Bài giang ATGT

Chia sẻ bởi Nguyễnn Văn Hải | Ngày 03/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài giang ATGT thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:

1/ Sự cần thiết phải giáo dục ATGT:
* Nguyên nhân chủ yếu của tai nạn giao thông:
- Thiếu hiểu biết về Luật giao thông của con người.
- ý thức chấp hành Luật chưa nghiêm của người tham gia giao thông.
(Số vụ tai nạn giao thông do kỹ thuật phương tiện GT chỉ chiếm 1%; do kết cấu hạ tầng GT chỉ 1,8%)
Nội dung, hình thức và phương pháp
giáo dục ATGT ở trường Tiểu học
Đảng và Nhà nước có nhiều biện pháp:
- Ban bí thư TW đã có chỉ thị số 22 - CT/TW, ngày 24/02/2003: "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự GT"
- Chính phủ có NQ số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 về " một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông"
- Kiện toàn, củng cố Uỷ ban ATGT quốc gia.
- Bộ GD&ĐT có Chỉ thị số 52/2007/CT-BGDĐT ngày 31/8/2009 về "tăng cường công tác GD ATGT trong các cơ sở GD".
=> Thể hiện ý chí quyết tâm của cả Hệ thống chính trị về GD, ngăn chặn TNGT.
2/ Nội dung giáo dục ATGT trong trường Tiểu học:
2.1. Mục tiêu:
Kiến thức: - Giúp Học sinh có được những hiểu biết cơ bản về Luật GTĐB.
- Những quy định về giao thông đường sắt, đường thuỷ.
b) Thái độ: - Có ý thức chấp hành Luật GT
- Có thái độ không đồng tình với những hành vi vi phạm Luật GT.
c) Kỹ năng, hành vi:
- Bước đầu hình thành các kỹ năng tham gia GT (đi bộ, đi qua đường, ngồi trên xe đạp, xe máy, đi xe đạp, đi trên các phương tiện giao thông.)
- Giúp HS bước đầu có những kỹ năng biết phòng tránh tai nạn GT khi đi trên đường phố .
- Thực hiện đúng các quy định về ATGT; hình thành thói quen chấp hành Luật GT.
Tham gia tuyên truyền, cổ động về các quy định và thực hiện các quy định về TT ATGT.

2.2. Nội dung GD ATGT đối với HS Tiểu học:
(có 8 ND hay chủ đề):
- Đi bộ và qua đường an toàn trên đường phố, trục lộ giao thông.
- An toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy.
- Cách đi xe đạp an toàn trên đường phố(kỹ năng đi xe an toàn)
- Hiểu biết về các hiệu lệnh điều khiển và chỉ huy giao thông(điều khiển GT của cảnh sát giao thông, Đèn tín hiệu, biển báo, vạch kẻ đường.)
Các loại đường giao thông và phương tiện giao thông
Những điều kiện an toàn, chưa an toàn của đường phố.
Tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản gây tai nạn giao thôn, cách phòng tránh tai nạn giao thông.
Trách nhiệm của HS trong việc đảm bảo ATGT.
* Các ND trên được thể hiện trong 29 bài học. Mỗi lớp có mấy bài ?
Hệ thống các bài dạy ATGT trong trường Tiểu học theo khối lớp:
+ Lớp 1: Có 6 bài:
An toàn và nguy hiểm
Tìm hiểu đường phố.
Đèn tín hiệu giao thông.
-Đi bộ an toàn đến trường.
Đi bộ và qua đường an toàn.
- Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy.
Lớp 2: có 6 bài:
An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường
Tìm hiểu đường phố.
Hiệu lệnh của Cảnh Sát giao thông, biển báo hiệu giao thông.
- Đi bộ và qua đường an toàn
Phương tiện giao thông đường bộ
Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy.
Lớp 3: Có 6 bài
- Giao thông đường bộ.
- Giao thông đường sắt
- Biển báo hiệu giao thông đường bộ
- Kỹ năng đi bộ và qua đường an toàn
- Con đường an toàn đến trường
- An toàn khi đi ô tô , xe buýt.
Lớp 4: Có 6 bài
- Biển báo hiệu giao thông đường bộ
- Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn
- Đi xe đạp an toàn
- Lựa chọn đường đi an toàn
- Giao thông đường thuỷ và phương tiện GT đường thuỷ
- An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.

Lớp 5: Có 5 bài:
- Biển báo hiệu giao thông đường bộ
- Kỹ năng đi xe đạp an toàn
- Chọn đường đi an toàn, phòng tránh TNGT
- Nguyên nhân gây TNGT
- Em làm gì để thực hiện ATGT
3/ Hình thức và phương pháp GD ATGT ở trường Tiểu học:
3.1. Hình thức:
- Tổ chức dạy học theo chương trình, sách về GD ATGT trong giờ học chính khoá (gồm 29 bài)
- Tích hợp trong các môn học khác (với các mức độ: Liên hệ; toàn phần; bộ phận)

+ Mức độ liên hệ: Khi mục tiêu, ND của bài có điều kiện liên hệ một cách logic với ND GD ATGT.
+ Mức độ toàn phần: Khi mục tiêu, ND của bài học phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, ND của GD ATGT.
+ Mức độ bộ phận: Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, ND phù hợp với GD ATGT
- Đưa giáo dục ATGT trở thành một ND của HĐ GD NGLL: Lồng ghép các HĐ văn nghệ, CLB, SH tập thể trong nhà trường.
3.2. Một số PPDH thường được kết hợp sử dụng trong dạy học ATGT:
a) Phương pháp điều tra: GV tổ chức và HD HS tìm hiểu một vấn đề và sau đó dựa trên các thông tin thu thập được tiến hành phân tích, so sánh, khái quát để rút ra KL, nêu các giải pháp, kiến nghị.
b) Ph­¬ng ph¸p th¶o luËn: GV tæ chøc cho HS cïng nhau trao ®æi, nhËn xÐt, ph¸t hiÖn, bµy tá ý kiÕn vÒ mét ho¹t ®éng hay mét hµnh vi ®óng –sai.
c) PP ®ãng vai: Th«ng qua H§ s¾m vai, HS ®­îc thÓ hiÖn m×nh. TiÓu phÈm nÕu ®­îc biªn so¹n tèt sÏ gióp HS nhí l©u kiÕn thøc vÒ ATGT, n¾m ch¾c hµnh vi ®óng- sai khi tham gia GT.
d) PP trò chơi:
Thông qua HĐ trò chơi, HS sẽ tham gia học tập hứng thú và hiệu quả. Trò chơi càn nhẹ nhàng, phù hợp ND bài dạy và lứa tuổi.
e) PP thực hành:
Là PP không thể thiếu trong các bài dạy ATGT. Có bài thực hành tại lớp, có bài thực hành trên mô hình, thực hành trên sân trường. Các ND phải được hầu hết HS tham gia, mỗi phần thực hành cần có sự nhận xét của bạn và đánh giá của GV.
g) PP thi đố vui:
Là HĐ rất hào hứng đố với HS vì các em muốn thử sức mình và thi đua với bạn. Có thể thi đố đơn giản, ngắn gọn trong một bài học, có thể là đố chung cho cả khối hay cả trường nhằm giúp HS ghi nhớ bài học.
Ngoài những PP thường sử dụng ở trên, GV có thể sử dụng các PPDH khác như PP trực quan, PP kể chuyện v.v. để dạy học ATGT hiệu quả.
4/ Một số vấn đề lưu ý trong quá trình dạy học ATGT:
- Cần dành nhiều thời gian để HS thực hành (phần HD kiến thức mới chỉ nên từ 8-10 phút, phần thực hành từ 20-22 phút, phần củng cố, nhận xét đánh giá nên 4-5 phút)
- Trong quá trình DH, GV cần chú trọng GD HS những hiểu biết về an toàn và không an toàn khi tham gia giao thông là chính. Đồng thời cũng cần chú trọng rèn luyện những hành vi đúng, những kỹ năng an toàn khi tham gia GT, không nên quá đi sâu vào giảng giải, phân tích Luật GTĐB.

- Không nên thiết kế bài dạy ATGT theo một quy trình bài bản nặng tính hàn lâm mà cần ngắn gọn, nhẹ nhàng dưới dạng các hoạt động. ND về kiến thức, kỹ năng nên được lồng ghép với các trò chơi hỗ trợ nhằm tạo hứng thú cho HS trong học tập.
Xin chân thành cám ơn các đồng chí và các bạn đã theo dõi chuyên đề này! Chúc các đồng chí dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt !
Người thực hiện: Nguyễn Văn Hải
HT Trường Tiểu học Hồng Sơn-ĐL
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễnn Văn Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)