Bai giang

Chia sẻ bởi Đỗ Nga | Ngày 17/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: bai giang thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

Họ và tên:.....................................
Lớp:................................
Ôn tập vật lý
Lý thuyết
Sự nhiễm điện do cọ xát:
Có thể nhiễm điện cho vật bằng cách nào? Một vật sau khi nhiễm điện có những khả năng nào?
Hai loại điện tích
Có hai loại điện tích, đó là các loại điện tích nào?
Khi đưa hai vật nhiễm điện cùng loại, khác loại lại gần nhau thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
Khi cọ xát hai vật vào nhau thì hai vật đó sẽ nhiễm điện như thế nào?
Khi nào thì vật nhiễm điện dương, nhiễm điện âm?
Dòng điện, nguồn điện:
Dòng điện là gì?
Để duy trì dòng điện người ta thường sử dụng dụng cụ gì? Nêu cấu tạo của dụng cụ đó.
Chất dẫn điện, chất cách điện:
Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Nêu ví dụ?
Hãy nêu một hiện tượng chứng minh không khí ở điều kiện thường là chất cách điện. Nêu hiện tượng cho thấy trong trường hợp đặc biệt thì không khí cũng dẫn điện.
Electron tự do là gì? Thế nào là dòng điện trong kim loại ? Tại sao kim loại thường dẫn điện tốt còn sứ thuỷ tinh thì không?
Bài tập:
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Vật nào dưới đây có dấu hiệu bị nhiễm điện?
Nam châm bị cọ xát hút vụn sắt.
Thuỷ tinh bị cọ xát hút vụn giấy.
Thanh sắt bị cọ xát hút nam châm.
Mặt đất bị cọ xát hút hòn đá.
Ta nhận biết được một vật nhiễm điện dượng vì vật đó có khả năng:
Hút được cực dương của nguồn điện.
Hút cực bắc của kim nam châm.
Đẩy thanh thuỷ tinh bị cọ xát vào lụa. D. Đẩy thanh nhựa sẫm màu cọ xát vào mảnh vài khô.
Một vật trung hoà về điện sau khi cọ xát nhiễm điện âm vì:
Vật đó mất bớt điện tích dương.
Vật đó mất bớt electron.
Vật đó nhận thêm electron.
Vật đó nhận thêm điện tích dương.
Cọ xát đầu của hai thước nhựa vào nhau, sau đó đưa hai đầu thước đã bị cọ xát lại gần nhau thì chúng sẽ:
A. Hút nhau. B. Đẩy nhau. C. Không hút, không đẩy nhau. D. Vừa hút vừa đẩy nhau.
e) Muốn có dòng điện chạy qua một dây dẫn ta phải làm như sau:
A. Nối một đầu của dây với cực dương của nguồn điện.
B. Nối hai đầu dây dẫn với cực âm của nguồn điện.
C. Nối hai đầu dây dẫn với hai điểm cách nhau trên cực dương của nguồn điện.
D. Nối hai đầu dây với hai cực của nguồn điện.
f) Khi nối hai cực của một pin bằng một dây dẫn kim loại thì trong dây dẫn có:
A. Các điện tích dương chuyển dời từ cực dương sang cực âm.
B. Các điện tích dương chuyển dời từ cực âm sang cực dương.
C. Các electron chuyển dời từ cực dương sang cực âm.
D. Các electron chuyển dời từ cực âm sang cực dương.
g) Khi nối hai cực của ăcquy bằng một dây nhựa thì không có dòng điện chạy qua dây vì:
A. Trong dây nhựa không có điện tích dương tự do.
B. Trong dây nhựa không có electron tự do.
C. Dây nhựa luôn trung hoà về điện.
D. Trong dây nhựa không có loại điện tích nào cả.
2. Lấy một vật đã nhiễm điện âm đưa lại gần một quả cầu treo trên một sợi tơ mảnh. Hãy cho biết quả cầu có nhiễm điện không và nhiễm điện loại gì nếu:
a) Quả cầu bị hút lại gần vật nhiễm điện;
b) Quả cầu bị đẩy ra xa vật nhiễm điện đó;
3. Khi cầu chì trong gia đình bị đứt,một số người đã dùng dây đồng, dây kẽm để thay cho dây chì. Làm như vậy có đúng không? Tại sao?
4. Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn điện, bóng đèn sẽ phát sáng đồng thời nóng lên. Như vậy có hai tác dụng của dòng điện cùng phát huy một lúc.Hỏi trong hai tác dụng trên, tác dụng nào là quan trọng hơn? Vì sao?

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Nga
Dung lượng: 38,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)