Bai giang

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thúy | Ngày 04/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: bai giang thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

1



Chăm sóc
tâm lý - xã hội
* Bốn trụ cột chăm sóc tâm lý – xã hội
2
Hiểu, nhận biết được dấu hiệu phát triển và biết cách đáp ứng các nhu cầu nhằm nuôi dưỡng sự
phát triển của trẻ.

- Người chăm sóc điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với mức độ phát triển của trẻ.
- Quan tâm đến mức độ chậm vận động và chậm phát triển của từng trẻ
3
2. Quan tâm, bày tỏ tình yêu thương và lôi cuốn sự tham gia của trẻ
- Cho con bú sữa mẹ
- Thường xuyên có những hoạt động tương tác tích cực với trẻ
- Duy trì thực hành truyền thống tốt : vai trò của người chồng, người cha,…
Người cha đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển tình cảm của trẻ.
4
3. Khuyến khích tính tự chủ, ham khám phá và hứng thú nhận thức của trẻ thơ
- Khuyến khích trẻ chơi, khám phá và trò chuyện
- Động viên trẻ sáng tạo những trò chơi mới, cùng tham gia trong các hoạt động thường ngày của người chăm sóc
5
4. Ngăn ngừa và bảo vệ trẻ khỏi những nguy hại, lạm dụng
- Luôn quan tâm, để mắt đến trẻ
- Thường xuyên khen ngợi và động viên trẻ
- Luôn làm gương cho trẻ trong cách cư xử
- Giúp trẻ hiểu được những trạng thái biểu cảm khác nhau
6






Vệ sinh cá nhân
Vệ sinh môi trường
7
Hỏi đáp
Theo anh chị muốn đảm bảo vệ sinh cá nhân trẻ thì cần trang bị cho trẻ những đồ dùng gì ? Và thực hiện như thế nào ?
8
Vệ sinh cá nhân cho trẻ
Trang bị đủ đồ dùng cá nhân cho trẻ : khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo, giày dép, mũ,…
Hàng ngày thực hiện rửa mặt, rửa tay, tắm rửa, thay quần áo cho trẻ. Thường xuyên nhắc trẻ giữ gìn sạch sẽ mặt mũi, tay chân, quần áo.
Giữ sạch và cắt móng tay, móng chân cho trẻ.
Vệ sinh đầu tóc
9
Thực hành vệ sinh cá nhân :
Rửa tay bằng xà phòng
Rửa mặt
Chải răng, súc miệng
Rửa chân, đi giày/ dép
Tắm gội, mặc quần áo
Đi vệ sinh đúng nơi quy định
10
Hỏi đáp
Theo anh chị qua việc thực hành vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ nhằm để làm gì ?
11
Vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ nhằm:
Phòng ngừa các bệnh: giun sán, chấy rận, đau mắt, mụn nhọt, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, ngộ độc thức ăn, suy dinh dưỡng,…
Giúp trẻ có thói quen, nề nếp thực hành vệ sinh cá nhân
Giúp trẻ yêu bản thân, tự tin, mạnh dạn
Trẻ phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần

GĐ phối hợp chặt chẽ cùng nhà trường giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ
12
Vệ sinh môi trường
Vệ sinh trường, lớp
- Phòng lớp học, đồ dùng, dụng cụ học tập, vui chơi ngăn nắp, sạch sẽ.
- Sân chơi đủ diện tích (>30% diện tích mặt bằng của trường), có đồ chơi, thiết bị vận động cho học sinh và cây bóng mát, được quét dọn sạch sẽ hàng ngày .
- Có khu vệ sinh dành riêng cho nam, nữ, giáo viên, học sinh; Có đủ nước sạch để dùng và có hệ thống vòi nước cho trẻ rửa tay.
- Rác được thu gom và xử lý, không vứt rác và hệ thống cấp thoát nước đảm bảo vệ sinh
13
Trường có đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn cho trẻ.
Không cho gia súc, gia cầm vào sân vườn trường, lớp học; đặc biệt không nuôi chó trong trường.
Giếng nước, bể nước có nắp đậy, có vòi nước.
14
Theo QĐ số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng CP v/v phê duyệt Đề án “Đưa nội dung BVMT vào hệ thống GDQD” và Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày 31/01/2005 của Bộ trưởng BGD&ĐT về tăng cường công tác GDBVMT
15
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường

GDMN : cung cấp cho trẻ em hiểu biết ban đầu về MT sống của bản thân nói riêng và con người nói chung, biết sống tích cực với MT nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ.
16

GDTH : trang bị những kiến thức cơ bản phù hợp với độ tuổi và tâm sinh lý của học sinh về yếu tố MT, vai trò của MT đối với con người và tác động của con người đối với MT; GD cho HS có ý thức trong việc bảo vệ MT; phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ MT

17
2. Vệ sinh hộ gia đình
- Sạch sẽ, gọn gàng
- Tránh xa chuồng gia súc
- Dùng nước sạch, thường xuyên khai thông hệ thống cống rãnh, phát quang bụi rậm
- Những đồ dùng, vật dụng nguy hiểm không để trong tầm tay của trẻ (dao, kéo, phích nước, thuốc trừ sâu,…)
18
Hỏi đáp
Theo anh chị thì gia đình có vai trò và trách nhiệm gì đối với sự phát triển của trẻ em ?
19
VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ THƠ
Vai trò to lớn của gia đình đối với sự phát triển của trẻ em
- GĐ là môi trường tình cảm đặc biệt, tác động hàng ngày đến trẻ.
- GĐ là nơi nuôi dưỡng trẻ, là trường học đầu tiên dạy trẻ nên người.
20
2,Trách nhiệm của gia đình với trẻ thơ
Luật của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 25/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định :
21
Điều 24 :
Cha mẹ, người giám hộ là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em;
Cha mẹ, người giám hộ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình phải gương mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi theo; có trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm chăm lo chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng lứa tuổi
22
23
24
CÁC CHỦ ĐỀ VÀ THÔNG ĐIỆP CHĂM SÓC LỒNG GHÉP VÌ SỰ PTTDTT
Chủ đề 1: giai đoạn quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ
ND : Thời kỳ quan trọng nhất đối với sự phát triển não bộ, thể chất, xã hội và tình cảm của trẻ là từ khi thai nghén đến khi 8 tuổi.
Thông điệp:
Sự phát triển thể chất và tinh thần đầy đủ bắt đầu từ trong bụng mẹ.
25
2. Trẻ sẵn sàng và háo hức được học hỏi ngay từ khi mới ra đời. Trẻ sinh ra với các khả năng cơ bản là thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác. Trẻ giao tiếp và có phong cách, tính khí, mối quan tâm và khả năng tiếp thu riêng của mình.
3. Những vấn đề về sức khoẻ tinh thần, căng thẳng trong gia đình hoặc bạo lực, lạm dụng về thể chất ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ và những chức năng khác của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những trẻ bị căng thẳng quá mức hoặc thường xuyên trong những năm đầu đời sẽ có nguy cơ gặp khó khăn về tình cảm và học tập mà vấn đề này có thể kéo dài suốt cuộc đời.
26
Chủ đề 2: Tầm quan trọng của các quan hệ yêu thương và nuôi dưỡng
ND: Sự phát triển về mặt cảm, xã hội và học tập tình cảm, xã hội và đạo đức cũng như khả năng nhận thức và thể chất của trẻ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi mối quan hệ lúc còn nhỏ với cha mẹ và người chăm sóc trẻ.
Thông điệp:
1. Phát triển trẻ thơ khoẻ mạnh phụ thuộc vào tình cảm, sự nuôi dưỡng và mối quan hệ phụ thuộc với những người quan trọng trong đời của trẻ. Những trẻ được nuôi dưỡng và yêu thương sẽ tự tin, yên tâm hơn về mặt tình cảm và xã hội.
27
2. Những đứa trẻ có bố hoặc người thân là nam giới tham gia vào nuôi dưỡng và chăm sóc thường khoẻ mạnh hơn, yên tâm hơn về tình cảm và xã hội.
3. Giao tiếp hàng ngày với người chăm sóc trẻ là cơ hội thúc đẩy sự phát triển về xã hội, tình cảm, nhận thức và đạo đức của trẻ nhỏ
28
Chủ đề 3: Sự bình đẳng, hoà nhập của tất cả mọi đứa trẻ
ND: Mọi trẻ em, gái cũng như trai, tàn tật hay lành lặn, từ khắp mọi miền tổ quốc đều có quyền được nuôi dưỡng trong một môi trường lành mạnh, an toàn và cso tình thương yêu.
Thông điệp:
1. Cả trẻ em gái và trẻ em trai sinh ra đều có khả năng phát triển ngôn ngữ, âm nhạc, nghệ thuật, thể thao và khoa học như nhau. Sự phát triển toàn diện của trẻ phụ thuộc vào cơ hội và những kỹ năng trẻ thu nhận được trong tất cả các lĩnh vực này.
29
2. Mọi trẻ em đều có thẻ học và là nguồn vui trong gia đình. trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị khuyết tật có quyền bình đẳng và được quan tâm trong mọi khía cạnh của đời sống gia đình và cộng đồng.
3. Mọi trẻ em cần phải được khuyến khích và có cơ hội phát triển. Trẻ em thuôch các nhóm dân tộc thiểu số, những trẻ cần sự bảo vệ đặc biệt và trẻ thuộc các thành phần kinh tế, xã hội khác nhau đều phải được kể đến khi xây dựng chương trình hỗ trợ cho trẻ.
30
Chủ đề 4: Trẻ nhỏ học tập và phát triển tốt nhất thông qua vui chơi và khám phá trong một môi trường an toàn và sạch sẽ.
ND : Trẻ em học và phát triển tốt nhất nếu được ở trong môi trường lấy trẻ làm trung tâm, môi trường thích hợp cho việc học tập dựa trên cơ sở học mà chơi và trên cơ sở để trẻ phát triển.
Thông điệp:
1. Sự tự tin của trẻ ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực hoạt động của chúng. Điều quan trọng là phải xây dựng được lòng tự trọng cũng như sự tự tin cho mỗi đứa trẻ.
31
2. Trẻ học tốt nhất thông qua vui chơi. Sức ép buộc trẻ phải đạt thành quả cao trong học tập quá sớm sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới khả năng và lòng ham học của trẻ. sự thúc ép không làm cho trẻ học nhanh hơn hoặc tốt hơn.
3. Một môi trường xã hội và thể chất sạch sẽ, an toàn sẽ khuyến khích sự khám phá, tò mò và phát triển năng lực của trẻ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)