Bài giảng chuẩn kiến thức môn âm nhạc THCS.

Chia sẻ bởi Phạm Tuấn Anh | Ngày 30/04/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài giảng chuẩn kiến thức môn âm nhạc THCS. thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GD – ĐT HÀ TĨNH Phßng GD-§T H­¬ng S¬n
Hồ Văn Công
Giáo viên thực hiện:
Chào Mừng Các Thầy Cô giáo
1. Quan điểm dạy học: Là những định hướng tổng thể cho các hành động phương pháp, kết hợp các nguyên tắc dạy học.

2. Phương pháp dạy học: Là những hình thức và cách thức hoạt động của GV và HS.

3. Kĩ thuật dạy học: Là những động tác, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ, cụ thể nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.
GIỚI THIỆU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC
4. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học.

- Đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, chống lại thói quen học tập thụ động.
- Định hướng đổi mới kĩ thuật dạy học:
+ Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông.
+ Phù hợp nội dung dạy học cụ thể.
+ Phù hợp đặc điểm lứa tuổi học sinh.
+ CSVC, các điều kiện dạy học của nhà trường.
+ Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học.
+ Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc,
có hiệu quả các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại, truyền thống.
+ Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị, ƯDCNTin
5. Mục đích đổi mới phương pháp dạy học.

- Đổi mới PPDH ở trường phổ thông là thay đổi lối học truyền thụ một chiều sang “PPDH tích cực” với các kĩ thuật dạy, học tích cực, hướng vào việc phát huy tính tích cực của người dạy.

6. Đặc trưng cơ bản của PPDH tích cực.

- Dạy học tích cực phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo.
Dạy học phân hoá kết hợp với hợp tác.

Ví dụ: Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của HS không thể đồng đều tuyệt đối, thì áp dụng PPDH tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hoá về cường độ, mức độ, tiến độ.
7. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học

- Đổi mới PPDH không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà vận dụng một cách hiêu quả các PPDH hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp các phương pháp hiện đại.

7.1.Yêu cầu chung

- Căn cứ chuẩn KT, KN để xác định mục tiêu bài học. Chú trọng dạy học nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về KT, KN; đảm bảo không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, mức độ khai thác sâu KT, KN trong SGK phải phù hợp khả năng tiếp thu của HS.
7.2. Yêu cầu đối với giáo viên

Bám sát chuẩn KT, KN để thiết kế bài giảng. Mục tiêu của bài giảng là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu với kiến thức, kĩ năng. Dạy học không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK; Việc khai thác sâu KT, KN phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS.

7.3. Yêu cầu đối với HS

- Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia hoạt động học tập để tự lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn.
- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân, tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn.
- Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, hoạt động học tập của bản thân và bạn bè.
II. Quan sát, so sánh chương trình, sách giáo khoa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từ lớp 6, 7, 8, 9.

Toàn bộ SGK Âm nhạc 6, 7, 8, 9 thể hiện đầy đủ những nội dung cơ bản của chương trình, trong đó đã quán triệt những chuẩn KT, KN trong mỗi bài học, tiết học ...

Chuẩn KT, KN là mức độ, yêu cầu cần đạt với tất cả HS. Tuy nhiên đối với HS khá, giỏi trên cơ sở chuẩn có thể nâng cao thêm một bước. Với HS dưới TB hoặc kém, GV cần giúp đỡ để các em học tập đạt chuẩn.
III. Phương pháp dạy hát, Nhạc lí - Tập đọc nhạc, Âm nhạc thường thức ở trường THCS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.

1. Quy trình dạy hát: Gồm 7 bước.
Giới thiêu bài hát.


Cách 1: GV thuyết trình.
Cách 2: GV đặt vâu hỏi để giới thiệu bài hát.
Cách 3: GV sử dụng tranh ảnh minh hoạ cho bài hát để HS nhận xét về nội dung, từ đó GV dẫn dắt và giới thiệu bài.
Ví dụ:
Trịnh Công Sơn (1939–2001) là một nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam. Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Nhạc của Trịnh Công Sơn được rất nhiều các ca sĩ thể hiện.
Trịnh Công Sơn sáng tác được hơn 600 ca khúc. Quan niệm sáng tác: "Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo...“ Quan niệm sống: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để gió cuốn đi!”
Cuộc đời
Ông sinh tại Đắk Lắk, lớn lên tại Huế, tốt nghiệp Đại học Sư phạm khoa Triết học. Sau đó ông trốn lính, làm nghề dạy học.
Trịnh Công Sơn có quan hệ xã hội rất rộng. Ông có nhiều người bạn hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.
Là thành viên trong nhóm "Những người bạn“, thích uống "rượu Tây", thích học ngoại ngữ, ông nói tiếng Anh và tiếng Pháp khá trôi chảy.
Sau 1975, ông bỏ nghề dạy học, về sống và sáng tác tại Sài Gòn.
Sự nghiệp sáng tác
Ông bắt đầu viết nhạc năm 1958 với Ướt mi là tác phẩm đầu tay. Cho đến nay nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm
Một số bài hát của Trịnh Công Sơn đã đến với công chúng Nhật Bản như Diễm Xưa, Ca dao Mẹ.
Một thời gian dài sau 1975, nhạc của ông bị cấm đoán hay ngấm ngầm tẩy chay cả ở tại Việt Nam và hải ngoại.
Từ thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại, và viết một số bài có nội dung ca ngợi chế độ mới
Ngoài âm nhạc, tác phẩm của ông còn gồm nhiều thể loại thuộc các lãnh vực như thơ, văn và hội họa.
Tìm hiểu bài hát.

Hiểu nội dung bài hát, chia đoạn, chia câu, kí hiệu âm nhạc trong bài, lời ca, có hình ảnh, ý từ nào hay.
VÝ dô:
Tìm hiểu bản nhạc: NGÔI NHà CủA CHúNG TA
- Bài hát viết nhịp 2/4, giọng la thứ (a moll)
- Hình tiết tấu có trường độ dài nhất là nốt trắng nối nốt móc đơn.
- Hinh tiết tấu có trường độ ngắn nhất là nốt móc kép.
- Thủ pháp phát triển âm nhạc nhắc lại nguyên vẹn
- Các ký hiệu: Dấu nhắc lại, dấu nhảy khung thay đổi 1 và 2, dấu nối.
- Tính chất vừa phải, thiết tha.
Tìm hiểu bản nhạc: NGÔI NHà CủA CHúNG TA
- Bài hát viết nhịp 2/4, giọng la thứ (a moll)
- Hình tiết tấu có trường độ dài nhất là nốt trắng nối nốt móc đơn.
- Hinh tiết tấu có trường độ ngắn nhất là nốt móc kép.
- Thủ pháp phát triển âm nhạc nhắc lại nguyên vẹn
- Các ký hiệu: Dấu nhắc lại, dấu nhảy khung thay đổi 1 và 2, dấu nối.
- Tính chất vừa phải, thiết tha.
Nghe hát mẫu

+ GV hát mẫu hoặc mở đĩa nhạc cho HS nghe.
+ Trình bày bài hát đảm bảo sự chuẩn mực.
+ Sau khi nghe hát mẫu, HS nói cảm nhận riêng của mình về bài hát.
Ví dụ:
Khởi động giọng (luyện thanh).
Tư thế, hơi thở, giọng hát, luyện tai nghe, luyện cách phát âm và luyện cao độ.

Lưu ý: Đứng thẳng, tư thế tự nhiên, chuỗi âm ngắn, đọc bằng âm La, Ma, Mô, Mi hoặc nguyên âm A,O,U,I (thời gian 1-2 phút).
Ví dụ:
* Luyện thanh
Tập từng câu.

Có bốn công cụ giúp HS hát đúng giai điệu và lời ca của từng câu hát đó là: Nghe giáo viên hát mẫu, đàn giai điệu, nghe đĩa nhạc và nghe những bạn học giỏi hát. Nhưng phổ biến nhất là GV đàn giai điệu và hát mẫu.

- Dạy hát từng câu là GV sử dụng nhạc cụ và hát mẫu nhiều hay ít, hát mẫu trước hoặc sau còn phụ thuộc vào năng lực HS và đặc điểm riêng của bài hát dài hay ngắn, dễ hay khó, có luyến láy hay không…

VD: GV đàn giai điệu từng câu khoảng 2-3 lần để tất cả HS lắng nghe và tự hát nhẩm theo,rồi bắt nhịp để các em tập hát vài lần hoà với tiếng đàn…Nếu trong bài có những câu giống nhau về giai điệu thì cho HS phát huy tính tích cực, tự chỉnh sữa chỗ cần thiết.
Ví dụ:
Ngôi nhà của chúng ta

Nhạc và lời : Hình Phước Liên
Đoạn 1
Tâp hát
Câu 1
Câu 2
Câu 3 và câu 4
Hát cả bài.

HS tiếp tục sửa chỗ hát sai (nếu có), biết cách lấy hơi, thể hiện đúng chỗ ngân, nghỉ và sắc thái tình cảm của bài.
Củng cố, kiểm tra

HS nhắc lại nội dung đã học: Đã học gì, nhớ điều gì, yêu thích điều gì, hát đối đáp, hát nối tiếp hoặc hát lĩnh xướng, gõ đệm.
Những lỗi cần tránh khi dạy hát

- Dạy sai kiến thức.
- GV không thuộc bài.
- Dạy hát theo lối truyền khẩu.
- Xác định giọng không phù hợp (quá cao hoặc quá thấp).
- Phân chia độ dài các câu hát không phù hợp.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm rườm rà, xác định không đúng trọng tâm.
- Không sửa sai.
- Chưa hoàn thành mục tiêu tiết học mà chuyển sang hoạt động khác.
- Bắt nhịp hát một giọng, đệm đàn ở một giọng khác.
- Phân chia thời gian không hợp lí.
- Tổ chức ôn tập bài hát sơ sài không hiệu quả.
Lỗi thường gặp khi dạy hát

“ Khoan hỡi khoan hò” (Lí kéo chài); “Khi bình minh hé sáng phố phường còn ngủ yên” (Mái trường mến yêu); “Khao khát mùa xuân yên vui lại đến sẽ…, Ta muốn được như ngày niên thiếu cắt…”ở nhịp 10, lời 2 ít hơn lời 1 một từ nên phải hát luyến tiếng niên (Khát vọng mùa xuân).
- Bài hát nào thì phải làm quen với giọng đó.
- Dạy hát từng câu: Không dạy truyền khẩu.
- Cách dạy dân ca: VD giọng Hà nội phát âm về dân ca các vùng miền khó chuẩn.
- Dạy hát: Kết hợp giữa đàn và hát mẫu (cần linh hoạt không yêu cầu phải giới thiệu rồi mới hát, có thể cho hát trước, HS biết rồi mới giới thiệu, các em mới được học bài hát).
IV. Dạy Nhạc lí ở trường THCS theo chuẩn kiến thức,
kĩ năng.
1. Mục tiêu dạy nhạc lí

Giúp HS biết khái niệm, đặc điểm, nhận biết kiến thức trên bản nhạc, nghe âm thanh minh hoạ, áp dụng kiến thức vào bài tập. Thời lượng dạy một nội dung nhạc lí khoảng 15-20 phút.

2. Quy trình dạy nhạc lí

- Giới thiệu kiến thức nhạc lí (tên, khái niệm vai trò, đặc điểm, tính chất).
- Minh hoạ kiến thức trên bản nhạc.
- Minh hoạ kiến thức bằng âm thanh.
- Củng cố.
3. Kĩ thuật dạy nhạc lí.

- GV thuyết trình, giới thiệu hoặc liên hệ những điều HS đã biết để giới thiệu kiến thức mới.

Ví dụ:
Giới thiệu về nhịp lấy đà: GV đưa ra 2 bản nhạc có cùng số chỉ nhịp, một bản không có nhịp lấy đà và một bản kia có nhịp lấy đà để HS so sánh và đưa ra khái niệm.

Nội dung sau đây không nên đưa ra khái niệm mà chỉ giới thiệu: Dấu nối, dấu luyến, dấu nhắc lại, dấu hồi, dấu thăng, dấu giáng…
- Minh hoạ kiến thức bằng âm thanh: Nhịp 2/4.

Ví dụ: HS nghe một tiết điệu nhịp 2/4 trên đàn phím điện tử, HS nghe và cảm nhận về phách mạnh và phách nhẹ.

- Giọng cùng tên: Ví dụ bài hát “ Một mùa xuân nho nhỏ” đoạn một viết giọng La thứ, đoạn 2 chuyển giọng cùng tên là giọng La trưởng.

- Dạy về hợp âm: HS nghe hợp âm Đô trưởng với ba âm lần lượt vang lên, hợp âm Đô trưởng với ba âm vang lên đồng thời…

4. Củng cố

Học sinh thực hiện 1-2 bài tập nhạc lí hoặc nhắc lại kiến thức vừa học.
* Một số lưu ý khi dạy nhạc lí.

- Dạy sai kiến thức.
- Dạy lí thuyết suông, giáo viên chỉ nói không cho HS được nghe âm thanh.
- Phân tích sâu, mở rộng kiến thức nhạc lí, nội dung rườm rà.
- Yêu cầu HS làm bài tập không phù hợp với năng lực.

* Điểm mới

- Thời gian từ 15-20phút.
- Kĩ thuật dạy: Dấu nối, dấu luyến cần đưa ra để HS phân biệt, minh hoạ bằng âm thanh, đặc biệt những bài hợp âm, dịch giọng.
V. Dạy Tập đọc nhạc ở trường THCS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.

1. Quy trình dạy TĐN

Gồm 8 bước sau

- Giới thiệu bài TĐN: Treo bảng phụ, giáo viên giới thiệu ngắn gọn về tên tác giả bài TĐN.

Tìm hiểu bài TĐN: HS trả lời câu hỏi
? Bản nhạc viết ở nhịp mấy? Có những kí hiệu âm nhạc nào? Nốt thấp nhất và nốt cao nhất ? Nói tên nốt?
tập đọc nhạc: tđn số 7
Tìm hiểu bản nhạc
B�n nh�c n�y ��ỵc vi�t � nh�p m�y?
- B�n Nh�c n�y ��ỵc vi�t � gi�ng g�?
- Tr��ng �� sư dơng h�nh n�t g�?
-Có sử dụng những ký hiệu gì?
La thứ
Tập đọc gam Đô trưởng
Luyện tập cao độ: Hỏi cao độ các nốt trong bài TĐN từ thấp lên cao, viết lên thành thang âm, GV đàn cao độ đi lên, xuống, các âm trụ.
Luyện tiết tấu.

+ Viết tiết tấu chính trong bài hoặc tiết tấu đầu tiên, tiết tấu khó.
+ GV làm mẫu.
+ Hướng dẫn luyện tiết tấu.
+ Đọc kết hợp gõ tiết tấu, đọc tiết tấu.
+ Thời gian khoảng 2-3 phút.
Ví dụ:
Luyện trường độ tiết tấu
- Tập đọc từng câu.

+ Nghe mẫu giai điệu bài TĐN một lần.
+ GV chỉ nốt nhạc cho tất cả cùng đọc câu 1 vài ba lần.
+ Nếu câu sau giống câu trước thì HS tự nhận biết và tự đọc. GV sửa sai (nếu có).
Câu 1
- Tập đọc cả bài: GV đàn giai điệu, học sinh đọc cả bài hoà với tiếng đàn; Gọi HS đọc (không nên sử dụng nhạc cụ) để phát hiện chỗ sai, sửa chữa.

- Ghép lời ca: GV đàn giai điệu, nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa kia ghép lời (hoặc HS tự hát lời). GV sửa chỗ hát sai.
Đọc Toàn bài

* Những lỗi cần tránh khi dạy TĐN.

- Không được dạy sai kiến thức; GV đọc đúng cao độ, trường độ.
- Không dạy truyền khẩu.
- Đàn giai điệu hoặc đọc mẫu quá nhiều.
- Xác định không đúng trọng tâm, luyện tập cao độ tiết tấu quá lâu (giới thiệu bài, tìm hiểu, luyện cao độ, luyện tiết tấu) trong khoảng 10 phút.
- Không để HS ghi tên nốt vào bài TĐN trong SGK.
- Bắt nhịp ở một giọng, đệm đàn ở một giọng khác.
- Củng cố, kiểm tra: GV hướng dẫn HS đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách hoặc đánh nhịp; trình bày theo tổ, nhóm hoặc cá nhân.
VI. Dạy Âm nhạc thường thức ở trường THCS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Cách dạy giới thiệu nhạc cụ
(Thời gian từ 15-20 phút).
Bước 1: - Giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của từng nhạc cụ.
- Vai trò của nhạc cụ thường đảm nhận vai trò độc tấu hay hoà tấu.
Bước 2: - Nghe âm sắc.
- Mô tả âm sắc.
- Nghe âm sắc nhạc cụ (qua đĩa nhạc, nhạc cụ thật…).
Bước 3: Củng cố
- HS nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ hoặc nghe âm sắc ở đĩa nhạc thể hiện tư thế trình diễn nhạc cụ.
- Nghe hoặc xem dàn nhạc biểu diễn nhạc cụ. Ví dụ:
Đàn Bầu
2. Cách dạy giới thiệu tác giả, tác phẩm
(thời gian khoảng 25 phút).

- Giới thiệu tác giả: HS nắm được thông tin về tác giả: Thân thế, sự nghiệp âm nhạc, tác phẩm nổi bật, phong cách hoặc bút pháp sáng tác, ghi nhận sự đóng góp của nhạc sĩ…

Cách 1: HS đọc SGK, trả lời một số câu hỏi về tác giả, giáo viên kết luận, nghe tác phẩm minh hoạ.

Cách 2: Nghiên cứu SGK và trình bày thông tin về tác giả, nghe tác phẩm.
Minh hoạ.

Ví dụ:
Nhạc sĩ Trần Hoàn (1928-2003) là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như Sơn nữ ca, Lời người ra đi, Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm... Ông còn từng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam.
Trần Hoàn tên thật là Nguyễn Tăng Hích, sinh năm 1928, quê quán Hải Lăng, Quảng Trị. Bố của ông là người rất yêu thích âm nhạc và sành sỏi về ca Huế, hát bội, nhạc Tây. Trần Hoàn tự học nhạc và bắt đầu sáng tác từ năm 16, 17 tuổi.
ân - thcs
Giới thiệu tác phẩm: Gồm 4 bước
+ Giới thiệu bản nhạc
+ Nghe nhạc lần thứ nhất
+ Trao đổi về bản nhạc
+ Nghe nhạc lần thứ hai.




Lưu ý: Trao đổi về bản nhạc
(đặt câu hỏi, yêu cầu trả lời).
Lỗi cần tránh

GV không hướng dẫn tập từng câu, yêu cầu HS hát đúng giai điệu kết hợp gõ đệm hoặc vận động.
(Sai trọng tâm và không đúng mục tiêu)
3. Cách dạy bài về các hình thức bieu diễn
Bước 1: Giới thiệu tên, đặc điểm, tính chất.
Bước 2: Minh hoạ kiến thức trên bản nhạc hoặc tranh
ảnh trực quan, SGK.
Bước 3: Minh hoạ kiến thức bằng âm thanh, được nghe hoặc xem băng đĩa hình.
Bước 4: Củng cố, trả lời câu hỏi về kiến thức vừa học.

4. Cách dạy bài về một số vấn đề của đời sống âm nhạc (20-25 phút)
HS nghe rồi phân tích, so sánh, cảm nhận qua một số
tác phẩm cụ thể.
- Quy trình dạy tương tự với dạng các hình thức biểu diễn.
Cung cấp kiến thức âm nhạc cần thiết, góp phần xây dựng cho HS một trình độ văn hoá âm nhạc mang tính
phổ thông, góp phần giáo dục toàn diện.
Cảm ơn quý thầy cô về tham dự chuyên đề
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Tuấn Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)