĐT-GDTH ngày 20/8/2011 của Sở GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 đối với GDTH:
- Thực hiện đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và phân hoá đối tượng từ khâu ra đề, tổ chức kiểm tra đánh giá và sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá.
- Đổi mới QL kiểm tra định kỳ: giao quyền tự chủ cho các trường trong tổ chức đánh giá:
+ Lần 1,2,3 giao cho Hiệu trưởng ra đề;

+ Lần 4: đối với 2 môn Tiếng Việt và Toán ở lớp 1 và lớp 5, giao cho Phòng giáo dục ra đề; các môn khác giao cho Hiệu trưởng.
- Ra đề theo hướng: giảm dần trắc nghiệm, tăng dần bài kiểm tra tự luận ở các lớp cuối cấp học; tăng bài tập khó cho mỗi môn học; tăng cường phân hoá chất lượng trong đề ra.
- Trong thực tế hiện nay, việc đánh giá chất lượng học sinh loại khá, giỏi khá cao. Hướng chỉ đạo cuả cấp học: với các đối tượng học sinh phát triển này loại khá, giỏi khoảng từ 20-30%.
Muốn vậy, yêu cầu các phòng GD và các nhà trường cần tăng cường cải tiến cách ra đề, chỉ đạo chấm thi nghiêm túc, thực chất.

ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 4
Môn: Tiếng Việt lớp 1 (40 phút)
(Cho phần Kiểm tra kỹ năng viết)

I. Kiểm tra, đánh giá Kỹ năng đọc (10,0 điểm): thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra, đánh giá.
II. Kiểm tra Kỹ năng viết (10,0 điểm):
Bài 1: Chép đúng chính tả bài ca dao sau bằng cỡ chữ nhỏ:
Hoa sen
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Ca dao
Bài 2: Đọc nhẩm bài ca dao trên và trả lời câu hỏi sau:
1, Trong bài ca dao kể đến những màu sắc nào của cây hoa Sen?(Đánh dấu (x) vào ô trống đầu câu trả lời đúng nhất):
xanh, hồng, vàng xanh, đen, trắng
xanh, trắng, vàng
2*, Qua bài ca dao, em thấy hoa Sen là loài hoa như thế nào? Đánh dấu (x) vào ô trống đầu câu trả lời đúng nhất.


rất đẹp vừa đẹp vừa thơm rất thơm

3, Tìm trong bài ca dao và viết lại tiếng có vần “ang” và tiếng có vần “anh”
- Tiếng có vần “ang”:………………; Tiếng có vần “anh”:………………………………….........
Bài 3: Điền vào chữ in nghiêng: dấu hỏi hay dấu ngã ?
a, Suy nghi c, Vững chai
b, Nghi ngơi d, Chai tóc
HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT 1

Bài 1: Tập chép ( 5 điểm)
- Chép đủ và đúng chính tả các câu chữ có trong bài thơ, cho 2 điểm.
- Viết chữ rõ ràng, đúng cở, đúng mẫu, đúng khoảng cách giữa các chữ, cho 2 điểm
- Trình bày bài viết cân đối, sạch đẹp, cho 1 điểm.
Lưu ý: Sai một lỗi về âm đầu hoặc vần, trừ 0,25 điểm ; sai một lỗi về dấu thanh, trừ 0,1 điểm
Bài 2: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1: Điền (X) vào ô trống trước xanh, trắng, vàng (0,5 điểm).
Câu 2: Điền (X) vào ô trống trước Vừa đẹp vừa thơm (1,0 điểm).
Câu 3: Viết đúng tiếng có vần “ang”: vàng, cho 0,5 điểm.
Viết đúng tiếng có vần “anh”: xanh - tanh (1,0 điểm).
Bài 3: Bài tập (2,0 điểm)
Điền dấu đúng mỗi chữ: suy nghĩ, nghỉ ngơi, vững chãi, chải tóc ( 0,5 điểm)

ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 4
Môn: Tiếng Việt lớp 2 (40 phút)
(Cho phần Đọc hiểu và Kiểm tra kỹ năng viết)


Bài 1: Đọc thầm và làm bài tập:
Bác Hồ rèn luyện thân thể

Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm luyện tập. Bác tập leo núi. Bác chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với đôi chân không. Có đồng chí nhắc:
- Bác nên đi giày cho khỏi đau chân.
- Cám ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen.

Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét.
(theo Đầu nguồn)
1. Bác Hồ rèn luyện thân thể bằng những cách nào?
leo núi, tập thể dục Dậy sớm luyện tập

chạy, leo núi, tắm nước lạnh
2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “để làm gì” ở câu sau:
Bác tắm nước lạnh để chịu đựng với giá rét.


3* Qua câu chuyện em thấy Bác Hồ là người như thế nào?Em học tập được đức tính gì ở Bác?
4. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân ở câu sau:
Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể.
Bài 2: Nghe giáo viên đọc và ghi lại đoạn 3 bài “Cây và hoa bên lăng Bác” (Tiếng Việt 2, tập 2).
………………………………………………………….
………………………………………………………….
…………………………………………………………..
…………………………………………………………..
…………………………………………………………..
Bài 3: Tập làm văn:
Viết một đoạn văn (từ 4-5) nói về một loại cây mà em thích, dựa vào những gợi ý dưới đây:
a. Em thích nhất loài cây nào?
b. Cây thường mọc (hoặc được trồng) ở đâu?
c. Hình dáng của cây (thân, cành, lá. hoa…) có gì nổi bật?

d. Cây có ích lợi gì đối với em và mọi người?
………………………………………………....………………………………………………..………………………………………………,,,………………………………………………...
………………………………………………...
Hướng dẫn chấm KTĐK lần 4
Môn: Tiếng Việt Lớp 2

Bài 1: Đọc hiểu (2,0 điểm):
Câu 1: Điền X vào ô trống trước: chạy, leo núi, tắm nước lạnh (0,5 điểm).
Câu 2: gạch chân dưới bộ phận: để chịu đựng với giá rét ((0,5 điểm).
Câu 3: Qua câu chuyện em thấy Bác Hồ là người rất chăm chỉ và kiên trì rèn luyện thân thể. Em học tập được ở Bác Hồ đức tính kiên nhẫn và ý thức giữ gìn sức khoẻ để phục vụ sự nghiệp cách mạng.
Câu 4: Đặt đúng câu hỏi: Bác Hồ như thế nào? (0,5 điểm).
Bài 2: Chính tả (4,0 điểm):
Viết đủ và đúng chính tả các câu chữ có trong bài đọc (2,0 điểm).
- Viết chữ rõ ràng, đúng cở chữ, đúng mẫu, đúng khoảng cách giữa các chữ (1,5 điểm).
Trình bày bài viết cân đối, sạch đẹp (0,5 điểm).
Bài 3: Tập làm văn (4,0 điểm)
Viết được một đoạn văn khoảng từ 4-5 câu nói về một cây nào đó dựa theo câu hỏi gợi ý; viết câu đủ ý, đúng ngữ pháp, biết dùng dấu chấm câu đúng chỗ; chữ viết đúng chính tả, trình bày sạch, đẹp.
ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 4
Môn: Tiếng Việt lớp 5
Thời gian: 60 phút
(Cho phần Đọc hiểu và Kiểm tra viết)

Câu 1: Đọc thầm bài văn. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi hoặc viết tiếp vào chỗ trống các ý thích hợp để hoàn chỉnh nội dung các câu trả lời:
Đêm tră
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quang Xuyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)