Bài giảng biến đổi khí hậu
Chia sẻ bởi Lê Quốc Phong |
Ngày 11/10/2018 |
87
Chia sẻ tài liệu: Bài giảng biến đổi khí hậu thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
S? GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG
GIO D?C ?NG PHĨ V?I BI?N D?I KHÍ H?U
TÍCH H?P VO CC MƠN H?C
? C?P TI?U H?C
MỞ ĐẦU:
Sự cần thiết của việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu
Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu tích hợp vào các môn học ở cấp tiểu học (Khoa học, TNXH, Lịch sử và Địa lý, MT, HĐNGLL)
Khí hậu là gì?
khí hậu là giá trị trung bình nhiều năm của nhiệt độ, lượng mưa, nắng, gió... ở một nơi nào đó, một tỉnh, một nước, một vùng lãnh thổ rộng lớn. chuổi số liệu để đánh giá khí hâu thường kéo dài 30 năm.
Khí hậu được hình thành bởi các nhân tố đó là: bức xạ mặt trời, đặc điểm bề mặt trái đất.
Thời tiết là gì?
Thời tiết là các đặc trưng về nhiệt độ, lượng mưa, nắng, gió... xảy ra trong thời gian ngắn (một giờ, một ngày hoặc vài ngày tại địa phương nào đó.
Giữa thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào?
Thời tiết thay đổi nhanh chóng trong một thời gian ngắn, còn khí hậu thì tương đối ổn định, ít thay đổi.
Nhưng nhìn lại, chúng ta đã phá vỡ thời kì "Kĩ băng hà" cách đây khoảng 20.000 năm. Giờ đây, mỗi chúng ta có thể cảm nhận được khí hậu đang biến đổi, đó là sự nóng lên của toàn cầu, mưa, nắng bất thường, các hiện tượng thời tiết diễn ra ngày một khốc liệt hơn...
Đặc điểm và nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu (BĐKH) là gì?
Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BĐKH VÀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Học viên cần biết và hiểu:
-Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu (BĐKH)
-Mục tiêu, nội dung giáo dục BĐKH trong môn học
-Phương pháp và hình thức dạy học lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BĐKH trong môn học.
Cách khai thác nội dung để thiết kế bài
dạy có lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BĐKH vào các bài học trong môn học.
2. Học viên có khả năng:
- Rà soát nội dung, chương trình môn học, từ đó xác định được các bài có khả năng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BĐKH trong môn học
- Thiết kế bài dạy và dạy học (môn học) theo hướng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BĐKH.
- Tích cực thực hiện dạy học lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BĐKH vào môn học (TNXH, KH, LS và ĐL, Mĩ thuật và Hoạt động ngoài giờ )
* Căn cứ vào kinh nghiệm và hiểu biết về BĐKH, căn cứ vào các thông tin về BĐKH trên các phương tiện thông tin mà thầy/cô biết, hãy thảo luận trong nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
1. BĐKH là gì?
2. Nêu những biểu hiện của BĐKH?
- BĐKH là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài, có thể ấm lên hoặc lạnh đi, lượng mưa có thể tăng hoặc giảm,gió,các hiện tượng thời tiết.. có thể mạnh lên hoặc yếu đi trong một khoảng thời gian dài.
- Ngày nay, mỗi chúng ta đều cảm nhận được khí hậu đang biến đổi, đó là sự nóng lên toàn cầu, mưa nắng thất thường, các hiện tượng thời tiết diễn ra ngày càng khốc liệt hơn...và khí hậu biến đổi với tốc độ nhanh hơn những giai đoạn cổ xưa rất nhiều.
Những biểu hiệu của biến đổi khí hậu:
- BĐKH diễn ra trên toàn cầu, tuy nhiên biểu hiện của BĐKH ở những khu vực khác nhau trên Trái Đất không giống nhau. Biểu hiện rõ nét nhất của BĐKH được thể hiện qua sự biến đổi của nhiệt độ, lượng mưa, gió, các hiện tượng thời tiết cực đoan...và dâng lên của mực nước biển.
* Căn cứ vào kinh nghiệm và hiểu biết về BĐKH, căn cứ vào các thông tin về BĐKH trên các phương tiện thông tin mà thầy/cô biết, hãy cho biết những đặc điểm chính của BĐKH toàn cầu?
Đặc điểm của BĐKH toàn cầu:
BĐKH diễn ra chậm, từ từ, khó phát hiện, khó ngăn chặn và đảo ngược
BĐKH diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực có liên quan đến đời sống và hoạt động của con người
BĐKH diễn ra với cường độ ngày một tăng và hậu quả khó lường trước
BĐKH là nguy cơ lớn nhất mà con người phải đối mặt với tự nhiên trong suốt lịch sử phát triển của mình
Suy nghĩ ?
Thầy/cô hãy độc lập suy nghĩ sau đó trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi sau:
Nêu tác động của BĐKH đối với tự nhiên và mọi mặt đời sống của con người ?
Tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội:
Tác động của BĐKH đối với sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
Tác động của BĐKH đối với công nghiệp, năng lượng và xây dựng
Tác động của BĐKH đến ngành giao thông vận tải và du lịch
Tác động của BĐKH đối với sức khỏe và đời sống của con người
Những tác động của BĐKH ở VN:
Nước biển dâng và tác động đến tài nguyên đất
Nước biển dâng 25 cm, diện tích bị ngập là 6230 km², chiếm 1,9% diện tích cả nước
Nước biển dâng 1m, diện tích ngập 67% diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long, 11,2% ở Đồng bằng sông Hồng
Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước
Nguồn cung cấp nước
Chất lượng nước
Thầy/cô hãy trao đổi theo cặp sau đó trả lời câu hỏi sau:
1. Ứng phó với BĐKH là gì?
2. Nêu một số hoạt động ứng phó với BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam?
3. Nêu những hành động giảm nhẹ BĐKH ?
4. Nêu những hành động thích ứng với BĐKH ?
- Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu.
- Thích ứng với biến đổi khí hậu) là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do biến đổi khí hậu và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.
- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.
Một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam:
- BĐKH là vấn đề toàn cầu. Nếu như con người không có sự thay đổi trong các hoạt động công nghiệp và dân sinh, nếu như mỗi cá nhân không hành động ứng phó với BĐKH từ bây giờ, thì BĐKH sẽ tạo nên một thảm họa đối với môi trường sống của con người và sinh vật. Đứng trước thảm họa về BĐKH, cả thế giới đã đồng lòng chung tay cùng ứng phó với BĐKH.
- Năm 1988, Ủy ban liên chính phủ về BĐKH được thành lập nhằm thu thập và đánh giá các bằng chứng, biểu hiện của BĐKH.
- Năm 1992, 155 nước trong đó có Việt Nam đã ký Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH nhằm đạt được sự ổn định khí nhà kính trong khí quyển ở mức an toàn cho sự sống trên Trái Đất. Năm 1994, Việt Nam phê chuẩn và trở thành thành viên của Liên hợp quốc .
- Năm 1997, hội nghị của LHQ ký kết nghị định thư KYOTO về cắt giảm phát thải khí nhà kính đối với các nước công nghiệp. Năm 2002 Việt Nam phê chuẩn Nghị định thư KYOTO. Năm 2005, Nghị định thư KYOTO có hiệu lực ở Việt Nam.
- Trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động quốc tế về BĐKH
- Năm 2008 Việt Nam phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. Tháng 6 năm 2010, Việt Nam thông qua Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Việt Nam đã tích cực hưởng ứng các phong trào Giờ Trái Đất (tắt các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong thời gian từ 8h30 đến 9h30 tối ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng Ba hàng năm). Hiện nay đã có 30 tỉnh thành và hàng ngàn doanh nghiệp đăng ký tham gia Giờ Trái Đất.
Những hành động thích ứng với biến đổi khí hậu:
Tự bảo vệ mình trước thiên tai:
+ Các hiện tượng thời tiết ngày càng cực đoan hơn, lũ lụt, lũ quét có thể xuất hiện bất ngờ không kịp đối phó. Để thích ứng với tác động của BĐKH cần học bơi ngay từ bây giờ. Đây là một cách rèn luyện thể lực và giúp ứng phó tốt khi gặp các thiên tai như lũ lụt, lũ quét, ngập úng.
+ Bão ngày càng mạnh hơn về cường độ, gió bão có thể làm biển động dữ dội, đắm tàu thuyền, đổ cây cối, tốc mái nhà, đổ nhà cửa…Bởi vậy khi có thông tin về bão hoặc khi có bão, không nên đi xa, không nên ra ngoài đường, vì cây cối, nhà cửa có thể đổ vào người.
+ Hãy mang theo quần áo ấm khi có thông báo về các đợt không khí lạnh, các đợt không khí lạnh tăng cường, vì nhiệt độ không khí có thể hạ rất thấp ảnh hưởng đến sức khỏe. Những ngày trời nắng nhớ đội mũ, khi ra đường nên bôi kem chống nắng để trách tác hại của các tia nắng ban ngày
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, thường xuyên xuất hiện các cơn mưa dông. Sự nóng nên toàn cầu là tác nhân làm cho các cơn mưa dông xuất hiện nhiều hơn, tích điện nhiều hơn, sét có thể thường xuyên hơn và cường độ mạnh hơn. Hãy nhớ các kiến thức tránh sét, nên rút phích cắm các thiết bị điện trước các cơn mưa dông. Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền, nên tránh xa các đường dây điện thoại, các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là 1m, cần rút dây anten khỏi TV khi có dông. Khi đang đi ngoài đường, tuyệt đối không trú mưa dưới cây to, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt..vì có thể bị sét đánh. Nếu xung quanh toàn cây xanh, thì hãy tìm chỗ thấp, tìm vị trí cây thấp để trú, người ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ, cố gắng phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít nhất.
Phòng các dịch bệnh:
+ Nước ta có khí hậu nóng ẩm và nhiệt độ ngày càng tăng là nhân tố thích hợp để vi trùng, vi khuẩn, côn trùng phát triển gây bùng phát nhiều bệnh dịch.
Gần đây đã xuất hiện nhiều loại bệnh mới, có mức độ tử vong cao như: SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1. Bởi vậy hãy tự bảo vệ sức khỏe của mình và mọi người bằng cách: giữ gìn vệ sinh, đi ngủ phải mắc màn, khi ốm nên nghỉ học và đi khám ngay để biết bệnh gì và cách chữa bệnh và phòng lây lan sang người xung quanh.
- Khi có dịch bệnh tại nơi ở, hãy tự bảo vệ mình bằng cách cập nhập thông tin và làm theo các hướng dẫn phòng bệnh, thường xuyên xúc miệng bằng nước muối loãng (9‰) và đeo khẩu trang sạch, ăn nhiều hoa quả tươi để tăng sức đề kháng.
- Rèn luyện sức khỏe, bảo vệ cơ thể: Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe. Có cuộc sống luôn vui vẻ, chan hòa với bạn bè, ngoan ngoãn và lễ độ với người lớn sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Thường xuyên quét nhà, giữ cho nhà của luôn sạch sẽ để bảo vệ cơ thể và là biện pháp thích ứng với BĐKH.
Những hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu:
Bảo vệ môi trường–giảm nhẹ BĐKH
Cây xanh không những có vai trò hấp thụ khí Cacbon điôxit mà còn cung cấp ôxy cho môi trường, hấp thụ bụi làm môi trường xanh, sạch, đẹp hơn và giảm tác động của BĐKH. Tham gia trồng thật nhiều cây xanh và bảo vệ cây xanh là hành động giảm nhẹ BĐKH. Trước bàn làm việc, nếu để vài chậu cây xanh sẽ đem lại môi trường xanh, sạch đẹp và chắc chắn giúp chúng ta có cảm hứng hơn trong công việc.
Cần phải hạn chế rác thải vì rác hữu cơ phân hủy tạo nên khí mêtan, tăng cường BĐKH. Ngoài ra cũng nên phân loại rác: rác hữu cơ có thể dùng để làm phân bón cây; giấy vụn, túi ni lông và nhiều loại rác thải khác có có thể dùng để tái chế. Thay đổi hành vi, thực hiện lối sống thân thiện với môi trường. Tuyên truyền các nội dung về bảo vệ môi trường là hành động thiết thực ứng phó với BĐKH.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Khi đi ra ngoài lớp học, phòng ở nên tắt các dụng cụ điện, ban ngày nên mở các cửa sổ để sử dụng ánh sáng tự nhiên và cũng giúp cho phòng ở thông thoáng hơn. Đối với các thiết bị điện như tivi, điều hòa, nếu để ở trạng thái chờ, vẫn tốn điện tương đương với một bóng đèn nhỏ, bởi vậy khi dùng xong các thiết bị điện hãy rút hẳn phích điện ra khỏi ổ điện, khi đó chúng ta vừa tiết kiệm điện và lại tăng tuổi thọ của thiết bị điện. Điều hòa nhiệt độ là thiết bị gia đình tiêu tốn nhiều điện năng nhất, nếu dùng điều hòa nên để nhiệt độ khoảng 26ºC hoặc cao hơn. Không nên cắm bình nóng lạnh suốt ngày đêm, trước khi tắm 10 phút mới bật bình nóng lạnh để tiết kiệm điện, không nên tắm nước quá nóng, vừa không tốt cho sức khỏe, vừa tốn năng lượng.
Chúng ta cũng nên tiết kiệm nước, vì nước sạch là tài nguyên quý giá, ngày càng bị cạn kiệt. Tiết kiệm nước bằng cách cho nước vào chậu để rửa tay, rửa mặt; nước thải có thể đùng để đổ vào bồn cầu, nước thải không có các chất tẩy rửa có thể dùng để tưới cây. Chúng ta nên trữ nước mưa để tưới cây, như vậy vừa tiết kiệm nước, vừa tiết kiệm điện bơm nước góp phần giảm thiểu tác động của BĐKH.
Sử dụng các nguồn năng lượng sạch, các thiết bị tiết kiệm điện
Hiện nay rất nhiều gia đình đã sử dụng các nguồn năng lượng sạch, thay thế cho nguồn năng lượng truyền thống ví dụ như sử dụng máy nước nóng dùng năng lượng mặt trời, sử dụng bếp năng lượng mặt trời để đun nấu.
Có rất nhiều thiết bị tiết kiệm điện có dán nhãn sử dụng năng lượng hiệu quả hoặc tiết kiệm năng lượng như bóng đèn compact, T5, ti vi, tủ lạnh, điều hòa…. Chi phí ban đầu cho các thiết bị này có thể tốn kém, nhưng về lâu dài sẽ mang lại lợi ích kinh tế cao, vì không tốn nhiều tiền điện, lại góp phần giảm nhẹ tác động của BĐKH.
Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày
Khí nhà kính từ các ruộng lúa đóng góp 30% tổng lượng khí nhà kính mà nước ta phát thải ra (theo số liệu năm 2010), bởi vậy sử dụng nhiều lúa gạo cũng tác động đến BĐKH. Nên có chế độ ăn đa dạng, với các loại thức ăn ngoài gạo như ngô, khoai, sắn và nhiều rau. Khẩu phần ăn như vậy vừa đảm bảo sức khỏe, vừa góp phần giảm nhẹ tác động của BĐKH.
Tiết kiệm năng lượng trong giao thông giảm nhẹ BĐKH
Tăng cường đi bộ hoặc đi xe đạp vừa có lợi cho sức khỏe, vừa góp phần giảm nhẹ BĐKH. Nên tích cực sử dụng hệ thống giao thông công cộng, giảm sử dụng phương tiện giao thông các nhân. Hạn chế đi lại bằng các phương tiện xe gắn máy là góp phần hạn chế sử dụng xăng giúp giảm thiểu tác động của BĐKH. Khi xe dừng đèn đỏ quá 30 giây, hãy tắt máy, vì khi xe máy dừng, do nhiên liệu không được đốt triệt để, thải ra môi trường nhiều khí độc, khí nhà kính và gây lãng phí nhiên liệu.
Tiết kiệm giấy nhằm giảm nhẹ BĐKH
Khoảng một nửa sản lượng gỗ khai thác từ rừng được dùng trong công nghiệp chế tạo bột giấy. Hàng năm đất nước chúng ta sử dụng hàng triệu tấn gỗ để sản xuất giấy các loại. Chính vì vậy hãy tiết kiệm giấy, không nháp vào giấy trắng, khi in, photo hay viết vở hãy dùng cả hai mặt giấy. Hãy thu gom sách vở cũ, không dùng đến để tái chế giấy. Tiết kiệm giấy là hành động bảo vệ rừng, góp phần tăng diện tích lá phổi xanh của Trái Đất, giảm nhẹ tác động của BĐKH.
Tìm hiểu và tham gia tích cực các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu
Hãy tìm hiểu các thông tin về BĐKH, để hiểu hơn về bản chất của BĐKH. Tham gia các tích cực hoạt động vì BĐKH như:
Chiến dịch Giờ Trái Đất nhằm tiết kiệm điện năng và đánh thức sự chú ý của mọi người đối với bảo vệ môi trường.
Phong trào Hành trình xanh nhằm bảo vệ môi trường…
Tích cực tham gia tuyên truyền, thảo luận các vấn đề về biến đổi khí hậu cho người thân, cho cộng đồng, làm thay đổi hành vi, cách ứng xử của mọi người đối với BĐKH.
Hãy hành động ứng phó với BĐKH ngay từ hôm nay, nghĩa là đã tự cứu mình và đã góp phần cứu Trái Đất của chúng ta khỏi thảm họa BĐKH ngày mai!
Phần 2: GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC:
1. Nêu vai trò của GD Tiểu học đối với những thách thức về BĐKH ?
2. Nhiệm vụ của GD Tiểu học đối với những thách thức của BĐKH là gì ?
Thầy/cô hãy trao đổi theo cặp sau đó trả lời câu hỏi sau:
1. Mục tiêu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường Tiểu học là gì ?
2. Nêu các yêu cầu của giáo dục BĐKH trong trường Tiểu học ?
a. Mục tiêu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trương Tiểu học
1. Kiến thức:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu về khí
hậu, thời tiết, biểu hiện của BĐKH. Nguyên nhân và hậu quả của BĐKH
- Trang bị cho học sinh một số giải pháp cơ bản nhằm hạn chế
tác động của BĐKH cũng như để ứng phó và thích nghi với BĐKH.
2. Kĩ năng:
- Hình thành và rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản
để giảm nhẹ, thích ứng với BĐKH.
- Biết cách ứng phó với những rủi ro, thiên tai thường gặp trong cuộc sống.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh ý thức trong việc ứng phó với BĐKH (giảm nhẹ và thích ứng).
- Vận dụng các hiểu biết, kĩ năng thu được để tham gia các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH, tham gia các hoạt động nhằm ứng phó với BĐKH phù hợp với lứa tuổi
Một số yêu cầu của giáo dục ứng phó với Biến đổi khí hậu trong trường Tiểu học.
Quan điểm tiếp cận là lấy giáo dục nhận thức làm trung tâm
Thông qua việc tích hợp kiến thức về BĐKH qua nội dung môn học, ở trong và ngoài lớp học, ở trong và ngoài nhà trường để nâng cao nhận thức, phát triển thái độ, hành vi ứng xử, rèn luyện kỹ năng và hành động cụ thể ứng phó với BĐKH.
Giáo dục ứng phó với BĐKH là giáo dục tổng thể, nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức về môi trường, về BĐKH, về khoa học công nghệ và cách thức để học sinh ứng phó với BĐKH thông qua từng môn học như: Địa lý,Tự nhiên-Xã hội, Khoa học, Tiếng Việt, Đạo đức, Mĩ thuật, Thủ công, Kĩ thuật...
Nội dung của giáo dục ứng phó BĐKH phải đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống các khối kiến thức, kỹ năng và đảm bảo tính liên thông giữa các cấp học.
Ứng phó với BĐKH đòi hỏi có sự hợp tác.
Giáo dục ứng phó BĐKH là giáo dục về nhận thức, hành động để có thể tham gia giải quyết những rủi ro của BĐKH. Hiệu quả về nhận thức và hành động thực tiễn là thước đo chất lượng của nó
Giáo dục về BĐKH và ứng phó BĐKH là dạy cho học sinh biết cách ứng xử và hành động. Bởi vậy cần tận dụng các kĩ năng hợp tác.
III. Tích hợp giáo dục ứng phó với Biến đổi khí hậu trong trường Tiểu học
Thầy/ cô hãy đọc tài liệu và cho biết:
1. Quan niệm về giáo dục tích hợp là gì ?
2. Nêu các nguyên tắc và phương pháp giáo dục tích hợp ?
1. Quan niệm về giáo dục tích hợp
Tích hợp có nghĩa là "gộp lại, sáp nhập lại thành một tổng thể". Hiện nay tư tưởng tích hợp đã được vận dụng trong nhiều giải pháp công nghệ cũng như trong lĩnh vực kinh tế-xã hội , trong đó có giáo dục.
Phương thức tích hợp các môn học trong quá trình dạy học, hay dạy học tích hợp, đã được vận dụng tương đối phổ biến ở nhiều nước.
Dạy học tích hợp là một cách tiếp cận dạy học đòi hỏi người học phải vận dụng kiến thức và kĩ năng để giải quyết một tình huống phức hợp có vấn đề.
Dạy học tích hợp dựa trên cơ sở các mối liên hệ lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học.
Nguyên tắc giáo dục tích hợp
Nguyên tắc thống nhất tích hợp và phân hóa
Nguyên tắc người học làm trung tâm
Nguyên tắc đặc trưng văn hóa của giáo dục tích hợp
Văn hóa bên ngoài, đó là các chuẩn mực đạo đức, sinh hoạt và nhu cầu của người học;
Văn hóa bên trong, là đời sống tinh thần của con người và văn hóa xã hội là các quan hệ xã hội và văn hóa dân tộc.
Để đảm bảo hiệu quả việc tích hợp các nội dung ứng phó với BĐKH vào các môn học ở trường phổ thông, chúng ta cần xem xét và tuân theo các nguyên tắc dạy học tích hợp nêu trên.
3. Phương pháp giáo dục tích hợp
a. Các phương thức tích hợp:
Tích hợp toàn phần
Tích hợp bộ phận
Hình thức liên hệ
b. Các hình thức tổ chức dạy học tích hợp:
Hình thức thứ nhất: Thông qua các bài học bộ môn trên lớp ( MT- KH-TNXH- LS & ĐL)
Hình thức thứ hai: Tổ chức tham quan, ngoại khóa tích hợp nội dung môn học và giáo dục BĐKH
Một số nội dung GDBĐKH vào các môn học:
- Sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu
-Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
-Các khí nhà kính
-Nhiệt độ trung bình trái đất đang tăng lên (mực nước biển dâng, thiên tai, sự phân bố tài nguyên nước bị thay đổi…)
-Thay đổi thói quen trong các hoạt động hàng ngày nhằm kiểm soát lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính
-Thực hiện lối sống thân thiện với môi trường
-Sử dụng năng lượng tiết kiêm và hiệu quả ở trường, nhà, nơi công cộng
-Xanh hóa nơi ở, trường học
-Dạy bơi cho học sinh
-Sử dụng các phương tiện giao thông hợp lý (đi xe đạp, xe buýt, xe sử dụng nhiên liệu sạc
-Hạn chế sử dụng túi ni lông
Thầy/ cô hãy làm việc nhóm tìm địa chỉ tích hợp NDGDBĐKH vào các môn TNXH, KH, LS+ĐL, MT.
- Chọn bài, soạn giáo án và dạy minh họa (thầy cô trong nhóm làm học sinh, chỉ dạy từ phần bài mới cho tới hoạt động có nội dung tích hợp BĐKH là dừng lại)
- BĐKH đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra. Chúng ta sẽ tìm cách khắc phục chứ không thể né tránh được. Do đó chúng ta phải tìm cách để làm giảm nhẹ BĐKH và tìm cách làm thích ứng sự BĐKH
- Giáo dục việc lồng ghép BĐKH vào môn học để khơi gợi học sinh tham gia vào các hoạt động thiết thực: tắt đèn- tắt quạt ; trồng cây xanh; vui chơi; trang trí lớp học;
HĐNGLL,.
- Tài liệu, địa chỉ nội dung tích hợp chỉ là những gợi ý. Giáo viên phải lựa chọn kiến thức, bài lồng ghép sao cho nhẹ nhàng, hiệu quả, phù hợp đối tượng học sinh từng lớp. Không nhất thiết bài nào, môn nào cũng tích hợp, không làm thay đổi mục tiêu của bài học.
- Dạy lồng ghép BĐKH vào các môn học (Khoa học- TNXH; LS và ĐL, MT, HĐ NGLL).
- Tài liệu, địa chỉ nội dung tích hợp chỉ là những gợi ý. Giáo viên phải lựa chọn kiến thức, bài lồng ghép sao cho nhẹ nhàng, hiệu quả, phù hợp đối tượng học sinh từng lớp.
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Tự nhiên và Xã hội.
-Môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học nhằm giúp học sinh:Có một số kiến thức cơ bản ban đầu về: con người và sức khỏe; một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
-Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng: tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân; quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội
-Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi: có ý thức thực hiện các qui tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng; yêu thiên nhiên, gia đình, trường học và quê hương.
Tích hợp giáo dục BĐKH và ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Khoa học
Môn Khoa học ở tiểu học nhằm giúp HS:
- Có một số kiến thức cơ bản ban đầu về: sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng, sự sinh sản, sự lớn lên của cơ thể con người; cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm; sự trao đổi chất, sự sinh sản của động vật, thực vật; đặc điểm và ứng dụng của một số chất và nguồn năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
- Hình thnh v pht tri?n nh?ng thi d? v hnh vi: t? gic th?c hi?n cc qui t?cv? sinh an tồn cho b?n thn, gia dình v c?ng d?ng. Ham hi?u bi?t khoa h?c, cĩ th?c v?n d?ng nh?ng ki?n th?c d h?c vo d?i s?ng. Yu con ngu?i, thin nhin, d?t nu?c, yu ci d?p. Tích c?c tham gia b?o v? mơi tru?ng xung quanh.
- Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng: ứng xử thích hợp một số tình huống có liên quan đến sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Quan sát và làm một số thí nghiệm đơn giản, gần gũi với đời sống. Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, tìm thông tin để giải đáp…
KẾ HOẠCH BÀI DẠY (THAM KHẢO)
KHOA HỌC
Bài: Môi trường (…,MT,NL,BĐKH)
I/ Mục tiêu: ( đảm bảo 3 nội dung )
1. Kiến thức:
2. Kỹ năng:
3. Thái độ:
- Luu : N?i d?ng tích h?p BDKH thu?ng n?m trng vo thi d? / KT/ KN. Do dĩ chng ta d?a vo m?c tiu chu?n KT, sch gio vin v d?a ch? ti li?u BDKH m ghi cho ph h?p d?i tu?ng h?c sinh
Hoặc nội dụng tích hợp BĐKH có thể ghi dấu sau cuối của các nội dung tích hợp khác (tùy PGD, trường thống nhất)
Luu
*GDMT:
*GDKN sống:
*GDTKNL và HQ:
*GD BĐKH:
- Lưu ý: Nội dụng tích hợp BĐKH giáo viên tự nghiên cứu để tích hợp vào hoạt động nào cho phù hợp, nhẹ nhàng và hiệu quả là thành công (cần giáo dục thiết thực, không giáo dục suông).
II/ Phuong ti?n d?y h?c:
III/ Ti?n trình d?y h?c:
1. ?n d?nh
2. Bi cu:
3. Bi m?i
Ho?t d?ng 1:
Ho?t d?ng 2:
Ho?t d?ng 3: ....
- Lưu ý: Việc tích hợp BĐKH giáo viên có thể tích hợp vào phần củng cố cũng được (cần giáo dục thiết thực, không giáo dục suông) và bằng hệ thống câu hỏi phù hợp từng đối tượng học sinh. Tránh nói sa đà, khó hiểu và phải dựa vào tài liệu để giáo dục thật đơn giản, dễ hiểu cho đối tượng là Học sinh Tiểu học.
- Trong giáo án phải có hệ thống câu hỏi để giáo dục việc tích hợp BĐKH?
4. V?n d?ng:
Kính chúc quý thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và gặt hái nhiều thắng lợi trong năm học mới !
GIO D?C ?NG PHĨ V?I BI?N D?I KHÍ H?U
TÍCH H?P VO CC MƠN H?C
? C?P TI?U H?C
MỞ ĐẦU:
Sự cần thiết của việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu
Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu tích hợp vào các môn học ở cấp tiểu học (Khoa học, TNXH, Lịch sử và Địa lý, MT, HĐNGLL)
Khí hậu là gì?
khí hậu là giá trị trung bình nhiều năm của nhiệt độ, lượng mưa, nắng, gió... ở một nơi nào đó, một tỉnh, một nước, một vùng lãnh thổ rộng lớn. chuổi số liệu để đánh giá khí hâu thường kéo dài 30 năm.
Khí hậu được hình thành bởi các nhân tố đó là: bức xạ mặt trời, đặc điểm bề mặt trái đất.
Thời tiết là gì?
Thời tiết là các đặc trưng về nhiệt độ, lượng mưa, nắng, gió... xảy ra trong thời gian ngắn (một giờ, một ngày hoặc vài ngày tại địa phương nào đó.
Giữa thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào?
Thời tiết thay đổi nhanh chóng trong một thời gian ngắn, còn khí hậu thì tương đối ổn định, ít thay đổi.
Nhưng nhìn lại, chúng ta đã phá vỡ thời kì "Kĩ băng hà" cách đây khoảng 20.000 năm. Giờ đây, mỗi chúng ta có thể cảm nhận được khí hậu đang biến đổi, đó là sự nóng lên của toàn cầu, mưa, nắng bất thường, các hiện tượng thời tiết diễn ra ngày một khốc liệt hơn...
Đặc điểm và nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu (BĐKH) là gì?
Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BĐKH VÀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Học viên cần biết và hiểu:
-Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu (BĐKH)
-Mục tiêu, nội dung giáo dục BĐKH trong môn học
-Phương pháp và hình thức dạy học lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BĐKH trong môn học.
Cách khai thác nội dung để thiết kế bài
dạy có lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BĐKH vào các bài học trong môn học.
2. Học viên có khả năng:
- Rà soát nội dung, chương trình môn học, từ đó xác định được các bài có khả năng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BĐKH trong môn học
- Thiết kế bài dạy và dạy học (môn học) theo hướng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BĐKH.
- Tích cực thực hiện dạy học lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BĐKH vào môn học (TNXH, KH, LS và ĐL, Mĩ thuật và Hoạt động ngoài giờ )
* Căn cứ vào kinh nghiệm và hiểu biết về BĐKH, căn cứ vào các thông tin về BĐKH trên các phương tiện thông tin mà thầy/cô biết, hãy thảo luận trong nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
1. BĐKH là gì?
2. Nêu những biểu hiện của BĐKH?
- BĐKH là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài, có thể ấm lên hoặc lạnh đi, lượng mưa có thể tăng hoặc giảm,gió,các hiện tượng thời tiết.. có thể mạnh lên hoặc yếu đi trong một khoảng thời gian dài.
- Ngày nay, mỗi chúng ta đều cảm nhận được khí hậu đang biến đổi, đó là sự nóng lên toàn cầu, mưa nắng thất thường, các hiện tượng thời tiết diễn ra ngày càng khốc liệt hơn...và khí hậu biến đổi với tốc độ nhanh hơn những giai đoạn cổ xưa rất nhiều.
Những biểu hiệu của biến đổi khí hậu:
- BĐKH diễn ra trên toàn cầu, tuy nhiên biểu hiện của BĐKH ở những khu vực khác nhau trên Trái Đất không giống nhau. Biểu hiện rõ nét nhất của BĐKH được thể hiện qua sự biến đổi của nhiệt độ, lượng mưa, gió, các hiện tượng thời tiết cực đoan...và dâng lên của mực nước biển.
* Căn cứ vào kinh nghiệm và hiểu biết về BĐKH, căn cứ vào các thông tin về BĐKH trên các phương tiện thông tin mà thầy/cô biết, hãy cho biết những đặc điểm chính của BĐKH toàn cầu?
Đặc điểm của BĐKH toàn cầu:
BĐKH diễn ra chậm, từ từ, khó phát hiện, khó ngăn chặn và đảo ngược
BĐKH diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực có liên quan đến đời sống và hoạt động của con người
BĐKH diễn ra với cường độ ngày một tăng và hậu quả khó lường trước
BĐKH là nguy cơ lớn nhất mà con người phải đối mặt với tự nhiên trong suốt lịch sử phát triển của mình
Suy nghĩ ?
Thầy/cô hãy độc lập suy nghĩ sau đó trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi sau:
Nêu tác động của BĐKH đối với tự nhiên và mọi mặt đời sống của con người ?
Tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội:
Tác động của BĐKH đối với sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
Tác động của BĐKH đối với công nghiệp, năng lượng và xây dựng
Tác động của BĐKH đến ngành giao thông vận tải và du lịch
Tác động của BĐKH đối với sức khỏe và đời sống của con người
Những tác động của BĐKH ở VN:
Nước biển dâng và tác động đến tài nguyên đất
Nước biển dâng 25 cm, diện tích bị ngập là 6230 km², chiếm 1,9% diện tích cả nước
Nước biển dâng 1m, diện tích ngập 67% diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long, 11,2% ở Đồng bằng sông Hồng
Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước
Nguồn cung cấp nước
Chất lượng nước
Thầy/cô hãy trao đổi theo cặp sau đó trả lời câu hỏi sau:
1. Ứng phó với BĐKH là gì?
2. Nêu một số hoạt động ứng phó với BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam?
3. Nêu những hành động giảm nhẹ BĐKH ?
4. Nêu những hành động thích ứng với BĐKH ?
- Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu.
- Thích ứng với biến đổi khí hậu) là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do biến đổi khí hậu và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.
- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.
Một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam:
- BĐKH là vấn đề toàn cầu. Nếu như con người không có sự thay đổi trong các hoạt động công nghiệp và dân sinh, nếu như mỗi cá nhân không hành động ứng phó với BĐKH từ bây giờ, thì BĐKH sẽ tạo nên một thảm họa đối với môi trường sống của con người và sinh vật. Đứng trước thảm họa về BĐKH, cả thế giới đã đồng lòng chung tay cùng ứng phó với BĐKH.
- Năm 1988, Ủy ban liên chính phủ về BĐKH được thành lập nhằm thu thập và đánh giá các bằng chứng, biểu hiện của BĐKH.
- Năm 1992, 155 nước trong đó có Việt Nam đã ký Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH nhằm đạt được sự ổn định khí nhà kính trong khí quyển ở mức an toàn cho sự sống trên Trái Đất. Năm 1994, Việt Nam phê chuẩn và trở thành thành viên của Liên hợp quốc .
- Năm 1997, hội nghị của LHQ ký kết nghị định thư KYOTO về cắt giảm phát thải khí nhà kính đối với các nước công nghiệp. Năm 2002 Việt Nam phê chuẩn Nghị định thư KYOTO. Năm 2005, Nghị định thư KYOTO có hiệu lực ở Việt Nam.
- Trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động quốc tế về BĐKH
- Năm 2008 Việt Nam phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. Tháng 6 năm 2010, Việt Nam thông qua Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Việt Nam đã tích cực hưởng ứng các phong trào Giờ Trái Đất (tắt các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong thời gian từ 8h30 đến 9h30 tối ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng Ba hàng năm). Hiện nay đã có 30 tỉnh thành và hàng ngàn doanh nghiệp đăng ký tham gia Giờ Trái Đất.
Những hành động thích ứng với biến đổi khí hậu:
Tự bảo vệ mình trước thiên tai:
+ Các hiện tượng thời tiết ngày càng cực đoan hơn, lũ lụt, lũ quét có thể xuất hiện bất ngờ không kịp đối phó. Để thích ứng với tác động của BĐKH cần học bơi ngay từ bây giờ. Đây là một cách rèn luyện thể lực và giúp ứng phó tốt khi gặp các thiên tai như lũ lụt, lũ quét, ngập úng.
+ Bão ngày càng mạnh hơn về cường độ, gió bão có thể làm biển động dữ dội, đắm tàu thuyền, đổ cây cối, tốc mái nhà, đổ nhà cửa…Bởi vậy khi có thông tin về bão hoặc khi có bão, không nên đi xa, không nên ra ngoài đường, vì cây cối, nhà cửa có thể đổ vào người.
+ Hãy mang theo quần áo ấm khi có thông báo về các đợt không khí lạnh, các đợt không khí lạnh tăng cường, vì nhiệt độ không khí có thể hạ rất thấp ảnh hưởng đến sức khỏe. Những ngày trời nắng nhớ đội mũ, khi ra đường nên bôi kem chống nắng để trách tác hại của các tia nắng ban ngày
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, thường xuyên xuất hiện các cơn mưa dông. Sự nóng nên toàn cầu là tác nhân làm cho các cơn mưa dông xuất hiện nhiều hơn, tích điện nhiều hơn, sét có thể thường xuyên hơn và cường độ mạnh hơn. Hãy nhớ các kiến thức tránh sét, nên rút phích cắm các thiết bị điện trước các cơn mưa dông. Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền, nên tránh xa các đường dây điện thoại, các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là 1m, cần rút dây anten khỏi TV khi có dông. Khi đang đi ngoài đường, tuyệt đối không trú mưa dưới cây to, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt..vì có thể bị sét đánh. Nếu xung quanh toàn cây xanh, thì hãy tìm chỗ thấp, tìm vị trí cây thấp để trú, người ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ, cố gắng phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít nhất.
Phòng các dịch bệnh:
+ Nước ta có khí hậu nóng ẩm và nhiệt độ ngày càng tăng là nhân tố thích hợp để vi trùng, vi khuẩn, côn trùng phát triển gây bùng phát nhiều bệnh dịch.
Gần đây đã xuất hiện nhiều loại bệnh mới, có mức độ tử vong cao như: SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1. Bởi vậy hãy tự bảo vệ sức khỏe của mình và mọi người bằng cách: giữ gìn vệ sinh, đi ngủ phải mắc màn, khi ốm nên nghỉ học và đi khám ngay để biết bệnh gì và cách chữa bệnh và phòng lây lan sang người xung quanh.
- Khi có dịch bệnh tại nơi ở, hãy tự bảo vệ mình bằng cách cập nhập thông tin và làm theo các hướng dẫn phòng bệnh, thường xuyên xúc miệng bằng nước muối loãng (9‰) và đeo khẩu trang sạch, ăn nhiều hoa quả tươi để tăng sức đề kháng.
- Rèn luyện sức khỏe, bảo vệ cơ thể: Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe. Có cuộc sống luôn vui vẻ, chan hòa với bạn bè, ngoan ngoãn và lễ độ với người lớn sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Thường xuyên quét nhà, giữ cho nhà của luôn sạch sẽ để bảo vệ cơ thể và là biện pháp thích ứng với BĐKH.
Những hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu:
Bảo vệ môi trường–giảm nhẹ BĐKH
Cây xanh không những có vai trò hấp thụ khí Cacbon điôxit mà còn cung cấp ôxy cho môi trường, hấp thụ bụi làm môi trường xanh, sạch, đẹp hơn và giảm tác động của BĐKH. Tham gia trồng thật nhiều cây xanh và bảo vệ cây xanh là hành động giảm nhẹ BĐKH. Trước bàn làm việc, nếu để vài chậu cây xanh sẽ đem lại môi trường xanh, sạch đẹp và chắc chắn giúp chúng ta có cảm hứng hơn trong công việc.
Cần phải hạn chế rác thải vì rác hữu cơ phân hủy tạo nên khí mêtan, tăng cường BĐKH. Ngoài ra cũng nên phân loại rác: rác hữu cơ có thể dùng để làm phân bón cây; giấy vụn, túi ni lông và nhiều loại rác thải khác có có thể dùng để tái chế. Thay đổi hành vi, thực hiện lối sống thân thiện với môi trường. Tuyên truyền các nội dung về bảo vệ môi trường là hành động thiết thực ứng phó với BĐKH.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Khi đi ra ngoài lớp học, phòng ở nên tắt các dụng cụ điện, ban ngày nên mở các cửa sổ để sử dụng ánh sáng tự nhiên và cũng giúp cho phòng ở thông thoáng hơn. Đối với các thiết bị điện như tivi, điều hòa, nếu để ở trạng thái chờ, vẫn tốn điện tương đương với một bóng đèn nhỏ, bởi vậy khi dùng xong các thiết bị điện hãy rút hẳn phích điện ra khỏi ổ điện, khi đó chúng ta vừa tiết kiệm điện và lại tăng tuổi thọ của thiết bị điện. Điều hòa nhiệt độ là thiết bị gia đình tiêu tốn nhiều điện năng nhất, nếu dùng điều hòa nên để nhiệt độ khoảng 26ºC hoặc cao hơn. Không nên cắm bình nóng lạnh suốt ngày đêm, trước khi tắm 10 phút mới bật bình nóng lạnh để tiết kiệm điện, không nên tắm nước quá nóng, vừa không tốt cho sức khỏe, vừa tốn năng lượng.
Chúng ta cũng nên tiết kiệm nước, vì nước sạch là tài nguyên quý giá, ngày càng bị cạn kiệt. Tiết kiệm nước bằng cách cho nước vào chậu để rửa tay, rửa mặt; nước thải có thể đùng để đổ vào bồn cầu, nước thải không có các chất tẩy rửa có thể dùng để tưới cây. Chúng ta nên trữ nước mưa để tưới cây, như vậy vừa tiết kiệm nước, vừa tiết kiệm điện bơm nước góp phần giảm thiểu tác động của BĐKH.
Sử dụng các nguồn năng lượng sạch, các thiết bị tiết kiệm điện
Hiện nay rất nhiều gia đình đã sử dụng các nguồn năng lượng sạch, thay thế cho nguồn năng lượng truyền thống ví dụ như sử dụng máy nước nóng dùng năng lượng mặt trời, sử dụng bếp năng lượng mặt trời để đun nấu.
Có rất nhiều thiết bị tiết kiệm điện có dán nhãn sử dụng năng lượng hiệu quả hoặc tiết kiệm năng lượng như bóng đèn compact, T5, ti vi, tủ lạnh, điều hòa…. Chi phí ban đầu cho các thiết bị này có thể tốn kém, nhưng về lâu dài sẽ mang lại lợi ích kinh tế cao, vì không tốn nhiều tiền điện, lại góp phần giảm nhẹ tác động của BĐKH.
Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày
Khí nhà kính từ các ruộng lúa đóng góp 30% tổng lượng khí nhà kính mà nước ta phát thải ra (theo số liệu năm 2010), bởi vậy sử dụng nhiều lúa gạo cũng tác động đến BĐKH. Nên có chế độ ăn đa dạng, với các loại thức ăn ngoài gạo như ngô, khoai, sắn và nhiều rau. Khẩu phần ăn như vậy vừa đảm bảo sức khỏe, vừa góp phần giảm nhẹ tác động của BĐKH.
Tiết kiệm năng lượng trong giao thông giảm nhẹ BĐKH
Tăng cường đi bộ hoặc đi xe đạp vừa có lợi cho sức khỏe, vừa góp phần giảm nhẹ BĐKH. Nên tích cực sử dụng hệ thống giao thông công cộng, giảm sử dụng phương tiện giao thông các nhân. Hạn chế đi lại bằng các phương tiện xe gắn máy là góp phần hạn chế sử dụng xăng giúp giảm thiểu tác động của BĐKH. Khi xe dừng đèn đỏ quá 30 giây, hãy tắt máy, vì khi xe máy dừng, do nhiên liệu không được đốt triệt để, thải ra môi trường nhiều khí độc, khí nhà kính và gây lãng phí nhiên liệu.
Tiết kiệm giấy nhằm giảm nhẹ BĐKH
Khoảng một nửa sản lượng gỗ khai thác từ rừng được dùng trong công nghiệp chế tạo bột giấy. Hàng năm đất nước chúng ta sử dụng hàng triệu tấn gỗ để sản xuất giấy các loại. Chính vì vậy hãy tiết kiệm giấy, không nháp vào giấy trắng, khi in, photo hay viết vở hãy dùng cả hai mặt giấy. Hãy thu gom sách vở cũ, không dùng đến để tái chế giấy. Tiết kiệm giấy là hành động bảo vệ rừng, góp phần tăng diện tích lá phổi xanh của Trái Đất, giảm nhẹ tác động của BĐKH.
Tìm hiểu và tham gia tích cực các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu
Hãy tìm hiểu các thông tin về BĐKH, để hiểu hơn về bản chất của BĐKH. Tham gia các tích cực hoạt động vì BĐKH như:
Chiến dịch Giờ Trái Đất nhằm tiết kiệm điện năng và đánh thức sự chú ý của mọi người đối với bảo vệ môi trường.
Phong trào Hành trình xanh nhằm bảo vệ môi trường…
Tích cực tham gia tuyên truyền, thảo luận các vấn đề về biến đổi khí hậu cho người thân, cho cộng đồng, làm thay đổi hành vi, cách ứng xử của mọi người đối với BĐKH.
Hãy hành động ứng phó với BĐKH ngay từ hôm nay, nghĩa là đã tự cứu mình và đã góp phần cứu Trái Đất của chúng ta khỏi thảm họa BĐKH ngày mai!
Phần 2: GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC:
1. Nêu vai trò của GD Tiểu học đối với những thách thức về BĐKH ?
2. Nhiệm vụ của GD Tiểu học đối với những thách thức của BĐKH là gì ?
Thầy/cô hãy trao đổi theo cặp sau đó trả lời câu hỏi sau:
1. Mục tiêu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường Tiểu học là gì ?
2. Nêu các yêu cầu của giáo dục BĐKH trong trường Tiểu học ?
a. Mục tiêu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trương Tiểu học
1. Kiến thức:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu về khí
hậu, thời tiết, biểu hiện của BĐKH. Nguyên nhân và hậu quả của BĐKH
- Trang bị cho học sinh một số giải pháp cơ bản nhằm hạn chế
tác động của BĐKH cũng như để ứng phó và thích nghi với BĐKH.
2. Kĩ năng:
- Hình thành và rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản
để giảm nhẹ, thích ứng với BĐKH.
- Biết cách ứng phó với những rủi ro, thiên tai thường gặp trong cuộc sống.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh ý thức trong việc ứng phó với BĐKH (giảm nhẹ và thích ứng).
- Vận dụng các hiểu biết, kĩ năng thu được để tham gia các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH, tham gia các hoạt động nhằm ứng phó với BĐKH phù hợp với lứa tuổi
Một số yêu cầu của giáo dục ứng phó với Biến đổi khí hậu trong trường Tiểu học.
Quan điểm tiếp cận là lấy giáo dục nhận thức làm trung tâm
Thông qua việc tích hợp kiến thức về BĐKH qua nội dung môn học, ở trong và ngoài lớp học, ở trong và ngoài nhà trường để nâng cao nhận thức, phát triển thái độ, hành vi ứng xử, rèn luyện kỹ năng và hành động cụ thể ứng phó với BĐKH.
Giáo dục ứng phó với BĐKH là giáo dục tổng thể, nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức về môi trường, về BĐKH, về khoa học công nghệ và cách thức để học sinh ứng phó với BĐKH thông qua từng môn học như: Địa lý,Tự nhiên-Xã hội, Khoa học, Tiếng Việt, Đạo đức, Mĩ thuật, Thủ công, Kĩ thuật...
Nội dung của giáo dục ứng phó BĐKH phải đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống các khối kiến thức, kỹ năng và đảm bảo tính liên thông giữa các cấp học.
Ứng phó với BĐKH đòi hỏi có sự hợp tác.
Giáo dục ứng phó BĐKH là giáo dục về nhận thức, hành động để có thể tham gia giải quyết những rủi ro của BĐKH. Hiệu quả về nhận thức và hành động thực tiễn là thước đo chất lượng của nó
Giáo dục về BĐKH và ứng phó BĐKH là dạy cho học sinh biết cách ứng xử và hành động. Bởi vậy cần tận dụng các kĩ năng hợp tác.
III. Tích hợp giáo dục ứng phó với Biến đổi khí hậu trong trường Tiểu học
Thầy/ cô hãy đọc tài liệu và cho biết:
1. Quan niệm về giáo dục tích hợp là gì ?
2. Nêu các nguyên tắc và phương pháp giáo dục tích hợp ?
1. Quan niệm về giáo dục tích hợp
Tích hợp có nghĩa là "gộp lại, sáp nhập lại thành một tổng thể". Hiện nay tư tưởng tích hợp đã được vận dụng trong nhiều giải pháp công nghệ cũng như trong lĩnh vực kinh tế-xã hội , trong đó có giáo dục.
Phương thức tích hợp các môn học trong quá trình dạy học, hay dạy học tích hợp, đã được vận dụng tương đối phổ biến ở nhiều nước.
Dạy học tích hợp là một cách tiếp cận dạy học đòi hỏi người học phải vận dụng kiến thức và kĩ năng để giải quyết một tình huống phức hợp có vấn đề.
Dạy học tích hợp dựa trên cơ sở các mối liên hệ lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học.
Nguyên tắc giáo dục tích hợp
Nguyên tắc thống nhất tích hợp và phân hóa
Nguyên tắc người học làm trung tâm
Nguyên tắc đặc trưng văn hóa của giáo dục tích hợp
Văn hóa bên ngoài, đó là các chuẩn mực đạo đức, sinh hoạt và nhu cầu của người học;
Văn hóa bên trong, là đời sống tinh thần của con người và văn hóa xã hội là các quan hệ xã hội và văn hóa dân tộc.
Để đảm bảo hiệu quả việc tích hợp các nội dung ứng phó với BĐKH vào các môn học ở trường phổ thông, chúng ta cần xem xét và tuân theo các nguyên tắc dạy học tích hợp nêu trên.
3. Phương pháp giáo dục tích hợp
a. Các phương thức tích hợp:
Tích hợp toàn phần
Tích hợp bộ phận
Hình thức liên hệ
b. Các hình thức tổ chức dạy học tích hợp:
Hình thức thứ nhất: Thông qua các bài học bộ môn trên lớp ( MT- KH-TNXH- LS & ĐL)
Hình thức thứ hai: Tổ chức tham quan, ngoại khóa tích hợp nội dung môn học và giáo dục BĐKH
Một số nội dung GDBĐKH vào các môn học:
- Sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu
-Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
-Các khí nhà kính
-Nhiệt độ trung bình trái đất đang tăng lên (mực nước biển dâng, thiên tai, sự phân bố tài nguyên nước bị thay đổi…)
-Thay đổi thói quen trong các hoạt động hàng ngày nhằm kiểm soát lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính
-Thực hiện lối sống thân thiện với môi trường
-Sử dụng năng lượng tiết kiêm và hiệu quả ở trường, nhà, nơi công cộng
-Xanh hóa nơi ở, trường học
-Dạy bơi cho học sinh
-Sử dụng các phương tiện giao thông hợp lý (đi xe đạp, xe buýt, xe sử dụng nhiên liệu sạc
-Hạn chế sử dụng túi ni lông
Thầy/ cô hãy làm việc nhóm tìm địa chỉ tích hợp NDGDBĐKH vào các môn TNXH, KH, LS+ĐL, MT.
- Chọn bài, soạn giáo án và dạy minh họa (thầy cô trong nhóm làm học sinh, chỉ dạy từ phần bài mới cho tới hoạt động có nội dung tích hợp BĐKH là dừng lại)
- BĐKH đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra. Chúng ta sẽ tìm cách khắc phục chứ không thể né tránh được. Do đó chúng ta phải tìm cách để làm giảm nhẹ BĐKH và tìm cách làm thích ứng sự BĐKH
- Giáo dục việc lồng ghép BĐKH vào môn học để khơi gợi học sinh tham gia vào các hoạt động thiết thực: tắt đèn- tắt quạt ; trồng cây xanh; vui chơi; trang trí lớp học;
HĐNGLL,.
- Tài liệu, địa chỉ nội dung tích hợp chỉ là những gợi ý. Giáo viên phải lựa chọn kiến thức, bài lồng ghép sao cho nhẹ nhàng, hiệu quả, phù hợp đối tượng học sinh từng lớp. Không nhất thiết bài nào, môn nào cũng tích hợp, không làm thay đổi mục tiêu của bài học.
- Dạy lồng ghép BĐKH vào các môn học (Khoa học- TNXH; LS và ĐL, MT, HĐ NGLL).
- Tài liệu, địa chỉ nội dung tích hợp chỉ là những gợi ý. Giáo viên phải lựa chọn kiến thức, bài lồng ghép sao cho nhẹ nhàng, hiệu quả, phù hợp đối tượng học sinh từng lớp.
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Tự nhiên và Xã hội.
-Môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học nhằm giúp học sinh:Có một số kiến thức cơ bản ban đầu về: con người và sức khỏe; một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
-Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng: tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân; quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội
-Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi: có ý thức thực hiện các qui tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng; yêu thiên nhiên, gia đình, trường học và quê hương.
Tích hợp giáo dục BĐKH và ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Khoa học
Môn Khoa học ở tiểu học nhằm giúp HS:
- Có một số kiến thức cơ bản ban đầu về: sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng, sự sinh sản, sự lớn lên của cơ thể con người; cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm; sự trao đổi chất, sự sinh sản của động vật, thực vật; đặc điểm và ứng dụng của một số chất và nguồn năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
- Hình thnh v pht tri?n nh?ng thi d? v hnh vi: t? gic th?c hi?n cc qui t?cv? sinh an tồn cho b?n thn, gia dình v c?ng d?ng. Ham hi?u bi?t khoa h?c, cĩ th?c v?n d?ng nh?ng ki?n th?c d h?c vo d?i s?ng. Yu con ngu?i, thin nhin, d?t nu?c, yu ci d?p. Tích c?c tham gia b?o v? mơi tru?ng xung quanh.
- Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng: ứng xử thích hợp một số tình huống có liên quan đến sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Quan sát và làm một số thí nghiệm đơn giản, gần gũi với đời sống. Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, tìm thông tin để giải đáp…
KẾ HOẠCH BÀI DẠY (THAM KHẢO)
KHOA HỌC
Bài: Môi trường (…,MT,NL,BĐKH)
I/ Mục tiêu: ( đảm bảo 3 nội dung )
1. Kiến thức:
2. Kỹ năng:
3. Thái độ:
- Luu : N?i d?ng tích h?p BDKH thu?ng n?m trng vo thi d? / KT/ KN. Do dĩ chng ta d?a vo m?c tiu chu?n KT, sch gio vin v d?a ch? ti li?u BDKH m ghi cho ph h?p d?i tu?ng h?c sinh
Hoặc nội dụng tích hợp BĐKH có thể ghi dấu sau cuối của các nội dung tích hợp khác (tùy PGD, trường thống nhất)
Luu
*GDMT:
*GDKN sống:
*GDTKNL và HQ:
*GD BĐKH:
- Lưu ý: Nội dụng tích hợp BĐKH giáo viên tự nghiên cứu để tích hợp vào hoạt động nào cho phù hợp, nhẹ nhàng và hiệu quả là thành công (cần giáo dục thiết thực, không giáo dục suông).
II/ Phuong ti?n d?y h?c:
III/ Ti?n trình d?y h?c:
1. ?n d?nh
2. Bi cu:
3. Bi m?i
Ho?t d?ng 1:
Ho?t d?ng 2:
Ho?t d?ng 3: ....
- Lưu ý: Việc tích hợp BĐKH giáo viên có thể tích hợp vào phần củng cố cũng được (cần giáo dục thiết thực, không giáo dục suông) và bằng hệ thống câu hỏi phù hợp từng đối tượng học sinh. Tránh nói sa đà, khó hiểu và phải dựa vào tài liệu để giáo dục thật đơn giản, dễ hiểu cho đối tượng là Học sinh Tiểu học.
- Trong giáo án phải có hệ thống câu hỏi để giáo dục việc tích hợp BĐKH?
4. V?n d?ng:
Kính chúc quý thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và gặt hái nhiều thắng lợi trong năm học mới !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Quốc Phong
Dung lượng: 2,60MB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)